Chính sách thuế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 61)

L ỜI NÓI ĐẦ U

2.3.3. Chính sách thuế

Theo cam kết WTO, tại thời điểm gia nhập WTO (2007), hạn ngạch nhập khẩu đường thô và đường tinh luyện là 55.000 tấn, con số này sẽ tăng 5% mỗi năm với thuế suất nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% đối với đường thô, 50% đối với đường tinh luyện từ củ cải và 60% đối với đường tinh luyện từ mía. Nhập khẩu ngoài hạn ngạch không bị hạn chế về các quy định nhập khẩu, nhưng phải chịu thuế suất rất cao, từ 80-100%.

Theo cam kết CEPT/AFTA giai đoạn 2009-2013 thì từ năm 2010, thuế suất nhập khẩu tất cả các loại đường từ các nước ASEAN đều ở mức 5%.

Bảng 2.4. Thuế suất nhập khẩu đường ngoài hạn ngạch

Mã Mô tả Thuế suất ngoài hạn ngạch

Đường thô

1701110000 Đường mía 80%

1701120000 Đường củ cải 80%

1701910000 Đã pha thêm hương liệu hoặc

chất màu 100%

Đường tinh luyện

1701991100 Đường trắng 88% (năm 2011); 85% (năm 2012) 1701991900 Loại khác 100% (năm 2012)

(Nguồn: www.mof.gov.vn)

Bảng 2.5. Thuế suất nhập khẩu đường của Việt Nam để thực hiện hiệp định CEPT/AFTA giai đoạn 2006-2013 Loại đường 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Đường thô 17011100 Đường mía 30% 30% 20% 10% 5% 5% 5% 5%

17011200 Đường củ cải 5% 5% 5% 5% 5% 5% 5% 5% 17019100 Đã pha thêm hương liệu hoặc chất màu 40% 30% 20% 10% 5% 5% 5% 5%

Đường tinh luyện

17019911 Đường

trắng 40% 30% 20% 10% 5% 5% 5% 5% 17019919 Loại

khác 40% 30% 20% 10% 5% 5% 5% 5%

(Nguồn: www.mof.gov.vn)

Như vậy, trong năm 2010 khi thuế nhập khẩu theo cam kết CEPT/AFTA được điều chỉnh xuống còn 5%, đồng thời hạn ngạch nhập khẩu cũng dần được xóa bỏ theo cam kết WTO thì các doanh nghiệp mía đường Việt Nam sẽ ngày càng gặp khó khăn hơn trong khi thị trường sẽ không vướng sâu vào tình trạng sốt giá nếu như các cơ quan chức năng thực hiện tốt nhiệm vụđiều tiết cung cầu.

Để các doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường nhập khẩu, ngày 15 tháng 4 năm 2011 Bộ Tài chính đã ra Thông tư số 29/2011/TT-BTC về quy định thuế nhập khẩu ưu đãi đối với sản phẩm đường; mặt hàng đường thô hiện đang phải chịu mức thuế là 25% sẽ được giảm xuống còn 15%; đường tinh luyện mức thuế giảm tới 25%, từ 40% xuống chỉ còn 15%.

2.3.4. Chính sách tài chính, tiền tệ

Quyết định số 28/2004/QĐ-TTG ngày 4 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy và công ty đường5, theo đó các nhà máy đường phải tiến hành sắp xếp lại, thực hiện cổ phần hóa (nhà nước không nhất thiết phải giữ lại cổ phần) hoặc thí điểm: bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp được áp dụng các biện pháp hỗ trợ như sau:

- Áp dụng mức lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 đối với các khoản vay trong nước (Quỹ Hỗ trợ phát triển, các ngân hàng thương mại) có mức lãi suất khác nhau trong từng thời kỳ có số dưđến ngày 31 tháng 12 năm 2003, kể cả khoản vay nhận nợ bắt buộc phát sinh sau ngày 01 tháng 01 năm 2004 của các dự án đầu tư xây dựng nhà máy.

