địa phương
Tác giả đề xuất cơ quan Nhà nước nên cho tính điểm hấp dẫn tổng thể của địa phương về du lịch trong thu hút nhà đầu tư với cách tính điểm theo 5 bước như sau:
1. Tiến hành khảo sát các nhà đầu tư của từng tỉnh thành trong cả nước
Việc khảo sát này để xem mức độ đánh giá của họ về các nhân tố hấp dẫn có làm hài lòng nhà đầu tư du lịch tại địa phương với thang điểm từ 1 đến 10. Bảng khảo sát chính là kết quả công trình nghiên cứu của tác giả đã đề cập ở trên.
Thang đo điểm đánh giá từ 1 đến 10 (Trong đó 1: là rất kém; 5 là trung bình; 10 là rất tốt). Ghi chú: Nhà đầu tư vui lòng tích vào ô có số điểm tương ứng mà nhà đầu
tư cảm nhận nó là đúng với thực tế hiện tại doanh nghiệp đã đầu tư tại địa phương.
Bảng 5.1: Biến số và chỉ báo đo lường tính hấp dẫn điểm đến thu hút nhà đầu tư Biến số và chỉ báo (items) Điểm số
1. Lợi thế tài nguyên du lịch tự nhiên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1. Vùng đất có hệ thống bờ biển và nhiều hòn đảo đẹp có tiềm năng phát triển du lịch biển đảo. TN2. Hệ sinh thái rừng và động vật đa dạng có tiềm năng phát triển du lịch
TN3. Vùng đất có khí hậu trong lành và mát mẻ thích hợp cho phát triển du lịch.
TN4. Di tích lịch sử, bảo tàng, tượng đài ấn tượng có khả năng thu hút và phát triển du lịch TN5. Các sự kiện văn hóa và lễ hội hấp dẫn, độc đáo thu hút nhiều du khách
TN6. Hoạt động giải trí về đêm hấp dẫn thu hút nhiều du khách (cuộc sống về đêm, nhà hàng, sòng bạc, chợ đêm...)
2. Thị trường du lịch tiềm năng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Biến số và chỉ báo (items) Điểm số
có quy mô lớn
KT2. Khu vực đó có thống kê lợi nhuận về du lịch cao
KT3. Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch cao KT4. Tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu dễ dàng.
KT5. Sự chào đón của địa phương đối với khách du lịch và nhà đầu tư
KT6. Mức độ cạnh tranh ở địa phương đó thấp và bình đẳng
3. Cơ sở hạ tầng du lịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
HT1. Hệ thống giao thông (cầu, bến, bãi, phương tiện ...) của địa phương đó thuận lợi cho phát triển du lịch
HT2. Hệ thống giao thông kết nối địa phương đó với các khu vực khác thuận tiện cho phát triển du lịch (đường thủy, hàng không, đường sắt...) HT3. Thiết bị công cộng địa phương đó tốt (điện, nước, y tế, vệ sinh, dịch vụ công cộng, ATM...) HT4. Có nhiều ngân hàng tại địa phương cung cấp đầy đủ phương thức giao dịch và thanh toán quốc tế
HT5. Địa phương có sẵn mặt bằng, đất đai và luôn tạo điều kiện giao đất cho doanh nghiệp thuê lâu dài.
4. Môi trường đầu tư du lịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
MT1. Chính quyền, tòa án địa phương giải quyết tranh chấp và xử lý khiếu nại nhanh chóng và công bằng.
Biến số và chỉ báo (items) Điểm số
linh hoạt trong các hoạt động pháp lý, thủ tục hành chính... nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh
MT3. Các dịch vụ hỗ trợ của chính quyền tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch (tư vấn pháp luật, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ công nghệ, an ninh...)
MT4. Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin về đầu tư, đất đai, chính sách, dịch vụ... tại địa phương đó rất dễ dàng.
MT5. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhà nước ngắn ngày (thủ tục hành chính, thanh kiểm tra...)
MT6. Chi phí không chính thức ở khu vực này thấp
5. Lợi thế chi phí 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
CP1. Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ
CP2. Địa phương có nhiều ưu đãi về ngân sách (thuế thu nhập, VAT, giải phóng mặt bằng…) CP3. Địa phương có ưu đãi tiền thuê đất đai và mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp là tốt hơn so với địa phương khác.
CP4. Chất lượng lao động địa phương được đào tạo tốt đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
2. Tính điểm trung bình cho biến quan sát và nhân tố
Với kết quả khảo sát trên, cơ quan quản lý nhà nước nên tính điểm trung bình của từng biến đo lường cho nhân tố, sau đó là tính điểm trung bình cho nhân tố.
Tính điểm trung bình nhân tố
Hay
3. Tính điểm hấp dẫn tổng thể theo cảm nhận của nhà đầu tư du lịch
Mô hình nghiên cứu chỉ ra 5 nhóm có tác động đến tính hấp dẫn tổng thể của điểm đến với mức tác động từ cao đến thấp lần lượt là: (1) thị trường du lịch tiềm năng; (2) lợi thế tài nguyên du lịch; (3) lợi thế cơ sở hạ tầng; (4) lợi thế chi phí; (5) môi trường đầu tư.
