Diễn biến giá và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 53)

L ỜI NÓI ĐẦ U

2.2.4. Diễn biến giá và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đường

2.2.4.1. Diễn biến giá đường

Niên vụ 2006/2007 (bt đầu tháng 10/2006 ti tháng 7/2007)

Diễn biến giá đường trong vụ này tương đối ổn định do sản lượng trong nước đáp ứng được nhu cầu (sản lượng đường là 1,244 triệu tấn tăng so với niên vụ trước 37% trong đó đường công nghiệp là 1,144 triệu tấn tăng 51,5%). Giá đường kính trắng trong vụ tăng cao ở các tháng đầu vụ lên 7.400 đồng/kg (tháng 11) sau đó có xu hướng giảm dần, giao động các tháng trong vụ khoảng 6.700- 7.120 đồng/kg, giá đường tinh luyện đứng ở mức 7.100-8.100 đồng/kg. Giá đường bán lẻở mức 9.000 – 10.000 đồng/kg.

Biểu đồ 2.4. Đồ thị giá bán buôn đường kính trắng, đường tinh luyện niên vụ 2006/2007 (tại các trung tâm bán buôn có VAT)

Đơn vị tính: đồng/kg 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 Thán g 10 Thán g 11 Thán g 12 Thán g 1 Tháng 2 Tháng 3Thán g 4 Thán g 5 Thán g 6 Tháng 7 Đường kính trắng

Đường tinh luyện

(Nguồn : Báo cáo của Bộ NN&PTNT)

Niên vụ 2007/2008 (bt đầu t tháng 10/2007 ti tháng 7/2008)

Diễn biến giá bán đường trong niên vụ này cao hơn so với mặt bằng giá của niên vụ trước do giá dầu thô tăng cũng như chi phí đầu vào tăng. Nhìn chung, sản lượng đường trong niên vụ này đứng vào khoảng 1.249.000 tấn, cộng với lượng đường thủ công (100.000 tấn) và đường theo hạn ngạch thuế quan (58.000 tấn) thì đáp ứng đủ nhu cầu. Giá đường kính trắng toàn niên vụ giao động trong khoảng 6.400-8.200 đồng/kg, thời điểm giá cao nhất rơi vào những tháng kết thúc vụ dao động xung quanh mức 8.000 đồng/kg. Giá đường tinh luyện nhìn chung cũng khá ổn định giao động trong khoảng 6.900-8.500 đồng/kg. Giá đường bán lẻ ở trong khoảng 9.500-10.500 đồng/kg.

Biểu đồ 2.5.Đồ thị giá bán buôn đường kính trắng, đường tinh luyện

niên vụ 2007/2008 (tại các trung tâm bán buôn có VAT)

Đơn vị tính: đồng/kg 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 Tháng 10 Tháng 11Tháng 12 Tháng 1Tháng 2Thán g 3 Tháng 4Thán g 5 Tháng 6Thán g 7 Đường kính trắng

Đường tinh luyện

(Nguồn : Báo cáo của Bộ NN&PTNT)

Niên vụ 2008/2009 (bt đầu t tháng 10/2008 ti tháng 6/2009)

Sản lượng niên vụ này đứng ở mức khoảng gần 1 triệu tấn (thấp hơn niên vụ trước 200.000 tấn) nguyên do sản lượng trong nước thấp cũng như dự báo nguồn cung thế giới cũng eo hẹp nên giá đường biến động ở mức cao. Giá đường tăng cao nhất vào tháng 5,6 cũng là thời điểm cuối vụ sản xuất. Toàn niên vụ giá đường kính trắng bán buôn giao động trong khoảng 7.000-10.500 đồng/kg, đường tinh luyện trong khoảng 7.500-11.000 đồng/kg. Giá đường bán lẻ trong khoảng 12.000-13.000 đồng/kg

Biểu đồ 2.6. Đồ thị giá bán buôn đường kính trắng, đường tinh luyện niên vụ 2008/2009 (tại các trung tâm bán buôn có VAT)

Đơn vị tính: đồng/kg 0 2,500 5,000 7,500 10,000 12,500 Thán g 10 Thán g 11 Thán g 12 Thán g 1 Thán g 2 Thán g 3 Thán g 4 Thán g 5 Thá ng 6 Đường kính trắng Đường tinh luyện

(Nguồn : Báo cáo của Bộ NN&PTNT)

Niên vụ 2009/2010 (bt đầu t tháng 10/2009 ti tháng 6/2010)

Sản lượng đường vụ này cũng tương đương như vụ vừa qua, ở mức xấp xỉ 1 triệu tấn. Diễn biến giá đường niên vụ này cũng khá đột biến so với các vụ

