888 mác gửi phrai-li-grát, 31 tháng bảy 1849 mác gửi phrai-li-grát, 31 tháng bảy 1849
1* những người ủng hộ Lu-i Phi-líp
1* - những người ủng hộ Lu-i Phi-líp
họ đưa nhân dân lên vũ đài - trái với ý họ - và đưa nhân dân lên nắm quyền. Bóc lột các dân tộc không phải bằng các cuộc chiến tranh trung cổ, mà chỉ bằng chiến tranh thương mại - đó là khẩu hiệu của đảng hoà bình. Thái độ của Cốp-đen trong vấn đề Hung-ga-ri đã được trực tiếp xuất phát từ động cơ thực tiễn. Trong lúc này nước Nga đang tìm cách có được khoản tiền vay. Còn Cốp-đen, kẻ đại diện cho giai cấp tư sản công nghiệp, đã cấm giai cấp tư sản tài chính ký kết bản giao kèo đó, mà ở Anh thì công nghiệp thống trị ngân hàng, trong khi đó ở nước Pháp ngân hàng lại thống trị công nghiệp.
Cốp-đen đã đánh với người Nga một trận khủng khiếp hơn là Đem-bin-xki và Guếc-gây. Ông ta đã vạch trần tình trạng thảm hại của họ trong lĩnh vực tài chính. Ông ta nói: Người Nga là dân tộc nghèo nhất. Các mỏ ở Xi-bi-ri hằng năm chỉ đem lại cho nhà nước 700 000 pao xtéc-linh; thuế các loại nước uống đem lại cho nhà nước nhiều hơn thế mười lần. Tuy nhiên, trong các tầng hầm của Ngân hàng Pê-téc-bua số vàng và bạc dự trữ đạt tới 14 000 000 pao xtéc-linh; nhưng số dự trữ ấy là dự trữ kim loại quý của số tiền giấy đang lưu thông gần 80 000 000 triệu pao xtéc-linh. Vì vậy, nếu vua Nga xâm phạm vào các tầng hầm của ngân hàng, thì ông ta sẽ làm mất giá số tiền giấy và sẽ làm nổ ra cuộc cách mạng ở ngay chính nước Nga. Vậy là, ông vua chuyên chế vĩ đại ấy sẽ không thể chuyển động được nếu không nhận được khoản tiền vay của chúng ta, - nhà tư sản Anh kiêu ngạo lớn tiếng nói như vậy, - nhưng chúng ta sẽ không cho ông ta gì cả. Chúng ta sẽ lại tiến hành, bằng con đường thuần túy tư sản, cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ chuyên chế phong kiến. Cái thể xác bằng vàng tỏ ra mạnh mẽ hơn tất cả những thể xác khác ngồi trên các ngai vàng của thế giới. Dĩ nhiên, vấn đề Hung-ga-ri cũng là mối quan tâm trực tiếp cả của
890 mác gửi phrai-li-grát, 31 tháng bảy 1849 mác gửi phrai-li-grát, 31 tháng bảy 1849 891
phái tự do mậu dịch Anh. Thay vào chính sách cấm đoán mà áo thực hiện từ trước đến nay sẽ là hiệp định thương mại và một loại tự do
892 mác gửi vây-đơ-mai-ơ, khoảng 1 tháng tám 1849 mác gửi vây-đơ-mai-ơ, khoảng 1 tháng tám 1849 893
mậu dịch với Hung-ga-ri. Họ tin rằng tiền bạc - thứ mà giờ đây hiển nhiên là họ đang bí mật cung cấp cho người Hung-ga-ri - sẽ quay trở về với họ cùng với số lợi nhuận và lợi tức thông qua thương mại.
Lập trường này của giai cấp tư sản Anh đối với chế độ chuyên chế trên lục địa là cực đối lập với cuộc đấu tranh mà nó tiến hành từ năm 1793 đến năm 1815 chống lại nước Pháp. Quá trình phát triển này hết sức đáng chú ý.
Tôi và vợ tôi xin gửi lời thăm hỏi nồng nhiệt tới anh và vợ anh.
C. Mác của anh
Công bố toàn văn lần đầu bằng tiếng Nga trong C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất, t.XXV, 1934
In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức
59
mác gửi I-ô-xíp Vây-đơ-mai-ơ
ở Phran-phuốc trên sông Mai-nơ
[Pa-ri, khoảng 1 tháng Tám 1849]
Vây-đơ-mai-ơ thân mến!
Tôi được Đron-ke cho biết rằng với người đàn bà ở Ve-xtơ-pha-
li1* đã không đi đến kết quả nào. Nhưng không sao.
Bây giờ xin anh nói cho tôi biết xem, theo anh, bằng cách nào có thể xuất bản các tập sách mỏng?
Tôi muốn bắt đầu từ cuốn sách mỏng về tiền công - trên tờ "Neue Rheinische Zeitung" mới chỉ đăng phần đầu cuốn sách ấy1*. Tôi muốn viết phần lời tựa chính trị nhỏ cho cuốn sách ấy để nói về tình hình hiện nay của vấn đề. Anh có nghĩ rằng chẳng hạn, Le-xcơ sẽ đồng ý về việc này không? Nhưng trong trường hợp đó thì anh ấy, sau khi nhận được bản thảo, phải lập tức trả tiền, hơn nữa phải trả với mức cao, vì tôi biết rằng cuốn sách này sẽ bán rất chạy và ngay bây giờ đã có rất nhiều người sẵn sàng đặt mua cuốn sách ấy. Tình hình tài chính hiện nay của tôi không tạo cho tôi khả năng thanh toán với Le-xcơ về chuyện cũ.
Nếu sau này Le-xcơ nhận thấy rằng công việc này đã thành công thì chúng ta sẽ có thể tiếp tục theo tinh thần đó.
Hôm qua tôi đã nhận được thư của Ăng-ghen2*. Anh ấy đang ở Thụy Sĩ và trong tư cách là sĩ quan tuỳ tùng của Vi-lích anh ấy đã tham gia bốn trận đánh.
Thanh gươm Đa-mô-clét vẫn treo lơ lửng trên đầu tôi. Cuộc trục xuất tôi3* không bị bãi bỏ, mà hiện thời cũng chưa được đem thi hành.
Cho dù vào lúc này tình hình có tồi tệ như thế nào đi nữa đối với cá nhân chúng ta, thì tôi vẫn thuộc vào số người hài lòng. Công việc tiến triển rất tốt, và trận Oa-téc-lô - mà trong đó phái dân chủ