Như vậy tỷ trọng trung bình trong 5 nhóm nhân tố sẽ là 0,2 hay 20%; lần lượt tỷ trọng cao sẽ là 25% - 30%; tỷ trọng thấp sẽ là 5-10%. Dựa vào kết quả SEM ở trên ta lần lượt xác định tỉ trọng nhóm (1) thị trường du lịch tiềm năng; (2) lợi thế tài nguyên du lịch, sẽ có mức tỷ trọng cao là 30%; (3) lợi thế cơ sở hạ tầng, sẽ có mức tỷ trọng trung bình là 20%; 2 nhóm còn lại có mức tỷ trọng thấp là 10%.
Điểm hấp dẫn tổng thể là
Minh họa:
Bảng 5.2: Minh họa cho việc tính điểm hấp dẫn tổng thể tại 1 tỉnh Nhân tố đo lường Tỷ trọng Điểm trung bình
1. Thị trường du lịch tiềm năng 0,3 7,9
2. Lợi thế chi phí 0,3 6,5
3. Lợi thế tài nguyên du lịch 0,2 8,3
4. Cơ sở hạ tầng du lịch 0,1 7,1
5. Môi trường đầu tư 0,1 8
Điểm hấp dẫn tổng thể 7,49
Điểm hấp dẫn tổng thể có thể quy đổi sang thang điểm 1000 sẽ là 749 điểm.
4. Tính điểm hấp dẫn theo lượng vốn đầu tư du lịch thực tế
Hệ số điều chỉnh ở đây chính là lượng vốn đầu tư vào du lịch của mỗi tỉnh do cơ quan nhà nước công bố.
Minh họa 2:
Bảng 5.3: Minh họa tính điểm hấp dẫn theo lượng vốn đầu tư thực tế Tỉnh thành Lượng vốn đầu tư vào du lịch năm 2019 Điểm lượng vốn
1. Hà Nội 7500 tỷ đồng (max) 1000 2. Hải Phòng 6400 744,186 3. Lào Cai 7200 930,2326 4. Quảng Ninh 7300 953,4884 . …… ……. 63. Cà Mau 3200 (min) 0 Tổng 300.000 tỷ đồng
Nguồn: Số liệu giả định để minh họa
Max – Min = 7500 – 3200 = 4300
5. Tính điểm hấp dẫn tổng thể đã điều chỉnh
Điểm hấp dẫn tổng thể đã điều chỉnh
Minh họa cho điểm tổng thể đã điều chỉnh cho Hải Phòng với 749 = 749 * 0,5 + 744,186 * 0,5 = 746,593 điểm
Minh họa cho điểm tổng thể đã điều chỉnh cho Cà Mau với 749 = 749 * 0,5 + 0 * 0,5 = 374,5 điểm
5.2.2 Hàm ý 2: Tạo ra thị trường du lịch tiềm năng
Để tạo ra một thị trường du lịch tiềm năng theo như khảo sát nó là yếu tố mạnh nhất thu hút các nhà đầu tư du lịch. Vậy để tạo ra một thị trường du lịch tiềm năng về
mặt chính quyền phải tạo ra được một điểm đến thu hút du khách, hay nói cách khác là chính quyền địa phương phải phát huy tài nguyên du lịch của địa phương mình.
Trước tiên, mỗi tỉnh thành phải quy hoạch được lộ trình và các tài nguyên du lịch
cần phải đầu tư phát triển. Mỗi tỉnh thành có một lợi thế riêng, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ này có lợi thế về biển đảo, vậy mỗi tỉnh phải quy hoạch không gian bãi biển dài và đẹp cho du khách, quy hoạch công viên, các điểm nhấn để thu hút khách. Cần quy hoạch các hòn đảo đẹp cần thu hút đầu tư. Ngoài ra, phải bắt buộc điều kiện ràng buộc về quy mô đầu tư để tránh trường hợp nhà đầu tư lợi dụng kinh doanh bất động sản và lợi dụng đầu tư qua loa để khai thác nhất thời làm phá hủy cảnh quan và quy hoạch chung của tỉnh.
Hai là, mỗi tỉnh cần dựa trên lợi thế của mình về văn hóa hay về biển đảo mà có
chính sách tập trung phát triển thế mạnh của mình. Chẳng hạn, Hội An có thế mạnh về văn hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Phú yên, Ninh Thuận, Bình Thuận có thế mạnh về biển đảo. Mỗi tỉnh cần phát triển một loại hình dịch vụ có sự đặc trưng và nổi bật nhất so với các tỉnh còn lại. Ví như Đà Nẵng tổ chức lễ hội Khinh khí cầu lớn nhất cả nước, lễ hội pháo hoa, lễ hội diều; Nha Trang tổ chức Festival biển. Mỗi tỉnh phải tổ chức một chương trình độc đáo, khác biệt, trở thành thương hiệu của địa phương mình mỗi khi du khách nhắc đến. Có thể gợi ý cho các tỉnh chọn 1 sự kiện hay một lễ hội đặc trưng gắn liền với lợi thế của mình như phát triển lễ hội dù lượn lớn nhất nước, có thể tổ chức lễ hội trượt cát lớn nhất nước, lễ hội đua thuyền buồm, trò chơi trên nước lớn nhất nước…
Ba là, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ theo quy hoạch du lịch tổng thể để tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và tạo thuận lợi cho du khách. Nhất định phải phát triển sân bay quốc tế để thu hút nguồn khách thị trường quốc tế mục tiêu của đia phương.