Đặc điểm của thị trường đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 36)

L ỜI NÓI ĐẦ U

2.1.1.Đặc điểm của thị trường đường

a. Đặc điểm về mặt hàng

Trên thế giới có hai loại đường chính là đường mía và đường củ cải. Từ hai loại đường cơ bản này lại chia ra làm nhiều loại đường khác nhau vềđộ ngọt, độ màu, độ tinh khiết như: đường mật, đường phèn (đường thủ công), đường luyện và đường kính.

Tại Việt Nam, đường được tiêu thụ chủ yếu trên thị trường là đường được làm từ cây mía. Còn đường củ cải hầu như không xuất hiện trên thị trường, do cây củ cải đường không thuận lợi với khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam, chỉ trồng được ở vùng khí hậu ôn đới. Ngành sản xuất đường Việt Nam được bảo hộ khá mạnh bằng chính sách hạn ngạch và thuế, ngay khi thực hiện Chương trình “Sản xuất 1 triệu tấn đường ( năm 1997), Chính phủ đã hạn chế việc nhập khẩu đường. Mặt hàng đường hiện là mặt hàng nhạy cảm có sự quản lỹ chặt chẽ của Chính phủ và liên Bộ (Tài Chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương...) vềđiều hành cung cầu và trình Chính phủ quyết định lượng nhập khẩu mỗi năm. Ngoài ra, đường cũng năm trong danh mục mặt hàng thiết yếu được xác định theo Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Pháp lệnh Giá.

b. Đặc điểm về nguồn cung

Trong nhiều năm trở lại đây, nguồn cung đường từ sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nội địa, do đó phần thiếu hụt phải dựa vào nhập khẩu. Dưới đây là một số khái quát về đặc điểm nguồn cung từ sản xuất trong nước và nguồn cung từ nhập khẩu.

Đặc điểm của nguồn cung từ sản xuất trong nước

Tương tự như các nước sản xuất và cung ứng đường trên thế giới, sản xuất đường ở Việt Nam mang tính mùa vụ (do nguyên liệu sản xuất từ cây mía), sản

lượng sản xuất phụ thuộc vào năng suất, chất lượng mía,… nên nguồn cung mặt hàng này không ổn định trong năm (sản xuất chỉ 6 tháng nhưng tiêu thụ cả năm).

Nguồn cung đường cho thị trường tiêu thụ nội địa từ sản xuất trong nước thường bị thiếu hụt trong hai giai đoạn (đầu niên vụ1 và giáp vụ). Do đó, vào các thời điểm trên các nhà máy sản xuất, các doanh nghiệp thương mại đều có kế hoạch dự trữđường đểđáp ứng nhu cầu thị trường.

Đến thời điểm hiện tại, cả nước có 40 nhà máy đường đang hoạt động, tuy nhiên chỉ có 08 nhà máy có công suất từ 3.500 tấn mía/ngày (TMN) trở lên, chiếm trên 53% tổng công suất thiết kế của các nhà máy đường Việt Nam và chiếm 43% sản lượng đường cả nước, cụ thể:

Tại Miền Bắc: 3 nhà máy đường tổng sản lượng 179.445 tấn Công ty TNHH mía đường Việt Đài

Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn

Công ty liên doanh mía đường Nghệ An – T&L

Tại Miền Trung: 3 nhà máy tổng sản lượng 177.000 tấn An khê – Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi; Công ty TNHH KCP

Công ty cổ phần đường Biên Hòa

Tại Miền nam: 2 nhà máy, tổng sản lượng 132.323 tấn Công ty cổ phần Bourbon

Công ty cổ phần Nagarjuna

32 nhà máy đường còn lại chỉ có công suất bình quân 1.742 TMN (công suất bình quân của các nhà máy đường Thái Lan là 12.000 TMN, của Úc là 10.000 TMN và của Mexco khoảng 5.000 TMN), còn công suất tối thiểu được coi là có hiệu quả kinh tế là 6.000 – 7.000 TMN.

