Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 138)

Luận án của tác giả có thể khái quát lại toàn bộ kết quả nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định lượng chính thức như sau:

1. Về cơ sở lý thuyết tác giả dựa trên 3 lý thuyết chính trong bài nghiên cứu gồm: (1) lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế, (2) lý thuyết động cơ đầu tư. Hai lý thuyết chính

này là cơ sở để nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư. Lý thuyết thứ (3): lý thuyết dự định hành vi, giúp giải thích mối quan hệ giữa thái độ của nhà đầu tư về tính hấp dẫn của điểm đến, tác động đến ý định đầu tư. Trong đó, lý thuyết giải thích về tính hấp dẫn của điểm đến theo khía cạnh lợi thế chi phí – lợi nhuận thì phải kể đến “lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế”. Lý thuyết này chỉ ra địa điểm mà nhà đầu tư muốn xây dựng cơ sở kinh doanh là nơi có sự chênh lệch giữa chi phí và doanh thu lớn, hay nói cách khác là mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Nghiên cứu thực nghiệm về lý thuyết này chỉ ra 3 nguyên lý lựa chọn điểm đến đầu tư:

Nguyên lý lựa chọn thứ nhất chỉ ra rằng nhà đầu tư tập trung vào lợi thế của điểm đến, tập trung vào các nhân tố tại điểm đến có sức thu hút đối với nhà đầu tư như: quy

mô thị trường và môi trường đầu tư là quan trọng (Stobaugh, 1969; Scaperlanda và Mauer, 1969; Schollhammer, 1972); tăng trưởng thị trường là quan trọng (Caves và Reuber, 1971); ưu đãi đầu tư là quan trọng (McAleese, 1972; Falise và Lepas, 1970); mối đe dọa của các công ty cạnh tranh là quan trọng (Vernon, 1971); luật chống độc quyền ở nước đầu tư là quan trọng (Balassa, 1967; Kreinin, 1967); môi trường kinh doanh là quan trọng (Krause, 1972). Các nhân tố này được Stobaugh (1969) nhóm lại và chỉ ra các biến đo lường chủ yếu cho từng nhân tố và sau này được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận và sử dụng mà tiêu biểu là Dunning (1973, 2002).

Nguyên lý lựa chọn thứ hai chỉ ra rằng nhà đầu tư lựa chọn điểm đến đầu tư theo cụm ngành chuyên môn hóa hay còn gọi là khu công nghiệp, khu khách sạn, khu tham quan giải trí (Hufbauer, 1966; Branson, 1970; Harman, 1971; Wortzel, 1973; Stobaugh, 1975). Nguyên lý lựa chọn thứ hai này có thể được giải thích bởi “lý thuyết

hiệu ứng kết tụ” do Becattini (1979) đề xuất, giải thích được nguyên nhân của sự lựa

chọn này là dựa trên 3 lý do Một là, khai thác các nguồn tài nguyên và cơ sở hạ tầng chung được phát triển trong khu vực địa lý được đề cập, cũng như khả năng tiếp cận lớn hơn đối với các nhà cung cấp và nhà phân phối trong nước; Hai là, tạo ra một thị trường lao động rộng lớn với lực lượng lao động chuyên môn và hiệu quả; Ba là,

chuyển giao tri thức giữa những người quản lý nằm trong lãnh thổ (sự lan tràn kiến thức), vì chúng tạo thành một phần của mạng lưới địa phương và thuộc cùng một môi trường văn hoá.

Nguyên lý lựa chọn thứ ba là nhà đầu tư quan tâm đến các vị trí đầu tư sao cho phát huy được lợi thế sở hữu đặc biệt của doanh nghiệp, từ đó phát huy năng lực cạnh tranh quốc tế cho doanh nghiệp (Hirsch, 1967; Clark và cộng sự, 1969; Dunning, 1972). Nguyên lý thứ ba này có thể được giải thích bởi lý thuyết lợi thể sở hữu đặc biệt hoặc độc quyền từ Hymer (1976). Lợi thế sở hữu đặc biệt này chúng có thể là quy mô sản xuất, lợi thế về kiến thức, mạng lưới phân phối, lợi thế về công nghệ… Những lợi thế này giúp các công ty tăng cường lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí, tăng doanh thu.

