Một số giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường trong nước giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 98 - 114)

L ỜI NÓI ĐẦ U

3.3. Một số giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường trong nước giai đoạn 2011-

giai đoạn 2011-2015

3.3.1. Giải pháp trong lĩnh vực sản xuất a. Phát triển bền vững vùng nguyên liệu

Qua đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành mía đường Việt Nam cho thấy, mặc dù công suất thiết kế của 40 nhà máy ép mía hiện nay đã đạt 112.200 TMN, với công suất này, sản lượng sản xuất ra đã có thể đáp ứng vượt nhu cầu 1,2-1,3 triệu tấn. Tuy nhiên trên thực tế sản lượng của các nhà máy đường đã không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước do các nhà máy đều thiếu nguyên liệu trầm trọng, hầu hết mới chỉ sản suất cầm chừng ở mức 60% công suất. Việc sản xuất dưới mức công suất làm cho hiệu quả sản suất của các nhà máy thấp khiến giá thành sản phẩm đường luôn cao, đồng thời thị trường luôn bị đe dọa bởi nguy cơ thiếu đường tiêu dùng trong nước, tạo cơ hội cho các thương nhân đầu cơ, găm hàng.

Do nguyên liệu là vấn đề sống còn đối với hoạt động sản xuất, đặc biệt là trong ngành đường, vì vậy trong thời gian tới để các nhà máy đường có thể tồn tại, phát triển, cung cấp đường đáp ứng đủ nhu cầu nội địa đang liên tục tăng trưởng, ngoài việc đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất thì việc trước mắt phải làm là phát triển bền vững vùng nguyên liệu.

Nhưđã nêu ở phần trên, mặc dù Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được triển khai từ ngay sau khi ban hành nhưng kết quảđạt được còn chưa tốt. Để phát triển bền vững nguồn nguyên liệu mía trong thời gian tới cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

- Rà soát và đánh giá quy hoạch đã triển khai, trên cơ sở đó tiến hành điều tra xây dựng quy hoạch tổng thể vùng mía nguyên liệu mới trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể vùng mía nguyên liệu của cả nước, đối với những địa phương chưa có quy hoạch, sẽ tiến hành xây dựng quy hoạch vùng mía nguyên liệu của mình. Đối với những địa phương đã có quy hoạch vùng mía nguyên liệu thì cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng trồng mía nguyên liệu

đối với từng nhà máy tại địa phương để tránh tình trạng các nhà máy tranh mua mía nguyên liệu do không có quy hoạch vùng nguyên liệu rõ ràng.

Quy hoạch tổng thể vùng mía nguyên liệu cần tính đến việc tạo ra các vùng trồng mía chuyên canh áp dụng giống mới, phương thức canh tác tiên tiến, áp dụng công nghệ thâm canh cao và cơ giới hóa trong canh tác cũng như thu hoạch mía. Các địa phương cần chỉ đạo chuyển đổi dần các diện tích trồng mía manh mún, ở xa nhà máy, tổ chức dồn điền đổi thửa tạo nên các vùng nguyên liệu quy mô lớn tập trung.

- Cần có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân để xây dựng và triển khai các dự án đầu tư phát triển tổng thể vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt trên cơ sở cải tạo đồng ruộng, hệ thống giao thông tạo thuận lợi cho việc vận chuyển và đầu tư hệ thống thủy lợi để cung cấp nước tưới tiêu, đồng thời có các chính sách khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa để hình thành những vùng nguyên liệu tập trung cho từng nhà máy.

- Tăng cường áp dụng các biện pháp thâm canh phù hợp với từng giống mía và thổ nhưỡng của từng vùng. Vấn đề phát triển mía giống cần được đặc biệt quan tâm thông qua việc thành lập trung tâm giống và ngân hàng giống mía cấp quốc gia, xây dựng bộ giống mía chuẩn phù hợp điều kiện từng vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó nhà nước và doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm nhằm lai tạo và phát triển các giống mía mới cho các vùng nguyên liệu tập trung, nâng cao chất lượng và năng suất trồng mía, giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của cây mía với các cây trồng khác.