Bên cạnh nguồn cung từ các nhà máy đường còn có sự đóng góp của các cơ sở sản xuất đường thủ công. Các cơ sở này xuất hiện nhiều ở các vùng trồng mía truyền thống nhưng không đủđiều kiện để xây dựng nhà máy đường hoặc ở các khu vực có hạ tầng giao thông hạn chế, việc thu mua và vận chuyển mía

nguyên liệu khó khăn và đặc biệt để có các sản phẩm đường phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ đường của dân cư tại địa phương. Khi các nhà máy đường sản xuất theo công nghệ hiện đại được xây dựng thì số lượng các cơ sở sản xuất đường thủ công giảm nhưng nhu cầu tiêu thụ mía cho hoạt động của đối tượng này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến các nhà máy đường trong thu mua mía nguyên liệu.

Đặc điểm của nguồn cung từ nhập khẩu

Việt Nam nhập khẩu đường chủ yếu từ Thái Lan, thông thường là các hình thức nhập khẩu cần hạn ngạch (thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN có C/O mẫu D là 5%, 15% áp dụng với đường nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN và còn nhập khẩu không cần hạn ngạch vì mức thuế quá cao (từ 80-100%) nên các doanh nghiệp không thể dụng biện pháp này.Tuy nhiên, đường nhập lậu cũng đóng góp một số lượng không nhỏ vào nguồn cung từ nhập khẩu.

Trong nhiều năm trở lại, nguồn cung đường từ nhập khẩu đã chịu nhiểu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố như tình hình sản xuất, cung ứng và giá đường thế giới. Bên cạnh đó, các yếu tố trong nước như vấn đề nguồn nguyên liệu, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà máy đường, diễn cung cầu, giá cả… đã tác động không nhỏđến sựổn định của nguồn cung nhập khẩu.

c. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ

Tại Việt Nam, đường sử dụng trực tiếp được tiêu thụ rộng rãi cả ở thị trường khu vực thành thị lẫn nông thôn. Với phạm vi không gian tiêu thụ rộng lớn và được tiêu dùng phổ biến ở mọi tầng lớp dân cư nên khối lượng đường sử dụng trực tiếp chiếm khá lớn trong tổng lượng đường cung ứng ra thị trường.

Bên cạnh đó, đường với vai trò là nguyên liệu cho các ngành sản xuất thực phẩm công nghệ như sản xuất bánh, kẹo, sữa, kem, nước ngọt, dược phẩm và một số ngành khác như chế biến rau quả, thực phẩm, rượu bia… Theo nghiên cứu2 của Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Công Thương thì ngành sản xuất và kinh doanh đường và bánh kẹo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo như tính toán thông thường chi phí đường chiếm khoảng từ 40% - 60% chi phí sản xuất kẹo và khoảng 20% chi phí sản xuất bánh.

2 Trích trong báo cáo thường niên ngành đường Việt Nam năm 2009 và triển vọng 2010 của Viện nghiên cứu thương mại

d. Đặc điểm diễn biến giá cả mặt hàng đường trên thị trường

Do chịu ảnh hưởng gián tiếp từ cây mía, là mặt hàng nông sản bị tác động mạnh từ yếu tố mùa vụ nên giá đường ở Việt Nam chênh lệch theo mùa rất rõ rệt. Vào đầu niên vụ khi sản lượng đường chưa dồi dào, giá đường thường đứng ở mức cao và giá có xu hướng giảm vào chính vụ. Thời điểm tiêu thụ đường lớn nhất trong năm cũng là những tháng giá đường đứng ở mức cao, rơi vào tháng 1 (chuẩn bị cho Tết Nguyên đán) và tháng 7,8 (chuẩn bị cho Tết Trung Thu).