Đối với các khoản nợ vay ngoại tệ từ nguồn ngoài nước (ODA, vay thương mại) để nhập khẩu thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển vùng nguyên liệu của các Nhà máy đường cho phép chuyển đổi thành vay nội tệ tương ứng từ ngày 01 tháng 01 năm 2004; tỷ giá chuyển đổi được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Việc điều chỉnh lại lãi suất vay sau khi chuyển thành nội tệ tương ứng đối với từng nguồn ngoại tệ vay của các nhà máy đường theo nguyên tắc không vượt quá mức lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển nhà nước.

Xác định lại thời hạn vay vốn đối với các khoản vay sau khi đã điều chỉnh lãi suất và vay ngoại tệ chuyển thành nội tệ, thời gian tối đa là 15 năm kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004; trường hợp thời gian vay trong các hợp đồng tín dụng đã ký trên 15 năm thì thực hiện theo thời gian trong hợp đồng tín dụng đã ký.

Ngân sách nhà nước cấp bù khoản chênh lệch giữa lãi suất thương mại với mức lãi suất đã được điều chỉnh cho các tổ chức tín dụng cho vay theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Xóa nợ lãi tiền vay đối với các khoản vay trong nước, các khoản nợ phí bảo lãnh, phí tái bảo lãnh phát sinh từ các khoản vay nước ngoài (bằng ngoại tệ, vay nhập khẩu thiết bị trả chậm) do các tổ chức tín dụng trong nước bảo lãnh cho các nhà máy đường tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2003. Bộ Tài chính hướng dẫn hạch toán và xử lý các khoản xoá nợ trên theo chếđộ tài chính, luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức tín dụng.

- Xoá nợ khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng chưa nộp về thuế giá trị gia tăng phát sinh từ năm 2001-2003 đối với sản phẩm đường và sản phẩm có sử dụng phụ phẩm, phế liệu thu hồi từ sản xuất đường. Số tiền xoá nợ không vượt quá số lỗ phát sinh luỹ kếđến ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Nhà máy.

- Cấp bù chênh lệch tỷ giá ngoại tệ vay nhập khẩu thiết bị (kể cả nợ vay nhập khẩu thiết bị trả chậm) phát sinh đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 nhưng

chưa được xử lý. Bộ Tài chính căn cứ số liệu cụ thể của từng nhà máy đường để giải quyết.

- Các khoản lỗ của các Nhà máy khi thực hiện cổ phần hoá hoặc thí điểm bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp được xử lý theo quy định của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu. Đối với các Nhà máy đã hoàn thành chuyển đổi sở hữu đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, khoản lỗ phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chuyển sang công ty cổ phần được điều chỉnh giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Đối với khối lượng xây dựng cơ bản thuộc dự án đầu tư Nhà máy đường đã hoàn thành và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán theo đúng quy định hiện hành của Nhà nuớc, nhưng chưa được vay vốn để thanh toán cho các nhà thầu, thì Quỹ Hỗ trợ phát triển cho vay với lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển nhà nước. Tuy nhiên, chính sách này đến nay đã hết hiệu lực.

2.3.5. Chính sách bình ổn thị trường đường thông qua chương trình bình ổn giá bình ổn giá

Mặt hàng đường nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định chi tiết tại Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính.

Tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…đường đã trở thành một trong các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu được bình ổn giá kể từ khi chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu ra đời. Chương trình này đã được xã hội ghi nhận, tác động tích cực đến đời sống tiêu dùng của người dân, phục vụ đại đa số người tiêu dùng có thu nhập trung bình bằng nguồn hàng phong phú, giá tốt, thể hiện được tính dẫn dắt thị trường.

2.3.6. Thực trạng tổ chức thực hiện

Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp so sánh các chỉ tiêu đạt được của cả nước đến giữa năm 2011 Chỉ tiêu Đơn vị tính Theo Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg Đạt được đến giữa năm 2011 So sánh (%) Diện tích mía ha 300.000 271.400 -9,5

Năng suất mía bình quân tấn/ha 65 60,5 - 6,9

Chữđường bình quân CCS 11 9,8 -10,9

Sản lượng mía triệu tấn 19,5 16,4 -15,9

Tổng công suất nhà máy TMN 105.000 112.200 +6,8

Sản lượng đường tấn 1.400.000 1.150.460 -17,8

( Nguồn: Báo cáo của Bộ NN&PTNT tại Hội nghị “Tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2010 - 2011 và kết quả thực hiện quyết định 26 của Thủ tướng Chính phủ”)

Như vậy, cho dù đến giữa năm 2011 tất cả các chỉ tiêu đặt ra theo Quyết định 26/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đều không đạt được. Đặc biệt là chất lượng mía và năng suất đường trên 1 ha là quá thấp so các nước trong khu vực và thế giới. Đây là nguyên nhân căn bản làm hạn chế năng lực cạnh tranh của ngành đường Việt Nam.