đường trước, giá đường kính trắng bán buôn cũng như bán lẻ giá tương đương xấp xỉ nhau không có sự cách biệt về giá như các niên vụ trước, giá đường cao nhất niên vụ rơi vào tháng 2/2010 trong khi đang là chính vụ cũng như lượng tồn kho tương đối dồi dào (giá đường bán buôn có địa phương lên tới 17.000 đồng/kg), nguyên nhân chính của tình trạng này là do ảnh hưởng của giá đường thế giới (trên 700 USD/tấn). Nhìn chung, mặt bằng giá đường của vụ đường này cao hơn so với niên vụ trước (tăng khoảng xấp xỉ 50%), giá đường kính trắng bán buôn trong vụ này giao động khoảng 14.000-16.900 đồng/kg, giá tinh luyện khoảng 14.000-17.000 đồng/kg. Giá bán lẻ trên thị trường vào khoảng 22.000- 24.000 đồng/kg.

Biểu đồ 2.7. Đồ thị giá bán buôn đường kính trắng, đường tinh luyện niên vụ 2009/2010 (tại các trung tâm bán buôn có VAT)

Đơn vị tính: đồng/kg 0 5,000 10,000 15,000 20,000 Thán g 10 Thán g 11 Thán g 12 Thán g 1 Thán g 2 Thán g 3 Thán g 4 Thán g 5 Thán g 6 Đường kính trắng Đường tinh luyện

(Nguồn : Báo cáo của Bộ NN&PTNT)

2.2.4.2. Yếu tốảnh hưởng tới giá đường

Việc hình thành giá cả hàng hóa trên thị trường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố (cả yếu tố khách quan của quy luật cung – cầu trên thị trường lẫn yếu tố chủ quan của nhà sản xuất). Mặt hàng đường cũng nằm trong quy luật đó, khi đưa ra thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó được kểđến các yếu tố như sau:

Yếu tố về chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất đường bao gồm chi phí nguyên liệu, khấu hao máy móc, trang thiết bị, chi phí nhân công, chi phí tài chính… Trong đó, chi phí nguyên

liệu mía, theo dự tính của Hiệp hội Mía Đường Việt Nam chiếm tới 60-65% tổng giá thành. Trong niên vụ 2009 – 2010, do không chủ động được nguồn mía nguyên liệu nên các nhà máy đường chỉ hoạt động được với 61,2% công suất. Mặt khác, cũng chính do thiếu hụt nguyên liệu nên giá thu mua mía bị đẩy lên, do vậy, chi phí sản xuất đường cũng tăng theo. Doanh nghiệp thiếu nguyên liệu dẫn đến tình trạng tranh mua mía với các mức giá "phá rào", xâm phạm đến vùng mía nguyên liệu của nhau, không tuân thủ các cam kết đã ký. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng vùng mía (đường giao thông, cầu cống, thủy lợi…) yếu kém nên việc thu mua, vận chuyển gặp nhiều trở ngại làm tăng chi phí, giảm chất lượng mía.

Mặt khác, do công nghệ lạc hậu nên việc tận dụng phế liệu, phụ phẩm của đường còn hạn chế. Cùng với nguyên liệu mía không đảm bảo đã làm giảm công suất của các nhà máy đường, do đó năng suất sản xuất đường còn thấp. Từ các yếu tố trên đã đẩy chi phí sản xuất đường của Việt Nam tăng lên và đội giá thành lên cao.

Nhu cầu tiêu thụ nội địa

Hàng năm, nhu cầu tiêu thụ đường trong nước biến động theo xu hướng tăng (năm 2000 tiêu thụ bình quân đầu người là 12 kg/người thì tới năm 2009 tăng lên 16,8 kg/người/năm). Số liệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ đường bình quân của Việt Nam trong 10 năm qua đã tăng khoảng 30- 40%.

Tuy nhiên, trên thực tế diện tích trồng mía hàng năm có tăng lên để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhưng sản lượng mía không tăng đáng kể, 10 năm qua sản lượng đường cũng chỉ xấp xỉ 1 triệu tấn, có năm còn không đạt 1 triệu tấn. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2009 sản lượng đường Việt Nam giảm khoảng 5,5% so với năm 2008. Như vậy, nhu cầu tiêu thụđường trên thị trường nội địa không ngừng tăng trong khi sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu, điều tất yếu sẽ dấn tới giá đường tăng lên.

