Quan điểm, nguyên tắc và định hướng các giải pháp bình ổn thị trường đường ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 90)

L ỜI NÓI ĐẦ U

3.2.Quan điểm, nguyên tắc và định hướng các giải pháp bình ổn thị trường đường ở

trường đường ở Việt Nam

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các chính sách điều hành thị trường đường trong nước và thế giới giai đoạn vừa qua cùng với việc dự báo xu hướng phát triển thị trường đường trong thời gian tới; căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước và chiến lược phát triển ngành mía đường hiện nay, để đưa ra các chính sách, biện pháp bình ổn thị trường đường cho giai đoạn 2011- 2015 cần dựa trên các quan điểm, nguyên tắc và đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau:

3.2.1. Quan đim bình n th trường đường

Đứng từ góc độ quản lý nhà nước đối với mặt hàng đường, một mặt hàng mà hoạt động sản xuất, lưu thông, phân phối đang hoàn toàn vận hành theo cơ chế thị trường và cũng như nhiều mặt hàng thông thường khác, nó chịu tác động trực tiếp và rất lớn của quá trình hội nhập quốc tế của nền kinh tế trong nước, các giải pháp bình ổn thị trường đường được đưa ra dưới quan điểm sau:

- Bình ổn thị trường đường dựa trên việc đảm bảo nguồn cung, nguồn cung

đây được hiểu là từ lượng mía nguyên liệu phục vụ sản xuất đến lượng đường

được sản xuất ra và lượng đường lưu thông trên thị trường cung ứng đến nhu cầu tiêu dùng cuối cùng.

Cần khẳng định bình ổn thị trường đường là việc đảm bảo nguồn cung đường đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng cho từng đối tượng sử dụng. Như vậy, các giải pháp nhằm bình ổn thị trường đường khi được cụ thể hóa sẽ là các chính sách hỗ trợ cho ngành trồng mía nhằm cung ứng đủ nguyên liệu cho sản xuất; chính sách phát triển năng lực sản xuất của các nhà máy đường để tăng sản lượng cung ứng cho thị trường; chính sách dự trữ hàng hóa nhằm duy trì nguồn cung trong những giai đoạn gối vụ hoặc mùa vụ tiêu thụđường lớn của các nhà sản xuất thực phẩm và của người tiêu dùng; chính sách phát triển hệ thống phân phối đường nhằm đảm bảo sự lưu thông thông suốt cho mặt hàng đường trên thị trường. Trong trường hợp thị trường mất cân đối cung cầu gây tăng giá đột biến, cách xử lý tốt nhất là có nguồn hàng để bù đắp những phần thiếu hụt của cầu.

- Bình ổn thị trường đường là phải cung ứng nguồn hàng với giá hợp lý, giá hợp lý ở đây được hiểu là mức giá đảm bảo chi phí và mức lợi nhuận bình quân của ngành hàng cho người sản xuất, phân phối mặt hàng đường.

Bên cạnh việc đảm bảo nguồn cung đủđáp ứng nhu cầu, cái mà người tiêu dùng quan tâm cuối cùng là chi phí bỏ ra để mua hàng hóa hay nói cách khác đó chính là giá hàng hóa. Giữ mức giá hợp lý cho đường cung ứng ra thị trường như là điều kiện đủ để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thành công việc bình ổn thị trường đường.

- Việc bình ổn thị trường được thực hiện dựa trên sự phối hợp chặt chẽ

giữa các chủ thể kinh doanh và quản lý nhà nước trong chuỗi giá trị của mặt hàng đường (từ ngành trồng mía đến sản xuất và phân phối đường) theo cả chiều

dọc (giữa người nông dân với doanh nghiệp với nhà nước) và chiều ngang (giữa các doanh nghiệp và giữa các bộ ngành).

Trong chuỗi giá trị của mặt hàng đường, khâu sản xuất nguyên liệu (mía) nằm hoàn toàn trong ngành sản xuất nông nghiệp nhưng đến khâu tạo ra đường, quá trình này thuộc phạm vi của sản xuất công nghiệp và sau đó là khâu lưu thông phân phối của ngành thương nghiệp. Vì vậy có thể nói, ngành mía đường là một ngành có sự tương tác, kết hợp rất mật thiết và hài hòa giữa ngành nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ. Để làm tốt công tác quản lý nhà nước và điều tiết bình ổn thị trường đường luôn cần có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất quan điểm giữa các Bộ, ngành và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đường. Một chính sách bình ổn đưa ra phải được sự đồng thuận giữa các bộ, ngành,doanh nghiệp này mới có thể đi vào cuộc sống và đem lại hiệu quả mong muốn.

- Các chính sách bình ổn thị trường đường phải phù hợp với các cam kết quốc tế và đặt trong điều kiện thị trường trong nước hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường thế giới.