Theo nghiên cứu, giá cả và lượng tiêu thụ các sản phẩm đường rất khác nhau giữa các khu vực thị trường. Tại thị trường đường miền Nam, mặc dù tiêu thụ lớn hơn nhưng giá lại thấp hơn so với giá cả thị trường đường tại miền Bắc, do miền Nam tập trung nhiều nhà máy đường lớn, cũng như có hệ thống phân phối khá tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Phân loại thị trường tiêu thụđường

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà thị trường tiêu thụ sản phẩm đường được phân loại một cách khác nhau. Cụ thể như sau:

a. Phân loại thị trường tiêu thụđường căn cứ vào tính chất sử dụng

- Thị trường đường công nghiệp

Đây là thị trường tiêu thụđường gián tiếp hay nói cách khác, là thị trường tiêu thụđường phục vụ công nghiệp chế biến thực phẩm công nghệ.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, trong năm 2010 ngành sữa, bánh kẹo tiêu thụ khoảng 190.294 tấn đường, chiếm gần 42% tổng lượng đường sử dụng trong các ngành công nghiệp và chiếm 14,64% lượng đường tiêu thụ của cả nước; ngành đồ uống tiêu thụ 176.360 tấn; nhóm ngành khác 21.090 tấn; đường thô là 63.300 tấn.

Cũng theo Bộ Công Thương, tăng trưởng tiêu thụ đường của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm công nghệ trong năm 2011 sẽ là 49,76% khi đạt mức tiêu thụ 646.690 tấn đường.

Thị trường đường công nghiệp tiêu thụ chủ yếu đường tinh luyện RE (viết tắt của từ tiếng Anh: Refined Extra) và đường trắng công nghiệp RS (viết tắt của từ tiếng Anh: Refined Standard) do các doanh nghiệp mía đường cung cấp.

Đây là thị trường tiêu thụđường trực tiếp của các hộ gia đình, quán cà phê, giải khát, cửa hiệu ăn uống quy mô nhỏ… Thị trường đường ăn tiêu thụ phổ biến là đường trắng công nghiệp RS và đường sản xuất thủ công (đường tinh luyện RE được tiêu thụở mức không lớn)

b. Phân loại thị trường tiêu thụđường căn cứ theo địa bàn

Theo nghiên cứu của Cục Chế biến thương mại, nông lâm thủy sản và nghề muối – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn3 về tình hình tiêu thụ sản phẩm đường theo địa bàn trên phạm vi cả nước cho thấy, mức độ sử dụng và thói quen sử dụng đường ở các vùng miền là không giống nhau.

Trong chế biến thức ăn và trong sinh hoạt hàng ngày, người miền Trung và miền Nam thường sử dụng nhiều đường hơn người miền Bắc. Nguyên nhân của vấn đề nêu trên là do thói quen, tập quán ăn uống và điều kiện khí hậu, thời tiết khiến nhu cầu sử dụng đường phục vụ sinh hoạt hàng ngày của dân cư khá cao. Mặt khác, ở khu vực miền Nam và miền Trung, các nhà máy, cơ sở sản xuất bánh kẹo từ nhân đã hình thành từ lâu và hoạt động khá mạnh. Những năm gần đây, các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này đã tăng quy mô vốn đầu tư, năng lực đổi mới khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình nên nhu cầu đường làm nguyên liệu phục vụ sản xuất tăng. Ở các tỉnh miền Bắc, số lượng và quy mô hoạt động của các doanh nghiệp chế biến bánh kẹo tư nhân gia tăng nhanh khiến mức tiêu thụ đường tăng mạnh.

Như vậy, phân loại thị trường tiêu thụ căn cứ theo địa bàn thì miền Nam là thị trường tiêu thụ đường lớn nhất trong cả nước, tiếp đến là miền Bắc và miền Trung.

c. Phân loại thị trường tiêu thụđường theo chất lượng đường cung cấp trên thị trường

Đường sản xuất để cung cấp ra thị trường Việt Nam chủ yếu là: đường trắng công nghiệp, đường tinh luyện, đường sản xuất thủ công…

+ Đường trắng công nghiệp RS: là loại đường trắng tiêu chuẩn, hàm lượng tạp chất ít được dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm công nghệ như: bánh

