L ỜI NÓI ĐẦ U
1.5.2. Kinh nghiệm của Philipin
Ngay từ những năm 1850, mía đường đã được đưa vào trồng ở Philipin và trở thành một loại cây trồng quen thuộc của người dân.Với hiệp định Laurel- Langley, Mỹ dành cho Philipin một hạn ngạch nhập khẩu đường lớn vào thị trường này. Từ đó, đường đã trở thành một cây trồng xuất khẩu hàng đầu của Philipin. Hàng năm, Philipin sản xuất trên 2 triệu tấn đường và xuất khẩu trên
200.000 tấn, trong đó Mỹ là thị trường chủ yếu. Giá đường sản xuất trong nước của Philipin hiện nay cao hơn so với đường sản xuất ở các nước khác. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng đường trong chế biến thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo gia tăng đã giữ cho ngành công nghiệp đường trong nước phát triển.
Năm 1986 Philipin đã thành lập cơ quan quản lý đường (Sugar Regulator Administration) viết tắt là SRA. Đây là một cơ quan của Chính phủ Philipin thuộc Sở Nông nghiệp, chịu trách nhiệm về việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của ngành công nghiệp đường thông qua việc gia tăng sự tham gia của khu vực tư nhân và cải thiện điều kiện làm việc của người lao động.
Khung pháp lý cho việc marketing đường đã giới hạn nguồn cung và giữ giá cao ở thị trường nội địa. Philipin có những quy định cụ thể để kiểm soát nguồn cung trong nước như:
a. Hệ thống hạn ngạch thị trường phân chia đường sản xuất thành 5 nhóm: nhóm A dành cho thị trường nhập khẩu theo hạn ngạch của Mỹ, nhóm B dành cho thị trường trong nước, nhóm C để dự trữ, nhóm D dành cho xuất khẩu sang các nước khác ngoài Mỹ và E là nhóm có thểđược mua ở mức giá thế giới thông qua các công ty xuất khẩu sử dụng đường như là nguyên liệu đầu vào. Năm 1992, SRA tạo ra một nhóm hạn ngạch khác, gọi là đường "Bl", đây là nhóm được đưa vào thị trường trong nước nhưng có thểđược thu hồi từ lưu trữ chỉ sau 120 ngày.
SRA ước tính sản lượng khi vụ thu hoạch bắt đầu và dựa trên cơ sở này ban hành “thứ tự phân bổ đường”, liên quan đến tỷ lệ phần trăm phân bổ đường được sản xuất cho những nơi khác nhau. Tỷ lệ phân bổ được điều chỉnh hoặc sửa đổi khi sản lượng đường ước tính thay đổi hoặc thị phần của Philipin trong thị trường nhập khẩu theo hạn ngạch của Mỹ thay đổi. Tất cả các nhà sản xuất và nhà máy ép đều tuân theo việc phân bổ hạn ngạch này. Hệ thống phân bổ hạn ngạch này được áp dụng để cho phép tất cả người trồng mía và nhà máy đường tiếp cận một cách công bằng với thị trường có giá cao hơn theo tỷ lệ tương ứng, cụ thể hơn là thị trường hạn ngạch của Mỹ.
b. Hạn ngạch thị trường được thực hiện thông qua một hệ thống quedan và kiểm soát việc lấy đường từ các kho. Tại tất cả các nhà máy, đường được gửi vào đăng ký trong kho và chủ sở hữu đường được cấp quedan quy định rõ việc phân loại đường theo thị trường tiêu thụ. Các mẫu quedan được đánh số tuần tự và việc in số quedan được SRA giám sát và kiểm soát. Vì quedan được coi là bằng chứng
chứng minh quyền sở hữu đường nên quedan có thểđược chuyển nhượng. Đường được giao dịch bằng cách sử dụng quedan. Đường sẽ được xuất kho khi có lệnh của SRA và quedan được giao lại.
Năm 1992, SRA bắt đầu một hệ thống quedan đối với cảđường tinh luyện. Trong trường hợp nhà máy sản xuất cả đường thô và đường tinh thì quedan chỉ được áp dụng cho đường tinh khi trả lại hạn ngạch đương thô, cách thức cũng làm tương tự như trên.
c. Mặc dù Chính phủ đã thực hiện chương trình tự do hóa nhập khẩu và chương trình cải cách thuế quan nhưng các rào cản nhập khẩu vẫn tiếp tục bảo vệ ngành công nghiệp đường khỏi sự cạnh tranh quốc tế. EO 8 được ban hành năm 1992 được cho là đã mở đường cho việc dỡ bỏ hạn chế định lượng đường vì nó đã điều chỉnh mức thuế đến 75%. Tỷ lệ này đã được giảm xuống trong khoảng thời gian hai năm về mức thuế thông thường là 50% vào giữa năm 1995. Tuy nhiên năm 1995 Philippin tham gia vòng đàm phán Urugoay của WTO, do đó phải cam kết dỡ bỏ tất cả các hạn ngạch hạn chế nhập khẩu bằng định lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu (trừ mặt hàng gạo) và thay thế bằng hạn ngạch thuế quan. Tuy nhiên điều này đã mở cửa cho việc điều chỉnh lại thuế nhập khẩu đối với mặt hàng đường lên mức 100% và chỉ với một lượng đường tối thiểu (38.000 tấn trong năm 1996) được nhập khẩu với mức thuế 50%. Điều này giúp loại bỏ một cách hiệu quả việc nhập khẩu ngoài hạn ngạch (vượt quá 38.000 tấn) vì ngành công nghiệp đường trong nước chỉ có thể cạnh tranh khi thuế nhập khẩu vẫn cao hơn 40%. Việc nhập khẩu đường đã được tự do hóa từ năm 1992 nhưng đường nhập khẩu chỉ bắt đầu vào từ năm 1995 khi mà thuế suất theo nguyên tắc tối huệ quốc đã giảm xuống còn 50% và nhập khẩu từ các nước ASEAN được áp dụng mức thuế 32,5%.
Với việc phân bổ hạn ngạch, sử dụng quedaning và những quy định về nhập khẩu đường, SRA có thể kiểm soát nguồn cung đường trên thị trường nội địa. Tác động lên giá chính là việc giá trong nước sẽ dựa theo giá trên thị trường nhập khẩu theo hạn ngạch của Mỹ và do vậy cao hơn mức giá đường của thế giới.