Về kết quả phát triển 4 vùng trọng điểm phát triển mía đường theo Quyết định 26/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ:

Về diện tích trồng mía và tổng công suất nhà máy thì vùng Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ kết quả thực hiện còn cách xa các chỉ tiêu, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt đúng chỉ tiêu và vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên đã vượt các chỉ tiêu đặt ra. Nguyên nhân vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên vượt các chỉ tiêu đặt ra là do Công ty đường Quảng Ngãi những năm vừa qua đã tập trung di dời các nhà máy đường lên An Khê và phát triển An khê trở thành một vùng sản xuất mía đường lớn. Cụ thể thực hiện các chỉ tiêu của từng vùng như sau:

Bảng 2.7. Diện tích trồng mía vùng Bắc Trung Bộ

(Thanh Hóa – Nghệ An)

TT Chỉ tiêu Theo QĐ số 26/2007/QĐ-TTg Thực tếđạt được đến giữa năm 2011 So sánh (%) 1 Diện tích mía 80.000 ha 49.467ha - 38,2

2 Tổng công suất NM 35.000 TMN 27.000 TMN - 22,9

Bảng 2.8. Diện tích trồng mía Vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên

(Phú Yên – Khánh Hòa – Gia Lai)

TT Chỉ tiêu Theo QĐ số 26/2007/QĐ- TTg Thực tếđạt được đến giữ năm 2011 So sánh (%) 1 Diện tích mía 53.000 ha 60.16 ha + 13,5 2 Tổng công suất NM 16.300 TMN 28.000 TMN + 73,1

Bảng 2.9. Diện tích trồng mía Vùng Đông Nam Bộ

(Tây Ninh) TT Chỉ tiêu Theo QĐ số 26/2007/QĐ- TTg Thực tếđạt được đến giữ năm 2011 So sánh (%) 1 Diện tích mía 37.000 ha 25.426 ha - 31,3 2 Tổng công suất NM 14.900 TMN 12.500 TMN - 16,1

Bảng 2.10. Diện tích trồng mía Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

(Long An - Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng – Hậu Giang)

TT Chỉ tiêu Theo QĐ số 26/2007/QĐ- TTg Thực tếđạt được đến giữ năm 2011 So sánh (%) 1 Diện tích mía 52.000 ha 51.574ha - 0,8 2 Tổng công suất NM 19.800 TMN 21.000 TMN + 6,1

(Nguồn: Báo cáo tại Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2010 – 2011 và kết quả thực hiện Quyết định 26/2007/QĐ-TTg)

Từ thực tế và qua kết quả rà soát việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển mía, đường theo Quyết định 26/2007/QĐ-TTg cho thấy khó khăn lớn nhất của các nhà máy đường hiện nay vẫn là nguyên liệu. Liên tục 10 năm vừa qua năng suất, chất lượng mía không có gì đột biến lớn. Do năng suất, chất lượng mía thấp nên hiệu quả trồng mía kém hơn nhiều cây trồng khác, vùng nguyên liệu của các nhà máy luôn bị biến động và không ổn định.

Quyết định số 28/2004/QĐ-TTG ngày 4 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn

đối với các nhà máy và công ty đường

Sau 3 năm thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành mía đường Việt Nam đã từng bước tổ chức lại sản xuất và xử lý những tồn đọng về tài chính, đến thời điểm giữa năm 2007 về cơ bản các doanh nghiệp mía đường đã hoàn thành việc chuyển đổi cổ phần hóa. Cụ thể, ngoài 03 nhà máy đã ngừng hoạt động, cả nước còn 36 nhà máy đường; trong đó 06 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài, 25 nhà máy đã cổ phần hóa, và 5 nhà máy không đủ điều kiện cổ phần hóa là Sơn La, Kon Tum, Trà Vinh, Sóc Trăng và Thới Bình đang được tiếp tục xử lý để chuyển đổi. Cũng từ Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg, tổng số tiền Ngân sách nhà nước đã xử lý để tháo gỡ khó khăn tài chính cho các nhà máy đường trong 3 năm ước khoảng 1.500 tỷđồng.