Như vậy về cơ bản, lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế là lý thuyết nền tảng. Dựa trên lý thuyết này và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, lý thuyết động cơ đầu tư (Dunning, 1988) đã chỉ rõ khiếm khuyết của lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế. Sự khiếm khuyết này là thiếu phân nhóm động cơ đầu tư cho nên các nhân tố đo lường có sự không thống nhất. Dựa trên lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế chỉ ra rất nhiều nhân tố có tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư, lý thuyết động cơ đầu tư giúp bổ trợ, hoàn thiện để phân nhóm các nhân tố này theo động cơ đầu tư. Kết quả nghiên cứu cơ sở lý thuyết chỉ ra nhóm nhân tố có sức hấp dẫn tại điểm đến thu hút nhà đầu tư đó là: lợi thế tài

nguyên du lịch (động cơ tìm kiếm tài nguyên), thị trường du lịch tiềm năng (động cơ tìm kiếm thị trường), lợi thế chi phí (động cơ tìm kiếm hiệu quả), lợi thế hạ tầng du lịch (cơ sở hạ tầng thể chế), môi trường đầu tư -PCI (hiệu quả điều hành hoạt động của chính quyền địa phương – thể chế).

2. Về mô hình nghiên cứu, sau khi nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố hấp dẫn tại điểm đến thu hút các nhà đầu tư du lịch, thì tác giả phát hiện ra rằng hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều chỉ ra các nhân tố chính đó là: tìm năng thị trường, lợi thế tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, lợi thế chi phí, chính sách pháp lý của chính phủ, các ưu đãi địa phương. Các nhân tố này có thể nhóm theo 5 nhân tố ảnh hưởng chính như phần đề xuất từ cơ sở lý thuyết. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm này hầu hết chưa đề cập nhiều và chưa đầy đủ về nhân tố lợi thế tài nguyên du lịch như thiếu đề xuất về điểm đến có khí hậu mát mẻ trong lành thu hút khách, điểm đến có nhiều có nhiều hoạt động giải trí ban ngày và ban đêm thu hút khách…. Ngoài ra, nhân tố môi trường đầu tư chưa được đề cập đầy đủ trong các nghiên cứu thực nghiệm như: chính quyền địa phương giải quyết khiếu nại, tranh chấp nhanh chóng và công bằng; chính quyền năng động và linh hoạt trong hoạt động pháp lý và hành chính nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp; các dịch vụ hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Đồng thời, các nhân tố môi trường đầu tư này chưa được nhóm chung thống nhất giữa các nghiên cứu thực nghiệm. Chính vì vậy, tác giả đề xuất nhóm chung thành 1 nhóm nhân tố “Môi trường đầu tư” xuất phát từ chỉ số PCI – đánh giá hiệu quả điều hành và thực thi thể chế của chính quyền địa phương. Hơn nữa, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây chỉ dừng lại ở việc xác định các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến, chưa chỉ ra mối quan hệ giữa thái độ của nhà đầu tư về tính hấp dẫn của điểm đến tác động đến ý định đầu tư. Từ đây, nhận thức rõ được vấn đề này, nghiên cứu của tác giả đi sâu hơn và chỉ rõ mối quan hệ này trong mô hình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.

3. Về thiết kế nghiên cứu gồm có 2 bước nghiên cứu chính:

Một là, nghiên cứu sơ bộ gồm: nghiên cứu định tính (nghiên cứu khám phá,

phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, khảo sát thử nghiệm); nghiên cứu định lượng sơ bộ với 162 quan sát, tác giả tiến hành phân tích cronbach’s alpha và phân tích EFA kết quả biến MT10, KT6 và CP4 bị loại. Biến MT1 chuyển sang đo lường cho nhân tố cơ sở hạ tầng, biến MT8 chuyển sang đo lường cho nhân tố thị trường du lịch tiềm năng, biến MT9 chuyển sang đo lường cho nhân tố lợi thế chi phí. Kết quả nghiên cứu sơ bộ được tác giả thảo luận với các chuyên gia 1 lần nữa để khẳng định kết quả nghiên cứu.

Và các chuyên gia khẳng định là các biến chuyển sang đo lường các nhân tố là phù hợp với ý nghĩa thị trường.

Hai là, nghiên cứu định lượng chính thức gồm: thu thập dữ liệu, kiểm định thang

đo bằng phân tích Cronbach’s alpha và phân tích EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA (kiểm tra tính đơn hướng, độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt), kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu với mô hình SEM, kiểm định sự khác biệt về nguồn gốc vốn đầu tư và loại hình đầu tư

4. Về kết quả nghiên cứu định lượng chính thức

Kiểm định thang đo bằng phân tích Cronbach’s alpha và phân tích EFA thì kết quả biến đo lường TN6 bị loại. Kết quả kiểm tra tính đơn hướng trong đó chỉ số GFI và RMSEA là đạt yêu cầu chứ chưa tốt lắm, còn lại các chỉ số khác đều rất tốt. Kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích đều đạt yêu cầu và thể hiện giá trị rất tốt. Kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt đều cho kết quả tốt.