Thông tin sai lệch về cung cầu đường thế giới

Vấn đề này đã xảy ra vào cuối năm 2009, khi có thông tin cho rằng Ấn Độ và Brazil - hai quốc gia sản xuất đường hàng đầu thế giới sẽ giảm diện tích mía để chuyển sang trồng các loại cây khác; đồng thời, dùng nguyên liệu mía sản xuất ethanol thay cho nhiên liệu hóa thạch, nên cầu sẽ vượt cung khoảng 6 triệu tấn. Chính điều này làm cho một số doanh nghiệp Việt Nam tăng lượng mua để dự trữ, góp phần dẫn đến cơn sốt giá. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng đã

cho phép tăng hạn ngạch nhập khẩu đường để giữ giá trong nước. Tuy nhiên, sau đó khi Ấn Độ và Brazil bước vào vụ thu hoạch mía đường thì thực tế lại cho thấy sản lượng của hai quốc gia này không giảm như dự kiến mà lại có xu hướng tăng lên. Do đó, cung đường thế giới có dấu hiệu phục hồi nên giá đường trên thị trường thế giới suy giảm và kéo theo giá đường trong nước cũng giảm theo.

Tiêu dùng và tồn kho đường thế giới

Lượng tiêu dùng thế giới tăng nhẹ qua hàng năm nhưng lượng tồn kho thì mỏng đi, do vậy giá đường trên thị trường thế giới đã bị đẩy lên cao kéo theo đó là giá đường Việt Nam cũng biến động theo xu hướng tăng lên.

Biểu đồ 2.8. Đồ thị tương quan tiêu dùng – tồn kho đường thế giới

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2005/06 2006/07 2007/08 2008/09 2009/10 tr i ệ u t ấ n 10% 12% 14% 16% 18% 20% 22% 24% 26% 28%

Tổng tiêu dùng thế giới Tồn kho cuối kỳ Tồn kho cuối kỳ/Tiêu dùng

(Nguồn: USDA)

Hình thức mua bán, trao đổi

Thông thường, các doanh nghiệp mía đường thực hiện việc sản xuất và cung ứng các loại sản phẩm đường ra thị trường (có thể bán trực tiếp tại các cửa hàng hoặc thông qua các đại lý của họ) và thu tiền về. Đây là hình thức mua bán mang tính truyền thống và phú hợp với sự vận động của chu trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, một số nhà máy đường ở miền Trung đã dùng đường để thanh toán và đổi lấy như nguyên liệu, một số vật tư sản xuất...mặc dù đây không phải là hiện tượng phổ biến nhưng cũng là một cách làm không có lợi vì nó tạo ra một thị trường không phản ánh đúng biến động giữa cung và cầu của sản phẩm đường, do đó có thể tạo ra tình trạng thừa giả tạo hoặc làm tăng thêm lượng thừa thực tế.

Hoạt động nhập khẩu đường trong hạn ngạch

Theo cơ chế quản lý xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2005, Việt Nam hiện nay vẫn còn 4 mặt hàng cấp hạn ngạch thuế quan là: muối, đường, trứng gia cầm và nguyên liệu thuốc lá.. Theo cam kết khi ra nhập WTO, hạn ngạch nhập khẩu đường thô và đường tinh luyện hàng năm là 55.000 tấn và sẽ tăng với ít nhất 5% mỗi năm cho đến 2012 các nước ASEAN đề nghị bãi bỏ những Việt Nam vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Vì vậy theo cơ chế đó, để bù lượng đường trong nước bị thiếu hụt hàng năm bằng lượng đường được cấp hạn ngạch thuế quan (sau khi thống nhất giữa nhiều Bộ ngành (Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Nhìn chung, các quota nhập khẩu đường được cấp cho các nhà sản xuất, thương mại để phục vụ ngành công nghiệp chế biến hay phục vụ tiêu dùng dân cư. Việc Chính phủ cấp phép nhập khẩu đường tại thời điểm cụ thể cần thiết đang là một công cụ quan trọng đểđiều tiết thị trường đường.

Đường nhập lậu

Khi có sự chênh lệch giữa giá đường trong nước và giá đường ở các thị trường lân cận khác thì hiện tương nhập lậu xuất hiện. Hiện tượng đường lậu Thái lan nhập lậu qua biên giới Campuchia vào VN đã tạo ra cung giả tạo đối với mặt hàng đường, gây không ít khó khăn cho việc quản lý, giảm sát và điều hành thị trường đường nội địa nước ta. Đường nhập lậu làm cho các doanh nghiệp ngành mía đường rơi vào tình trạng không tiêu thụ được sản phẩm, điều đó dẫn tới việc giảm giá mua mía nông dân không thiết tha gì với cây mía và dẫn tới tình trạng thiếu vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, nguồn nhập lậu còn làm mất khoản thu không nhỏ vào ngân sách từ thuế nhập khẩu.