Mía đường là mặt hàng nông sản nhạy cảm nên ngành mía đường luôn được nhà nước quan tâm và hỗ trợ phát triển, cùng với đó, trong chính sách thương mại quốc tế, các mục tiêu đàm phán và các cam kết gia nhập luôn có xu hướng bảo hộ mạnh mẽ cho ngành đường. Đây cũng là một trong các biện pháp nhằm tăng khả năng chủ động nguồn cung từ nội lực để giữ bình ổn thị trường đường trong nước. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ này phải phù hợp với xu thế chung là cắt giảm thuế, hạn chế hàng rào phi thuế quan và giảm mạnh các hỗ trợ trực tiếp về tài chính cho ngành sản xuất mía đường.

Theo kết quả đàm phán khi Việt Nam gia nhập WTO, đường là một trong số ít các mặt hàng được áp dụng hạn ngạch thuế quan trong chính sách bảo hộ. Theo đó, Nhà nước hạn chế việc nhập khẩu đường thông qua việc sử dụng hạn ngạch và thuế suất phân biệt đối với lượng đường nhập khẩu trong và ngoài hạn ngạch. Số lượng đường nhập khẩu trong mức hạn ngạch chịu thuế suất thấp hơn khá nhiều so với lượng đường nhập khẩu ngoài hạn ngạch. Trong giai đoạn từ năm 2010, theo cam kết WTO, thuế nhập khẩu đường mía trong hạn ngạch tối đa là 25% đối với đường thô, 60% đối với đường tinh luyện; theo cam kết về thuế nhập khẩu của thuế quan ưu đãi hiệu lực chung (CEPT) và Hiệp định thương mại

tự do Asean (AFTA), thuế nhập khẩu đường trong hạn ngạch tối đa đối với cả đường thô và đường tinh luyện là 5%; thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch là 80% đối với đường thô và 100% đối với đường tinh luyện. Cũng theo cam kết WTO, đến năm 2012 hạn ngạch thuế quan sẽ hoàn toàn được bãi bỏ.

Với các cam kết như trên, có thể thấy thị trường đường đang hội nhập ngày càng sâu rộng, mức thuế áp dụng đối với đường nhập khẩu trong khu vực rất thấp nên thị trường đường trong nước sẽ chịu tác động rất lớn từ các biến động giá, cung cầu đường của khu vực và các nước sản xuất lớn. Chính vì vậy các chính sách bình ổn thị trường đưa ra cần phải quan tâm đến sự liên thông với các thị trường khu vực.

- Công tác bình ổn thị trường do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

đường trực tiếp thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và phải hướng đến mục tiêu vì lợi ích của người tiêu dùng nhằm đảm bảo an sinh xã hội và hạn chế sự tăng giá bất hợp lý.

Bình ổn thị trường là một trong những giải pháp quan trọng của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội. Từ năm 2008 đến năm 2011, kinh tế thế giới và trong nước liên tục chịu tác động xấu của khủng hoảng tài chính và sau đó là khủng hoảng nợ công…, giá cả hàng hàng hóa biến động lớn, sản xuất đình trệ ảnh hưởng xấu đến đời sống dân sinh, tình trạng này có thể còn tiếp diễn trong một vài năm tiếp theo. Trước thực trạng đó, nhiệm vụ bình ổn thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu trong đó có đường càng trở lên quan trọng và bức thiết đối với Chính phủ các nước nhằm ổn định đời sống dân sinh khi kinh tế gặp khó khăn.

3.2.2. Các nguyên tc bình n th trường đường

- Các chính sách bình ổn thị trường phải đảm bảo tôn trọng quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh mặt hàng đường. Các doanh nghiệp sản xuất phân phối đường có vốn nhà nước phải phát triển mạnh mẽ, giữ vai trò nòng cốt trong công tác điều tiết bình

ổn thị trường.

Mọi chính sách điều hành nền kinh tế của Chính phủ đều nhằm triển khai các Nghị quyết, đường lối lãnh đạo của Đảng. Một trong những định hướng quan trọng được nêu tại Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 trong nội dung văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là: phát triển nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối, cụ thể:

+ Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

+ Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

+ Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.

Do đó trong chính sách bình ổn thị trường cần xác định và phân rõ vai trò của từng loại hình doanh nghiệp đối với từng nhiệm vụ cụ thểđể cơ quan quản lý nhà nước có thể dựa vào đó triển khai công tác bình ổn thị trường một cách hiệu quả nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bình ổn thị trường phải dựa trên và tôn trọng các quy luật của kinh tế thị

trường, đồng thời đảm bảo có sự quản lý của nhà nước.

Như đã nêu ở trên, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong thời gian tới theo đường lối chỉ đạo của Đảng là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, về cơ bản nền kinh tế sẽ vận hành theo cơ chế thị trường, trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trịđể xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

Nắm bắt được những quy luật đó, vận dụng vào thực tế quản lý nhà nước đối với từng mặt hàng, chúng ta sẽ đưa ra được chính sách điều tiết thị trường phù hợp, đúng mục đích, đồng thời nâng cao vai trò của quản lý nhà nước bằng việc tạo thuận lợi cho hàng hóa lưu thông thông suốt, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường gây ra cho xã hội.