Kết quả kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu cho thấy tất cả các biến độc lập đều tác động cùng chiều lên biến tính hấp dẫn tổng thể của điểm đến. Trong đó biến thị trường du lịch tiềm năng là tác động mạnh nhất, phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây, tiếp đến là lợi thế chi phí, lợi thế tài nguyên, hạ tầng vầ môi trường đầu tư.

Kết quả kiểm định sự khác biệt theo danh mục đầu tư (khách sạn và khu tham quan giải trí) không đủ cơ sở dữ liệu để khẳng định có sự khác biệt về sự hấp dẫn đầu tư đối với nhà đầu tư khách sạn và nhà đầu về dịch vụ giải trí tham quan. Kiểm định sự khác biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước thì có đủ cơ sở dữ liệu để khẳng định có sự khác biệt về tính hấp dẫn điểm đến giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước. sự khác biệt này chủ yếu về nhìn nhận của nhà đầu tư nước ngoài có mức độ chấp nhận rủi ro nhiều hơn và coi trọng nhân tố tài nguyên du lịch hơn là nhà đầu tư trong nước.

Tiểu kết chương 5

Nội dung chính của chương này tập trung tóm tắt lại kết quả nghiên cứu của các chương trong luận án, đưa ra kết luận chung về nghiên cứu và đồng thời chỉ ra 3 đóng góp chính của luận án. Ngoài ra, phần này nghiên cứu còn đề xuất 4 hàm ý chính sách đó là: (1) xây dựng chỉ số đo lường tính hấp dẫn đầu tư du lịch của từng địa phương; (2) tạo ra thị trường du lịch tiềm năng; (3) tạo ra lợi thế chi phí; (4) hoàn thiện môi trường

đầu tư. Kết thúc của chương này, nghiên cứu còn chỉ ra những hạn chế của đề tài và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Văn Mạnh, Trần Thanh Phong (2019), “Lợi thế điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp khách sạn tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, tháng 7/2019, trang 61-63. 2. Nguyễn Văn Mạnh, Trần Thanh Phong (2019), “Lợi thế điểm đến trong việc thu

hút vốn đầu tư nước ngoài vào các điểm tham quan giải trí Việt Nam”, Tạp chí

Kinh tế và Dự báo, tháng 7/2019, trang 116-119.

3. Trần Thanh Phong, Nguyễn Hoàng Thịnh (2019), “Measurement of investment attractiveness for tourism destination - the case of south central coast”,

International Conference on Business and Finance 2019 - The University of Economics HCM City - Vietnam, tháng 8/2019, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt

Nam, trang 125-133.

4. Trần Thanh Phong (2019), “Đo lường tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn FDI - nghiên cứu tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Thực trạng phát triển khu vực FDI trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, trang 223-

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adam Issahaku và Francis Eric Amuquandoh (2013), “Dimensions of hotel location in the Kumasi Metropolis, Ghana”, Tourism Management Perspectives, No. 8, Pp.: 1-8.

2. Agarwal Jamuna P (1980), “Determinants of foreign direct investment: A survey”, Weltwirtschaftliches Archiv, No. 116(4), Pp.: 739-773.

3. Ajzen I và Martin Fishbein (1980), “Understanding attitudes and predicting social behaviour”, Englewood Cliffs NJ: Pren-tice Hall.

4. Ajzen Icek (1991), “The theory of planned behavior”, Organizational behavior and human decision processes, No. 50(2), Pp.: 179-211.

5. Ali Azwadi (2011), “Predicting individual investors’ intention to invest: an experimental analysis of attitude as a mediator”, International Journal of Human

and Social Sciences, No. 6(1), Pp.: 876-883.

6. Ali Syukriah, Rosliza Md Zani và Kartini Kasim (2014), “Factors influencing investors' behavior in Islamic unit trust: An application of Theory of Planned Behavior”, Journal of Islamic Economics, Banking and Finance, No. 113(3199), Pp.: 1-19.

7. Alleyne P và T Broome (2010), “An exploratory study of factors influencing investment decisions of potential investors”, Central Bank of Barbados.

