Động cơ tìm kiếm tài nguyên

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 37 - 39)

a. Khái niệm

Theo Schiffman và Kanuk (2005) cho rằng: “động cơ là lực thúc đẩy buộc một cá nhân hành động”. Romando (2007)“động cơ là một lực đẩy bên trong thúc đẩy và điều khiển hành vi con người”.

Dunning và Lundan (2008) cho rằng “động cơ tìm kiếm tài nguyên là động cơ thôi thúc các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để có được các nguồn lực cụ thể và đặc biệt, hoặc với chất lượng cao hơn để đạt được chi phí thực tế thấp hơn nước họ”.

Điều này làm cho doanh nghiệp đầu tư có lợi nhuận cao hơn và cạnh tranh hơn trong thị trường mà nó phục vụ hoặc dự định phục vụ.

b. Các thành phần của động cơ tìm kiếm tài nguyên

Dunning và Lundan (2008) cho rằng có 3 loại tìm kiếm tài nguyên trong lĩnh vực đầu tư du lịch đó là:

Một là, tìm kiếm tài nguyên vật lý: như khoáng sản, kim loại, dầu, than và khí

đốt, kim cương, cao su, thuốc lá, đường, cà phê, thủy hải sản… được phục vụ như nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp.

Hai là, tìm kiếm tài nguyên là nguồn cung lao động: thông thường họ tìm kiếm

những lao động có chi phí thấp; hoặc những lao động có chuyên môn trình độ cao khó đào tạo…

Ba là, tìm kiếm tài nguyên du lịch có khả năng phát triển đầu tư, thu hút khách

cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, di sản văn hóa, các sự kiện và lễ hội ấn tượng…

Trong ba loại tìm kiếm tài nguyên trên, thì loại thứ nhất và thứ hai thông thường được xem xét trong động cơ tìm kiếm sự hiệu quả bao gồm lợi thế về chi phí. Do vậy, trong nghiên cứu về lĩnh vực đầu tư du lịch, loại thứ ba thông thường được xem xét trong động cơ tìm kiếm tài nguyên du lịch. Như vậy, trong lĩnh vực du lịch thông thường ở nhóm động cơ tìm kiếm tài nguyên được các nhà nghiên cứu đưa vào xem xét là loại tìm kiếm thứ ba. Điều này thể hiện cụ thể hơn trong cách phân loại tài nguyên du lịch như sau:

Theo Pirozhnik (2017) thì cho rằng: “Tài nguyên du lịch là tổng thệ tự nhiên, văn

hoá và lịch sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát trển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật cho phép”.

Theo quan điểm của Pirojnik (2017) thì ông cho rằng tài nguyên du lịch ngoài tài nguyên vật lý, tài nguyên lao động đóng vai trò là yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có tài nguyên tự nhiên (cảnh quan thiên nhiên, động thực vật) và tài nguyên văn hóa, lịch sử có khả năng phục vụ phát triển du lịch. Quan điểm này cũng giống với quan điểm của Dunning và Lundan (2008).

Luật du lịch (2017) đưa ra định nghĩa: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên

nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch”. Tài nguyên du lịch bao

gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.

“Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch”.

“Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch”.

Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nhân tố tài nguyên du lịch được tác giả tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 2.3: Tổng hợp động cơ tìm kiếm tài nguyên du lịch của nhà đầu tư

Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

Papatheodorou (2001); Polyzos

TNTN1 “Vùng đất có hệ thống bờ biển và nhiều hòn

đảo đẹp có tiềm năng phát triển DL”

TNTN2 “Hệ sinh thái rừng độc đáo và động vật đadạng có tiềm năng phát triển DL” TNVH1 “Di tích lịch sử, bảo tàng, tượng đài ấn tượngcó khả năng thu hút và phát triển DL” TNVH2 “Các sự kiện văn hóa và lễ hội hấp dẫn nhiềudu khách, có cơ hội đầu tư phát triển DL”

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây

và Arabatzis (2006); Polyzos và Minetos (2011).

Polyzos (2002); Aykut et al. (2004); Snyman và Saayman (2009).

Komilis (1986); Kavadias (1992); Polyzos và Minetos (2011).

Yang và Fik (2011); Zhang và cộng sự (2012); Puciato (2016). Nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chỉ ra có 2 nhóm tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố ảnh hưởng: (1) vùng đất có bờ biển và đảo đẹp; (2) hệ sinh thái rừng và động vật độc đáo; (3) vùng đất có khí hậu trong lành, mát mẻ. Tài nguyên du lịch văn hóa gồm các yếu tố ảnh hưởng: (1) các di sản sản văn hóa; (2) các sự kiện nổi bật. Như vậy, về cơ bản các yếu tố tài nguyên du lịch đã được các nghiên cứu trước đây đề cập tương đối đầy đủ về yếu tố tự nhiên và văn hóa.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w