Theo Hiệp hội Mía Đường Việt Nam, nhờ tổ chức lại sản xuất kết hợp với xử lý tài chính theo Quyết định 28/2004/QĐ-TTg, đồng thời việc giá đường giữ được ở mức cao nên đến cuối 2006, ngành mía đường Việt Nam đã có lãi. Tính riêng hai năm (2004-2005) tổng số tiền nộp ngân sách là 741,5 tỷđồng, gần bằng 50% số tiền mà Chính phủ đã xử lý tài chính tồn đọng cho các nhà máy đường. Đồng thời, Hiệp hội Mía Đường Việt Nam cho rằng, Quyết định 28/2004/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ là một bước đi rất tích cực chuẩn bị cho ngành đường Việt Nam hội nhập quốc tế.

Hạn ngạch nhập khẩu thương mại (TRQ)

Đến thời điểm hiện tại, Quota chỉ còn là yếu tố tâm lý do từ năm 2010, khi thuế nhập khẩu các loại đường theo lộ trình AFTA giảm về mức thấp nhất còn 5%, có thể thấy rằng nhà nước đã hầu như không còn bảo hộ ngành đường. Thay vì áp dụng mức TRQ cố định hàng năm hoặc thu mua tích trữ (trong trường hợp dư thừa) để giá nội địa ở mức cao và khuyến khích nông dân sản xuất, Bộ Công

Thương đã liên tục điều chỉnh mức TRQ tăng lên tùy thuộc vào nhu cầu nội địa. Cụ thể, TRQ cho năm 2010 ở mức 300.000 tấn (được cấp làm 2 đợt, đợt 1 được cấp từ đầu năm là 200.000 tấn trong đó có 50.000 tấn đường tinh luyện - theo Thông tư 07/2010/TT-BCT ngày 12 tháng 2 năm 2010, đợt 2 được cấp bổ sung 100.000 tấn theo Thông tư 30/TT/2010/TT-BCT ngày 26 tháng 7 năm 2010, trong đó có 25.000 tấn cấp cho thương mại)

Chính sách thuế

Mặt hàng đường được bảo hộ cao trong một thời gian dài, khi ngoài việc quy định thuế cao (40%) thì mặt hàng này có thời gian còn được Nhà nước áp dụng các biện pháp cấm nhập hoặc nay chuyển sang biện pháp hạn ngạch thuế quan, lượng đường nhập khẩu ngoài hạn ngạch này chịu mức thuế suất tới 100%. Điều này đã dẫn tới khả năng cạnh tranh của ngành chế biến đường trong nước còn yếu, giá cao hơn 20 - 30% so với đường nhập khẩu trong khi đường lại là nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến thực phẩm. Chính vì vậy, từ năm 2010 đã có một lộ trình quyết liệt trong việc giảm bảo hộ đối với mặt hàng đường để tạo sức ép cho doanh nghiệp hạ chi phí đầu vào, nâng cao tính cạnh tranh.

Chính sách bình ổn thị trường thông qua chương trình bình ổn giá

Bình ổn giá đường tại các thành phố lớn trên đã giúp cho tình hình cung ứng, giá cả đường trên thị trường diễn biến phù hợp, đúng theo quy luật, qua đó các thành phố này đã hạn chế, kiểm soát được hiện tượng đầu cơ, tăng giá đột biến, chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần bình ổn thị trường đường, đặc biệt trong dịp Tết Trung Thu, Tết cổ truyền là thời điểm nhu cầu về đường tăng cao. Đồng thời, chương trình bình ổn giá cũng hỗ trợ doanh nghiệp đường lớn mạnh từ việc tham gia chương trình bình ổn giá, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không chỉ được quảng bá, tuyên truyền sản phẩm, thương hiệu được nâng cao mà còn có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ chương trình đã xuất hiện các mô hình liên kết trực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)