Trên thực tế năng suất trồng mía của Việt Nam đang rất thấp (bình quân 58-60 tấn/ha), nếu chỉ cần đạt mức năng suất trung bình của thế giới khoảng 70 tấn/ha thì với diện tích trồng mía 250.000-300.000 ha chúng ta đã có 18-20 triệu tấn mía/năm, đồng thời với chất lượng mía tốt (chữ đường khoảng trên 10 CCS) sẽđạt sản lượng đường trên 1,5 triệu tấn, với sản lượng này hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

- Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện nghiêm túc chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng, theo đó các doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng trước khi vào vụ mía mới với người nông dân, qua hợp đồng cần thống nhất trước giá sàn thu mua mía đồng thời có biện pháp hỗ trợ về giống, vật tư nông nghiệp

cho nông dân để người nông dân yên tâm đầu tư mở rộng diện tích, bên cạnh đó, cần đưa rõ tiêu chuẩn thu mua mía theo chữđường, hạn chế việc mua mía xô làm giảm hiệu suất sản xuất.

- Tăng cường mối liên kết giữa nhà máy đường và người trồng mía, đây là yêu cầu rất cần thiết để ổn định sản xuất cho ngành đường. Hai chủ thể này có mối liên hệ hữu cơ với nhau, nguyên liệu của các nhà máy đường phụ thuộc hoàn toàn vào người trồng mía, đồng thời tiêu thụ sản phẩm của người trồng mía cũng hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà máy đường, họđều không có sự lựa chọn khác. Nếu như cân bằng lợi ích và giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai chủ thể này sẽ là cơ sở quan trọng để phát triên ngành mía đường trong thời gian tới.

b. Không xây dựng mới nhà máy đường trong giai đoạn 2011 - 2015

Trước tình trạng các nhà máy đường được đầu tư xây dựng một cách ồ ạt, thiếu mía nguyên liệu trầm trọng thì việc không đầu tư xây dựng mới nhà máy đường sẽ là giải pháp trước mắt để khắc phục tình trạng hoạt động không hết công suất, giảm hiệu quả đầu tư, tăng giá thành sản phẩm. Các nhà máy hiện có phải từng bước đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa, mở rộng công suất một cách phù hợp với vùng nguyên liệu và thị trường; nâng cao tổng công suất thu hồi, chất lượng sản phẩm; giảm ô nhiễm môi trường, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh; thực hiện đa dạng hóa sản phẩm như cồn, điện, phân vi sinh, bánh kẹo…để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

c. Nâng cao hiệu suất sản xuất đường

- Về thời gian vào vụ và giám sát việc thu mua mía, đây có thể không phải là vấn đềđặt ra và phải giải quyết đối với nhiều ngành hàng nông sản khác nhưng lại rất quan trọng đối với ngành mía đường. Trước thực trạng sản xuất của ngành mía đường Việt Nam hiện nay là thiếu nguyên liệu, khi chuẩn bị đến vụ ép mía, thường xảy ra tình trạng tranh mua nguyên liệu giữa các nhà máy nên đã không chú trọng đến chất lượng mía, độ chín của mía dẫn đến hiệu suất sản xuất đường thấp. Vì vậy trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả sản xuất các nhà máy đường cần thực hiện nghiêm túc thời gian vào vụ và giám sát chặt chẽ khâu thu mua mía nguyên liệu:

- Về giá mua mía và giá bán đường: ngay từđầu vụ, căn cứ theo giá thành sản xuất mía và tình hình thị trường, các cơ quan hữu quan có chức năng quản lý ngành đường cần thống nhất đưa ra khung giá bán đường và giá mua mía cho

niên vụ đó trên cơ sở đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp sản xuất, cho người trồng mía và giá bán đường phù hợp với người tiêu dùng. Bên cạnh đó cần có cơ chếđể giám sát và quản lý chặt chẽ việc thực hiện khung giá trên thông qua việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm và có chế tài xử lý vi phạm cụ thể. Trên cơ sở khung giá mía được công bố, căn cứ tình hình thực tế và thời điểm thu mua, các nhà máy đường công bố giá mua mía nguyên liệu của mình một cách minh bạch, rõ ràng, bảo vệ quyền lợi người trồng mía, tạo nên sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà máy đường.