- Việc bình ổn thị trường đường phải thực hiện trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp sản xuất và người trồng mía.

Để ngành đường tồn tại và phát triển, từng mắt xích, từng chủ thể có liên quan trong ngành đường phải được quan tâm và phát triển. Do đó, trong từng chính sách điều hành, điều tiết thị trường đường phải đảm bảo lợi ích cho từng chủ thể này thì chính sách mới được thực thi lâu dài và đem lại hiệu quả về cả kinh tế và xã hội. Cụ thể trong quá trình phát triển ngành mía đường, nhà sản xuất muốn có nguồn nguyên liệu ổn định, dồi dào họ phải chia xẻ lợi ích với người trồng mía để người trồng mía không bỏ cây mía chuyển sang các cây trồng khác. Cũng như vậy, trong điều kiện kinh tế mở và cạnh tranh, các doanh nghiệp sản xuất trong nước muốn tiêu thụ được đường họ cần xác định giá bán phù hợp để người tiêu dùng có thể chấp nhận và tiêu dùng sản phẩm của họ lâu dài, có như thế doanh nghiệp mới phát triển và vững mạnh. Trên thực tế, do cung cầu đường luôn biến động và thông thường thị trường sẽ bất ổn khi cung không đáp ứng đủ cầu, khi đó nhà sản xuất và cung ứng có thể tăng mạnh giá bán để thu lợi, lúc này Nhà nước cần một giải pháp ngắn hạn để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng đó là tăng cung. Nguồn cung tăng có thể từ dự trữ, từ nhập khẩu nhưng để các nhà sản xuất trong nước không bị thiệt hại, chính sách đưa ra cần xác định lượng cung bổ sung phù hợp trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa người sản xuất và người tiêu dùng và như thế Nhà nước cũng tối thiểu hóa được nguồn lực cho việc bổ sung lượng cung đột xuất đó.

- Các chính sách, biện pháp bình ổn thị trường phải đúng quy định của pháp luật, chính sách hiện hành của Việt Nam đồng thời không vi phạm các cam kết quốc tế về vấn đề hỗ trợ và can thiệp của nhà nước vào thị trường.

Các biện pháp bình ổn thị trường sẽ phải sử dụng nguồn lực về tài chính và các công cụ điều hành khác của Nhà nước do đó các biện pháp bình ổn đưa ra phải trên cơ sở phù hợp với Luật ngân sách và các cơ chếđiều tiết thị trường hiện hành của Pháp lệnh Giá và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Giá, để tôn trọng quyền bình đẳng của các chủ thể tham gia thị trường, chính sách đưa ra còn cần phải phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại…

Trong chính sách bình ổn thị trường có thể cần nhiều biện pháp hỗ trợ và can thiệp của Nhà nước, nhất là đối với ngành sản xuất mía đường, một ngành có liên quan nhiều đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Theo các cam kết quốc tế, Nhà nước sẽ phải hạn chế những can thiệp hành chính trực tiếp vào thị trường, trong các chính sách hỗ trợ sản xuất cũng cần cắt giảm những dạng hỗ trợ trực tiếp vào giá hàng nông sản… Nghiên cứu kỹ các cam kết về hỗ trợ và các trường

hợp có thể can thiệp thị trường khi gia nhập WTO cũng như cam kết trong các tổ chức khu vực khác (ASEAN) chúng ta sẽ đưa ra được các biện pháp bình ổn thị trường đường phù hợp với quy định quốc tế hiện hành.

3.2.3. Định hướng bình n th trường đường

Trước tiên cần xác định rõ đường là một trong những mặt hàng thiết yếu cho đời sống (theo quy định tại thông tư 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghịđịnh số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Pháp lệnh Giá), để sản xuất và cung ứng đường đến người tiêu dùng nhất thiết cần có sự tham gia của cả ngành nông nghiệp, công nghiệp và thương mại, vì vậy trong công tác bình ổn thị trường đường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành này. Về cơ bản, các chính sách, biện pháp cụ thểđể bình ổn thị trường đường cần phải dựa trên những định hướng sau:

- Về lâu dài giải pháp bình ổn thị trường đường cần tập trung vào việc nâng cao năng lực sản xuất của ngành mía đường để tăng mạnh nguồn cung từ sản xuất trong nước thông qua việc nâng cao năng suất, chất lượng ngành trồng mía, phát triển các vùng trồng mía theo quy hoạch cho từng khu vực sản xuất; nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy đường đểđạt công suất sản xuất tối đa.

Thực trạng ngành trồng mía hiện nay đang gặp phải những hạn chế đó là năng suất mía thấp (năng suất bình quân của Việt Nam năm 2010 mới đạt 60 tấn/ha, trong khi năng suất mía bình quân của thế giới là 71-72 tấn/ha và đặc biệt của Brazin là 80 tấn/ha), trong điều kiện đất canh tác giành cho mía giảm dần, nâng cao năng suất, chất lượng mía là điều kiện tiên quyết để phát triển ngành mía đường trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 90)