2.3. Các chính sách của nhà nước nhằm bình ổn thị trường đường Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

2.3.1. Chính sách đảm bảo năng lực sản xuất để nuôi dưỡng nguồn cung

Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chính sau:

- Với mục tiêu phát triển sản xuất mía đường trong thời gian tới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển sản xuất mía đường trên cơ sở phát triển đồng bộ từ sản xuất mía nguyên liệu, nhà máy chế biến, sản xuất các sản phẩm sau đường đến lưu thông và tiêu thụ sản phẩm; từng bước mở rộng công suất các nhà máy đường hiện có theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mía đường, gắn lợi ích giữa nhà chế biến và người sản xuất nguyên liệu, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. nhà nước hỗ trợ một phần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi vùng mía tập trung; nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất mía đường.

- Các chỉ tiêu phát triển:

+ Sản xuất đường đến năm 2010

Sản lượng đường: 1,5 triệu tấn, trong đó, đường công nghiệp là 1,4 triệu tấn (670.000 tấn đường luyện và 730.000 tấn đường trắng), đường thủ công là 100.000 tấn (quy đường trắng).

Tổng công suất thiết kế của các nhà máy: 105.000 tấn mía ngày, trong đó: bốn vùng trọng điểm phát triển mía đường cò tổng công suất các nhà máy là 86.000 tấn mía ngày (chiếm trên 82% công suất cả nước).

+ Sản xuất mía nguyên liệu đến năm 2010

Tổng diện tích trồng mía: 300.000 ha, trong đó vùng nguyên liệu tập trung là: 250.000 ha.

Năng suất mía bình quân: 65 tấn/ha. Chữđường bình quân: 11 CCS. Sản lượng mía: 19,5 triệu tấn.

Bốn vùng trọng điểm phát triển mía đường có tổng diện tích trồng mía là 222.000 ha (chiếm 74,0% diện tích mía cả nước).

+ Đến năm 2020 sản xuất đường đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, mức sản xuất khoảng 2,1 triệu tấn, trong đó: đường luyện là 1,5 triệu tấn, đường trắng 500.000 tấn, đường thủ công 100.000 tấn.

+ Đầu tư thâm canh diện tích mía hiện có, mở rộng diện tích ở nơi có điều kiện theo hướng: trồng giống mía mới, áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến và đầu tư có tưới. Đến năm 2020 tổng diện tích trồng mía khoảng 300.000 ha, năng suất mía bình quân đạt 80 tấn/ha, chữ đường bình quân 12 CCS, sản lượng mía đạt 24 triệu tấn; tổng công suất thiết kế của các nhà máy khoảng 120.000 tấn mía ngày.

2.3.2. Chính sách đảm bảo nguồn cung thông qua nhập khẩu

Trong những năm gần đây, để bảo đảm cung ứng cho thị trường, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ ngành liên quan xác định cân đối cung cầu và cấp hạn ngạch nhập khẩu thương mại. Việc sử dụng công cụ hạn ngạch nhập khẩu thương mại nhìn chung đã linh hoạt và bổ sung kịp thời nguồn cung cho thị trường.

Niên vụ 2005 - 2006, Thực hiện theo Quyết định 19/QĐ/2006/QĐ-BTM ngày 20 tháng 4 năm 2006 về việc quản lý nhập khẩu đường năm 2006. Tổng lượng đường đã nhập khẩu 228.830/300.000 tấn đường đã cấp.

Niên vụ mía 2006 - 2007, áp dụng hạn ngạch thuế quan theo WTO là 55.000 tấn. Niên vụ 2007 - 2008, theo mức hạn ngạch thuế quan tăng 5% năm kể từ năm 2007 lên mức 58.000 tấn

Niên vụ 2008 - 2009 tổng lượng nhập khẩu là 111.000 tấn (theo mức hạn ngạch thuế quan là 61.000 tấn, nhưng nhập khẩu bổ sung lần 1 : 40.000 tấn (Theo thông tư số 18/2009/TT-BCT ngày 3/7/2009),nhập khẩu bổ sung lần 2 dường tinh luyện và đường thô 10.000 tấn (theo Thông tư số 29/2009/TT-BCT))

Niên vụ 2009 - 2010: Tổng lượng nhập khẩu là 300.000 tấn (theo hạn ngạch thuế quan từ đầu năm là 150.000 tấn theo thông tư số 37/2009/TT-BCT và 50.000 tấn- theo thông tư số 07/2010/TT-BCT ngày 12/2/2010, nhập khẩu bổ sung 100.000 tấn đường – theo thông tư số 30/2010/TT-BCT ngày 26/7/2010.

Niên vụ đường 2010/2011, tổng lượng nhập khẩu là 250.000 tấn (Theo thông tư số 45/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010 ).

2.3.3. Chính sách thuế

Theo cam kết WTO, tại thời điểm gia nhập WTO (2007), hạn ngạch nhập khẩu đường thô và đường tinh luyện là 55.000 tấn, con số này sẽ tăng 5% mỗi năm với thuế suất nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% đối với đường thô, 50% đối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)