Một số chính sách và thông lệ cụ thể của các nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 26 - 28)

L ỜI NÓI ĐẦ U

1.4.2.Một số chính sách và thông lệ cụ thể của các nước

Không những là một sản phẩm nông nghiệp quan trọng, đường còn nằm trong danh mục nhạy cảm khi cắt giảm thuế quan ở nhiều nước đang phát triển, vì thế các nước tùy thuộc vào mục tiêu phát triển của mình có những chính sách riêng, chủ yếu để bảo vệ sản xuất trong nước. Tuy nhiên các chính sách này đều được vận dùng phù hợp với các quy định đa phương và song phương kể trên. Vì vậy xét theo phạm vi hẹp có thể liệt kê một số thông lệ/chính sách sau có ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường đường:

- Chính sách tín dụng hỗ trợ (Chương trình vay vốn);

- Chính sách ngoại thương (hạn chế nhập khẩu, hệ thống hạn ngạch thuế quan nhập khẩu…);

- Chính sách thương mại nội địa (kiểm soát giá thị trường)…

1.4.2.1. Chính sách hỗ trợ tín dụng của Mỹ

Chính sách hỗ trợ tín dụng hay còn gọi là chương trình vay vốn của Chính phủ Mỹ với mục tiêu duy trì giá thị trường tối thiểu cho các nhà sản xuất của Mỹ. Các nhà sản xuất Mỹ sử dụng đường là tài sản thế chấp để vay vốn từ Bộ Nông nghiệp Mỹ. Chương trình này cho phép các nhà sản xuất trữ đường chứ không bán thấp hơn giá mong muốn. Nhà sản xuất có thể vay vốn tối đa 9 tháng và có thể dùng vốn vay để trả tiền mía đường cho nông dân, thường chiếm khoảng 60% vốn vay. Sau đó, nhà sản xuất có thể trả vốn vay khi giá thị trường hồi phục và đường được bán hết.

Vốn vay trở thành “hỗ trợ” nếu hạn ngạch thuế quan nhập khẩu (TRQ) ở mức 1,5 triệu tấn hoặc thấp hơn, bất kể giá như thế nào. Khi TRQ trên 1,5 triệu tấn, nhà sản xuất có thể xin vốn vay “ không hỗ trợ”. Theo vốn vay không hỗ trợ, nhà sản xuất có thể mất thế chấp cho Tổ chức Tín dụng Hàng Hóa (một tổ chức bảo hộ thu nhập và giá nông nghiệp) thay vì trả vốn vay trong trường hợp giá đường thị trường giảm xuống mức vốn vay. Nhà sản xuất có vốn vay không hỗ trợ phải trả tiền mía đường cho nông dân theo tỉ lệ thuận với giá trị vốn vay.

1.4.2.2. Chính sách hạn chế nhập khẩu đường của Indonesia

Chính phủ Indonesia bắt đầu áp dụng chính sách mới về thương mại đường vào tháng 9 năm 2002. Chính phủ hạn chế nhập khẩu đường của 3 đồn điền quốc doanh, nhưng chỉ khi giá đường nhà máy trên 0,16 USD/kg. Mức giá này được coi là hòa vốn đối với nhà sản xuất trong nước. Đường nhập khẩu được dành để các đồn điền quốc doanh chế biến thêm và được chào bán cho dân chúng hoặc các nhà chế biến khác. Ngoài ra, Chính phủ áp dụng những tiêu chuẩn mới cho đường thô với mục đích được nêu là “bảo vệ” người tiêu dùng tiêu thụ hàng hóa này. Yêu cầu này sẽ có lợi cho ngành tinh luyện nội địa và có thể làm tăng nhu cầu đường tinh luyện.

Ngoài chính sách thương mại này, các nhà sản xuất đường Indonesia không được lợi nhiều từ chính sách bảo hộ của Chính phủ. Đặc điểm của ngành

đường Indonesia là phương thức canh tác lạc hậu, giá đầu vào cao, thiếu phân bón trong mùa trồng mía và thiếu tiếp cận với tín dụng. Nạn nhập lậu đường vào nước này là một vấn đề dai dẳng cho dù chính phủ đã áp dụng giấy phép nhập khẩu và báo cáo hàng tháng trước khi có chính sách thương mại mới nhưđã mô tảở trên.

1.4.2.3. Chính sách hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của Thái Lan

Mặc dù đã là thành viên của WTO và tôn trọng những quy định về tự do hóa thị trường nhưng chính phủ một số nước vẫn duy trì chính sách bảo hộ ngành thông qua áp dụng TRQ. Hàng năm các nước phải cam kết nhập khẩu ít nhất một lượng đường theo TRQ và số lượng nhập khẩu sẽ gia tăng mỗi năm (theo cam kết) cho tới khi hạn ngạch này được bãi bỏ hoàn toàn. Lượng đường nhập khẩu theo TRQ sẽđược hưởng mức thuế suất ưu đãi (mức thấp) còn lượng đường nhập khẩu ngoài TRQ sẽ phải chịu thuế suất cao hơn nhiều.

Tại Thái Lan, theo cam kết WTO, chính phủ Thái xác lập thuế suất đối với đường nhập khẩu, cụ thể TRQ năm 2003 được định ở mức 13.687 tấn, thuế suất trong TRQ là 65%, thuế suất ngoài TRQ là 95%.

Ngoài ra, chính phủ Thái lan còn áp dụng 3 loại hạn ngạch trong chính sách đường, trong đó hạn ngạch A dùng cho tiêu dùng trong nước, hạn ngạch B để đáp ứng cam kết xuất khẩu lâu dài, hạn ngạch C (không hạn chế) dành cho xuất khẩu. Các công ty xuất khẩu được trao quyền xuất khẩu 6 tháng trước mùa chặt mía. Các nhà máy đường phải hoàn thành hạn ngạch A và B trước khi được trao quyền xuất theo hạn ngạch C. Ủy ban mía đường Thái lan chịu trách nhiệm giám sát ngành đường cũng như việc thực hiên các hạn ngạch này.

Tóm lại, những trường hợp trên cho thấy các mô hình khác nhau về sự hỗ trợ và bảo hộ của chính phủ. Mô hình của Thái Lan với sự kiểm soát giá và hỗ trợ tài chính của Chính phủ, được coi là một mô hình thành công trong khu vực, nếu xét trong sự tăng trưởng của ngành đường Thái Lan và vị trí của nước này trên thị trường đường thế giới. Trong khi đó, mô hình của Indonesia, với sựđặc trưng là kiểm soát chặt chẽ hàng xuất nhập khẩu của Chính phủ, có thể xem là một mô hình không hiệu quả cho các nền kinh tếđang phát triển tương tự.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 26 - 28)