d. Công tác nghiên cứu khoa học

Đối với Nhà nước:

Các đơn vị hữu quan tập trung kinh phí và nguồn nhân lực để giải quyết 4 vấn đề chủ yếu là giống, tưới, cơ giới hóa thu hoạch mía và chính sách phục vụ phát triển vùng nguyên liệu theo hướng sau đây:

- Chọn lọc, lai tạo các giống mía có năng suất và chất lượng cao thích ứng cho từng vùng, khả năng chống chịu được sâu bệnh và các điều kiện bất lợi về khí hậu, thời tiết (nhất là hạn hán-do thời tiết hoặc do hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu).

- Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các vùng trồng mía tập trung để khuyến khích người trồng mía đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiến tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mía, tăng thu nhập cho người trồng mía, đây là điều kiện nhằm ổn định vùng mía nguyên liệu để phát triển ngành mía đường một cách bền vững.

Đối với các doanh nghiệp, nhà máy đường:

- Các doanh nghiệp, nhà máy đường cũng cần chủ động trong công tác nghiên cứu khoa học. Không những trong công tác lai tạo giống, mà còn phải dựa trên thực tế trồng mía của người nông dân vềđộ vào đường, mùa vụ và đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội của vùng nguyên liệu cung cấp mía cho mình để có các chính sách đầu tư cho phù hợp.

Đối với người trồng mía:

- Phối hợp và dưới sự hỗ trợ của các nhà máy sản xuất đường, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào việc trồng mía: công nghệ tưới mía, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất thu hoạch mía cho từng vùng.

3.3.2. Giải pháp trong lĩnh vực tiêu thụ

a. Xây dựng mạng lưới phân phối mặt hàng đường từ nhà sản xuất

đến người tiêu dùng

Trước thực trạng các nhà máy sản xuất đường hoàn toàn bỏ ngỏ hệ thống phân phối đường, thay vào đó, họ bán đường ngay tại cửa nhà máy cho các nhà bán buôn theo hình thức mua đứt bán đoạn, phát sinh theo từng sự vụ và sự liên kết hết sức lỏng lẻo. Việc mua đứt bán đoạn làm cho các nhà máy không kiểm soát được đường đi của sản phẩm. Hơn nữa đặc thù của mặt hàng đường tại Việt Nam là hay biến động về giá và tạo ra các cơn sốt về giá.

Khi xảy ra các cơn sốt về giá thì do đặc thù là phần lớn lượng đường đều được các nhà bán buôn thâu tóm nên dễ xảy ra tình trạng đầu cơ găm hàng đẩy giá lên cao.

Do vậy, để đảm bảo nguồn cung tiêu thụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả hợp lý, cần phải xây dựng hệ thống phân phối với các kênh phân phối có mối liên kết chặt chẽ với nhau và có ràng buộc về lợi ích và nghĩa vụ chung của kênh.

Để xây dựng được kênh phân phối hiệu quả, cần triển khai một số biện pháp sau:

- Các nhà máy đường tự thành lập kênh phân phối của mình hoặc liên kết với nhau thành lập kênh phân phối. Các nhà máy đường có thể liên kết với 1 nhà bán buôn có phạm vi kinh doanh trên cả nước hoặc theo từng vùng để thành lập kênh phân phối. Từ nhà bán buôn đó sẽ phân phối trực tiếp đến nhà bán lẻ tới người tiêu dùng nhằm hạn chế việc có quá nhiều trung gian trong kênh phân phối làm đội giá thành sản phẩm và việc đầu cơ găm hàng.

