Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 49 - 53)

L ỜI NÓI ĐẦ U

2.2.2. Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng đường

Lượng đường tiêu thụ của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm và tốc độ tăng cũng khá cao. Nếu như tốc độ tăng năm 1996 mới chỉ đạt 1,5% thì đến năm 2000 đã lên tới 53,2% (về số tuyệt đối là 360.076 tấn). Năm 2000 là năm kết thúc kế hoạch 5 năm thực hiện chương trình mía-đường. Sản xuất vượt mức đề ra (kế hoạch là 1 triệu tấn đường, thực tế sản xuất được 1.014.000 tấn đường) nhưng điều đáng mừng hơn là nhu cầu tiêu dùng đường cũng tăng mạnh, gần gấp đôi so với năm 1999

Bảng 2.3. Kết quả tiêu thụđường các niên vụ

Đơn vị tính: tấn Niên vụ Tình hình tiêu thụ Lượng tiêu thụ của các nhà máy đường Tăng hàng năm (%) Niên vụ 2005 - 2006 1.250.000 Niên vụ 2006 - 2007 1.250.000 0 Niên vụ 2007 - 2008 1.166.100 - 6,7 Niên vụ 2008 - 2009 1.194.700 2,4 Niên vụ 2009 - 2010 1.100.000 - 7,9 Niên vụ 2010 - 2011 1.308.000 18,9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các niên vụ từ 2005/006 đến nay của Bộ NN&PTNT)

b. Bình quân tiêu thụđầu người

Việt Nam là một trong những nước có mức tiêu thụ đường bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với các nước tiêu thụ chính (Châu Âu khoảng 35 kg/người/năm, Ấn Độ là 20kg/người/năm) và thấp hơn so với mức bình quân thế giới (>22kg/người/năm) cho dù có tốc độ tăng trưởng khá cao. Tới nay bình quân

tiêu thụ đầu người không vượt quá mức 20 kg/năm. Năm 2006: 15,45 kg; 2007: 15,26 kg; 2008: 16,24 kg; 2009: 16,82; 2010: 17,5kg.

Biểu 2.3. Mức tiêu thụđường bình quân đầu người từ năm 2006 - 2010

0 5 10 15 20 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Dự án điều tra, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm đường trong nước Bộ NN&PTNT)

Trong những năm gần đây, mức sống người dân được cải thiện. Cơ cấu và mức độ tiêu dùng đường khác nhau trong cả nước, thành thị sử dụng nhiều hơn nông thôn, chủ yếu dùng ở đường cát và đường trong các sản phẩm bánh kẹo, sữa... Trong khi ở nông thôn nghiêng về tiêu thụ đường mật, đường đỏ thủ công. Tuy vậy do dân số nông thôn đông nên tiềm năng tăng trưởng ở khu vực này rất lớn.

2.2.3. Kênh phân phối mặt hàng đường

Hiện nay nhà máy đường có thể thu mua mía nguyên liệu theo hai cách như sau:

• Từ các vùng nguyên liệu đã được xây dựng từ trước, các nhà máy sản xuất đường sẽ thu mua trực tiếp từ nông dân.

• Mía nguyên liệu sẽđược các thương lái thu gom trong dân và bán lại cho các nhà máy.

Sơđồ 2.1. Kênh thu mua nguyên liệu mía

Nông dân Thương lái

Hiện nay trên cả nước có khoảng 38-40 nhà máy (tùy niên vụ sản xuất) sản xuất đường nằm ở ba khu vực lớn là miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên không phải nhà máy nào cũng tự xây dựng được cho mình vùng nguyên liệu ổn định. Vì thế nên sự cạnh tranh giữa các nhà máy trong cùng một địa bàn trở nên vô cùng gay gắt. Tình trạng các nhà máy không có vùng nguyên liệu của mình mà phải thu mua từ các thương lái đã tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh. Bởi các tư thương này tìm mọi cách để thu mua mía với giá cao hơn thậm chí đốt ruộng mía gây tâm lý hoang mang cho người dân và ảnh hưởng tới lợi ích của những công ty bỏ công xây dựng vùng nguyên liệu. Hiện nay mới chỉ có công ty cổ phần mía đường Lam Sơn có sự đầu tư xây dựng nguồn nguyên liệu cho mình bằng những dự án về giống cây trồng, chếđộ chăm sóc cho cây trong vùng nguyên liệu.

Các nhà máy đường do thiếu vốn và khả năng kiểm soát vòng quay của vốn nên họ không có hệ thống phân phối riêng mà phải thông qua kênh phân phối trung gian với phương thức giao dịch chủ yếu thường áp dụng là mua đứt bán đoạn để bán sản phẩm.

Trong thị trường đường sản xuất trong nước, thông thường mô hình kênh phân phối được trình bày theo sơđồ sau:

Sơđồ 2.2. Mô hình kênh phân phối đường được sản xuất trong nước

(1) (2) (3) (4) Doanh nghiệp dùng đường làm nguyên liệu Người tiêu dùng Bán buôn Bán lẻ Nhà máy đường Siêu thị Bán lẻ Đại lý Bán buôn

Loại kênh (1)

Đây là kênh phân phối trực tiếp từ nhà máy đường đến doanh nghiệp dùng đường làm nguyên liệu. Loại kênh này có ưu thế đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ đường, bảo đảm sự giao tiếp chặt chẽ của nhà máy đường trong lĩnh vực phân phối.

Loại kênh (2)

Là loại kênh phân phối có sử dụng trung gian. Các nhà máy bán cho siêu thị đường với số lượng lớn với đơn vị bao 50kg theo giá bán sỉ và từ siêu thị đường được chia nhỏ đóng gói (bao 0,5 kg; bao 1kg; bao 2kg) và bán đến người tiêu dùng theo giá bán lẻ.

Loại kênh (3), (4)

Trong các kênh này, số cấp trung gian mới chỉ đến 3 cấp, nhưng trong thực tế có những kênh phân phối số cấp trung gian lên tới 4 hoặc 5 cấp. Thông thường ở địa bàn càng hẹp thì số cấp trung gian càng ít, ở địa bàn rộng trong kênh phân phối số cấp trung gian có thể lớn lớn hơn. Loại kênh này do mua bán trong từng kênh nên tổ chức tương đối chặt chẽ, vòng quay vốn nhanh, luồng vận động sở hữu có nhiều vòng hơn. Tuy nhiên do qua các khâu trung gian nên thời gian lưu thông hàng hóa dài hơn, chi phí phân phối cả kênh lớn.

Đồng thời, đường sản xuất trong nước trong những năm gần đây vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nên hàng năm Việt Nam phải thực hiện nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu chủ yếu là nhà máy đường, doanh nghiệp dùng đường làm nguyên liệu4 và một số doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá được Nhà nước chỉđịnh.

Sơđồ 2.3. Mô hình kênh phân phối đường nhập khẩu

4 Năm 2010 các doanh nghiệp dùng đường làm nguyên liệu đã nhập khẩu 187.123 tấn đường theo hạn ngạch thuế quan và 112.599 tấn đường ngoài hạn ngạch thuế quan – Cục Chế biến thương mại, nông lâm thủy sản và nghề muối. Nhà thương mại Doanh nghiệp dùng đường làm nguyên liệu Nhà máy đường Đường nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)