8. Anil Ibrahim, Ekrem Tatoglu và Gaye Ozkasap (2014), “Ownership and market entry mode choices of emerging country multinationals in a transition country: evidence from Turkish multinationals in Romania”, Journal for East European

Management Studies, Pp.: 413-452.

9. Arndt Raphael Henry (2000), Getting a fair deal: Efficient risk allocation in the

private provision of infrastructure. PhD thesis, Department of Civil and

Environmental Engineering, The University of Melbourne.

10. Artuğer Savaş, BC Çetinsöz và I Kiliç (2013), “The effect of destination image on destination loyalty: An application in Alanya”, European Journal of Business and Management, No. 5(13), Pp.: 124-136.

11. Aschauer David A (1989), “Public investment and productivity growth in the Group of Seven”, Economic perspectives, No. 13(5),Pp.: 17-25.

12. Assaf A. George, Alexander Josiassen và Frank W. Agbola (2015), “Attracting international hotels: Locational factors that matter most”, Tourism Management, No. 47(Supplement C), Pp.: 329-340.

13. Aykut Dilek và Dilip Ratha (2004), “RESEARCH NOTE South-South FDI flows: how big are they?”, John H. Dunning, Emeritus Esmee Fairbairn Professor of International Investment and Business Studies, University of Reading, United Kingdom and Emeritus State of New Jersey Professor of International Business, Rutgers University, United States, No. 13(1), Pp.: 149.

14. Bagozzi Richard P và Gordon R Foxall (1996), “Construct validation of a measure of adaptive-innovative cognitive styles in consumption”, International

Journal of Research in marketing, No. 13(3), Pp.: 201-213.

15. Baker Julie, Dhruv Grewal và Ananthanarayanan Parasuraman (1994), “The influence of store environment on quality inferences and store image”, Journal of

the academy of marketing science, No. 22(4), Pp.: 328-339.

16. Balassa Bela A (1967), Trade liberalization among industrial countries: objetives

and alternatives, New York: McGraw-Hill Book Company.

17. Bartlett Maurice S (1950), “Tests of significance in factor analysis”, British Journal of statistical psychology, No. 3(2), Pp.: 77-85.

18. Bartlett Maurice Stevenson (1937), “Properties of sufficiency and statistical tests”, Proc. R. Soc. Lond. A, No. 160(901), Pp.: 268-282.

19. Becattini G. (1979), Dal settore industrial al distretto industrial. Alcune considerazioni sull’unit a di indagine in economia industriale, Revista di Economía e Politica Industriale, No. 1, Pp.: 7-14.

20. Beerli Asuncion và Josefa D Martin (2004), “Factors influencing destination image”, Annals of Tourism Research, No. 31(3), Pp.: 657-681.

21. Bogdan Robert và Sari Biklen (2007), “Qualitative research for education: An introduction to theory and practice”, Needham Heights, MA: Allyn and Bacon.

22. Bollen Kenneth A (1989), “A new incremental fit index for general structural equation models”, Sociological Methods & Research, No. 17(3), Pp.: 303-316.

23. Branson William H (1970), “Monetary policy and the new view of international capital movements”, Brookings Papers on Economic Activity, No. 2(1970), Pp.: 235-270.

24. Brent Ritchie JR (1984), “Assessing the impact of hallmark events: Conceptual and research issues”, Journal of Travel Research, No. 23(1), Pp.: 2-11.

25. Brouthers Lance Eliot, Keith D Brouthers và Steve Werner (2000), “Perceived environmental uncertainty, entry mode choice and satisfaction with EC‐MNC performance”, British Journal of Management, No. 11(3), Pp.: 183-195.

26. Browne Michael W và Robert Cudeck (1993), “Alternative ways of assessing model fit”, Sage focus editions, No. 154, Pp.: 136-136.

27. Bryman Alan (2003), Quantity and quality in social research, Routledge

Publishing.

28. Buckley Peter J, Pei Yu, Qing Liu, Surender Munjal và Pan Tao (2016), “The institutional influence on the location strategies of multinational enterprises from emerging economies: Evidence from China's cross-border mergers and acquisitions”, Management and Organization Review, No. 12(3), Pp.: 425-448. 29. Buhalis Dimitrios (2000), “Marketing the competitive destination of the future”,

Tourism Management, No. 21(1), Pp.: 97-116.

30. Carpenter Tina D và Jane L Reimers (2005), “Unethical and fraudulent financial reporting: Applying the theory of planned behavior”, Journal of Business Ethics, No. 60(2), Pp.: 115-129.

31. Caves Richard E và Grant L Reuber (1971), Capital transfers and economic

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w