- Tận dụng hệ thống phân phối truyền thống vốn đã mang lại hiệu quả, đồng thời phát huy vai trò quan trọng của các nhà phân phối hiện đại như siêu thị, các cửa hàng tiện ích… để tạo dựng nên hệ thống kênh phân phối bán lẻ, bên cạnh phát huy ưu thế của kênh trực tiếp tới các khách hàng lớn là các nhà sản xuất bánh kẹo, sữa, nước ngọt...

b. Xây dựng các chính sách ưu đãi để khuyến khích việc hình thành và phát triển kênh phân phối riêng cho mặt hàng đường như ưu đãi về thuê đất xây kho, cửa hàng, vốn vay, thuế thu nhập doanh nghiệp...

c. Đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ logistics cho các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đường: (kho dự trữ, kho bảo quản đường phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế) nhằm tránh trường hợp chất lượng đường bị giảm sút do dịch vụ hậu cần logistics yếu kém.

d. Có cơ quan chủ trì tổng hợp, đánh giá đúng thực trạng sản xuất mía đường hàng năm: củng cố và mở rộng mạng lưới thông tin thị trường trong và ngoài nước để có những dự báo sát với thực tế, có dự báo chính xác tình hình cung cầu đường, để từ đó có kế hoạch chủ động sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trong nước, xuất khẩu ra nước ngoài, đồng thời kiến nghị Nhà nước ban hành kịp thời các chính sách để giữổn định thị trường.

e. Các nhà máy đường xây dựng thương hiệu, nhãn mác hàng hóa, tăng cường xúc tiến thương mại mía đường: nhằm một mặt đẩy mạnh tiêu dùng mặt hàng đường trong nước, góp phần mạnh mẽ việc đẩy lùi tiêu dùng đường nhập lậu, một mặt tạo thương hiệu cho các doanh nghiệp khi sản lượng đường đủđáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.

3.3.3. Giải pháp về quản lý và chính sách điều tiết của Nhà nước

a. Thực hiện chính sách dự trữ điều tiết cung cầu đối với mặt hàng

đường.

Đường là một trong những mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá được quy định trong Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 4 năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành . Đường là mặt hàng cần thiết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nhưng cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro liên quan tới biến động cung cầu do những nguyên nhân khách quan (thời tiết, ảnh hưởng bởi thị trường thế giới, các yếu tố mùa vụ...) hoặc những nguyên nhân chủ quan (găm hàng, đầu cơ, lũng đoạn thị trường...). Vì vậy, việc xây dựng cơ chế điều tiết cung cầu là cần thiết để nhà nước có công cụ kịp thời can thiệp, chống đầu cơ, lũng đoạn thị trường, góp phần bình ổn thị trường kiểm soát lạm phát, ổn định tình hình kinh tế-xã hội.

Trong thời gian qua, công tác điều hành cung cầu hàng hóa của các cơ quan quản lý nhà nước bị hạn chế do thiếu công cụ để điều tiết thị trường. Mặc dù nhà nước và các địa phương đã xây dựng các chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu trong đó có đường nhưng do cơ chế sử dụng chưa linh hoạt, giá bình ổn nhiều khi còn cao hơn giá thị trường và lượng hàng bình ổn mới chỉ

đáp ứng được nhu cầu rất nhỏ của tiêu dùng cũng như sản xuất (nhỏ hơn 10% tổng nhu cầu thị trường). Do vậy, khi xảy ra bất ổn thị trường, giá cả tăng vọt hay thiếu cung cục bộ thì lượng hàng bình ổn này không đủ để can thiệp thị trường, đó là chưa kể đến việc các nhà trung gian đầu cơ găm hàng đẩy giá lên cao. Chính vì vậy khó có thể can thiệp để bình ổn thị trường khi quy mô biến động của thị trường ở phạm vi lớn. Do vậy cần phải có dự trữ điều tiết cung cầu mặt hàng đường để linh hoạt điều tiết thị trường.

Bản chất của dự trữ lưu thông bắt buộc là tận dụng nguồn lực của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước thực hiện dự trữ hàng hóa với mức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 98 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)