Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 28 - 31)

L ỜI NÓI ĐẦ U

1.5.1.Kinh nghiệm của Thái Lan

Hiện nay Thái Lan đã trở thành nước sản xuất đường lớn thứ 4 thế giới và là nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới với sản lượng đường hàng năm trên 7 triệu tấn và 2/3 trong sốđó là xuất khẩu. Đường xuất khẩu của Thái Lan chủ yếu sang các nước Châu Á (98%), riêng các nước ASEAN chiếm gần 50%. Ngành công nghiệp mía đường Thái Lan phát triển mạnh do có những thuận lợi vềđất đai, khí hậu và địa lý.

Từ năm 1984 Luật Mía – Đường ra đời tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức sản xuất – kinh doanh và công tác quản lý, điều hành để ngành mía đường phát triển nhanh và bền vững. Ngành đường của Thái Lan được Chính phủđiều tiết và kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, sự tham gia của các bên liên quan trong việc điều tiết và quản lý chính sách cũng rất quan trọng. Hội đồng Mía – Đường Thái Lan gồm quan chức Chính phủ và đại diện của các nhà sản xuất đường là cơ quan chính giám sát ngành Đường Thái Lan.

Hội đồng Mía – Đường (CSB) phụ trách toàn bộ công việc quản lý và điều hành ngành mía đường, bao gồm xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển công nghiệp mía đường và công nghiệp liên quan là ethanol; giám sát việc sản xuất mía và đường, phân phối hạn ngạch tiêu thụ đường trong nước và xuất khẩu, ấn định giá đường tiêu thụ trong nước và xác định giá mía trên cơ sở đảm bảo tỷ lệ phân chia thu nhập giữa người sản xuất mía và nhà máy đường là 70:30. Thái Lan áp dụng ba loại hạn ngạch trong chính sách đường, cụ thể như sau:

Hạn ngạch A bao gồm đường trắng và đường tinh luyện do các nhà máy đường sản xuất để tiêu dùng trong nước. CSB giao cho Ủy ban Đường căn cứ nhu cầu tiêu dùng trong nước để xác định số lượng đường cần cung cấp và phân phối cho các nhà máy đường bán ra. Tổng sốđường thuộc hạn ngạch A được chia làm 52 phần, tương ứng với 52 tuần lễ của 1 năm. Các nhà máy đường được cấp phép bán ra cho các nhà kinh doanh hay các nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu đường theo số lượng tương ứng với quy định cho mỗi tuần lễ.

Hạn ngạch B là đường thô do các nhà máy đường sản xuất theo quy định của CSB, giao cho Tổng công ty Đường Thái Lan xuất khẩu theo các hợp đồng dài hạn.

Hạn ngạch C bao gồm đường thô, đường trắng và đường tinh luyện để xuất khẩu sau khi các nhà may đường đã đáp ứng đủ nhu cầu của Hạn ngạch A và B.

Đường thuộc Hạn ngạch C được xuất khẩu thông qua 6 công ty xuất khẩu theo các hợp đồng hàng năm và đột xuất.

Chính phủ Thái Lan kiểm soát giá đường dựa trên giá thị trường trong nước và thế giới. Doanh thu của nông dân từ mía đường được xác định bởi một hệ thống chia sẻ doanh thu, được đi vào hoạt động từ năm 1982.

Sơđồ 1.1. Sơđồ tiêu thụđường và phân chia thu nhập

Thu nhập thuần từ tiêu thụ đường được chia làm 2 phần, người sản xuất mía nguyên liệu được 70% và nhà máy đường được 30%. Quỹ hỗ trợ và phát triển ngành mía đường (Quỹ Mía – Đường) được thành lập bằng cách trích 1-2% từ hệ thống phân chia thu nhập hàng năm. Chính phủ Thái Lan cũng thông qua Quỹ Mía – Đường để cung cấp các chương trình tín dụng hỗ trợ người nông dân vay tiền với mức lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường.

NHÀ MÁY ĐƯỜNG Hạn ngạch B (Xuất khẩu) Hạn ngạch C (Xuất khẩu) Tổng công ty Đường Thái Lan

Các công ty xuất khẩu (6 công ty)

Tổng thu nhập (R2) MÍA

Hạn ngạch A (Tiêu thụ trong nước)

Các nhà phân phối và người tiêu dùng

trong nước

Tổng thu nhập (R1)

Tổng thu nhập R1 + R2

Quỹ Mía – Đường Tổng thu nhập thuần NR1 + NR2

Người trồng mía (70%)

Nhà máy đường (30%)

Việc định giá mía được xác định như sau: Pc = 0,7 x (NR1 + NR2)/Qc Trong đó: Pc : giá một tấn mía

NR1: thu nhập thuần do tiêu thụđường trong nước NR2: thu nhập thuần do xuất khẩu đường

Qc : Tổng số mía ép trong mỗi niên vụ (tấn) Việc định giá mía được thực hiện qua 2 đợt:

- Đợt đầu là định giá sơ bộ, vào đầu vụ sản xuất, trên cơ sở ước tính thu nhập từ việc tiêu thụ đường, thực hiện vào tháng 11 và công bố vào tháng 12. Về nguyên tắc, giá mía sơ bộ và thu nhập từ sản xuất đường khi ước tính phải bảo đảm không dưới 80% giá thành.

- Đợt hai là ấn định giá cuối cùng, được tính toán vào tháng 9 năm sau và công bố vào tháng 10 trên cơ sở đã biết được tổng thu nhập thuần và thực hiện phân chia theo tỉ lệ 70:30.

Nếu mức giá cuối cùng cao hơn mức giá sơ bộ, phần thu nhập bổ sung sẽ được chi trả cho người nông dân, nếu giá cuối cùng thấp hơn hơn giá sơ bộ thì Chính phủ Thái Lan sẽđền bù cho các nhà máy theo các mức mức khác nhau của Quỹ Mía – Đường. Việc thanh toán tiền mía căn cứ vào số lượng và chất lượng mía. Việc đo chữđường của mía được thực hiện tại cổng các nhà máy đường, có sự giám sát của đại diện người trồng mía, nhà máy đường và Văn phòng Hội đồng Mía – Đường.

Chính cơ chế gắn kết lợi ích của người trồng mía và nhà máy đường này giúp cho người nông dân yên tâm trồng mía, bảo đảm vùng nguyên liệu cho sản xuất đường, thông qua đó góp phần đảm bảo nguồn cung đường và ổn định thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 28 - 31)