3 Báo cáo tổng hợp Dự án điều tra nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm đường trong nước – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

kẹo, chế biến rau quả, rượu bia, dược phẩm…Đường trắng công nghiệp RS được sản xuất tại các nhà máy, công ty mía đường trong cả nước

+ Đường tinh luyện RE: là loại đường có chất lượng cao hơn, hàm lượng tạp chất ít hơn so với đường trắng công nghiệp RS và thường được dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm cao cấp như sữa, nước giải khát, chế biến thực phẩm… Đường tinh luyện RE thường được sản xuất tại các nhà máy, công ty mía đường lớn. Tuy nhiên, người tiêu dùng rất khó phân biệt đường RS và RE được bằng mắt thường.

+ Đường sản xuất thủ công: là loại đường được sản xuất bằng phương pháp thủ công với quy mô không lớn. Các lò sản xuất đường thủ công thường cho các loại sản phẩm như đường bát, đường miếng, đường phèn, đường vàng ly tâm, đường trắng tâm, đường mật… Các sản phẩm đường thủ công có độ ẩm cao, nhiều tạp chất, trong đó có nhiều loại tạp chất không tốt cho sức khỏe con người. Hiện đường sản xuất thủ công chủ yếu phục vụ cho các cơ sở sản xuất bánh kẹo gia công và một phần dùng trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng có thu nhập thấp hoặc ở vùng sâu, vùng xa không thuận tiện cho việc đi lại, buôn bán…

Ngoài các loại đường trên, chúng ta còn biết đến đường hóa học (còn gọi là chất ngọt được tổng hợp) - nó không có trong tự nhiên, thường có vị ngọt rất cao so với đường kính Saccharose (đường tự nhiên được khai thác từ mía, củ cải đường). Các loại đường hóa học thường gặp là Aspartame là loại đường hóa học phổ biến nhất, có mặt trong hơn 5000 sản phẩm và gần 600 loại thuốc uống; Saccharin được dùng phổ biến trong các thực phẩm nhẹ, đồăn kiêng và chỉ được dùng trong các loại thức ăn lạnh như kem, nước giải khát … Sacralose được dùng thay thế đường trong các món ăn nướng như bánh chocolate, bánh quy và bánh ngô ...; Acesulfam để chế biến các loại thực phẩm ít calory hoặc không có đường như nướng uống, sữa, kem, trái cây hộp, mức các loại, bánh ngọt, salad cũng như bia không cồn; Sorbitol được dùng trong các loại sirup, kẹo bạc hà ..., là thành phần trong các loại thuốc xổ, được sử dụng để giữ ẩm trong thực phẩm và mỹ phẩm; Mannitol thường được cho vào các loại vitamin và viên sủi bọt, được sử dụng nhưđường cho bệnh nhân tiểu đường, được dùng trong các dược phẩm điều trị các bệnh liên quan đến não, thận ... Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài sẽ không nhắc đến đường hóa học do loại đường nay không xuất hiện biến động về cung cầu, giá cả.

2.2. Thực trạng thị trường đường Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Như đã trình bày ở phần đặc điểm về nguồn cung mặt hàng, nhu cầu tiêu thụ đường trong nước phải phụ thuộc vào hai nguồn, đó là nguồn cung từ sản xuất trong nước và nguồn cung từ nhập khẩu.

2.2.1. Tình hình cung ứng mặt hàng đường

Cung đường cho tiêu dùng trong nước phụ thuộc vào 2 nguồn: - Cung từ sản xuất

- Cung từ nhập khẩu

2.2.1.1. Cung từ sản xuất trong nước a. Sản xuất tiêu thụ mía nguyên liệu

Niên vụ 2005 – 2006

Do ảnh hưởng của hạn hán, diện tích và năng suất mía ở miền Bắc giảm mạnh, tuy diện tích mía ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có tăng nhưng không bù đắp được. Diện tích mía cả nước chỉ còn 256.000 ha; năng suất bình quân đạt 50,9 tấn/ha; sản lượng mía cả nước đạt khoảng 13,5 triệu tấn. So với niên vụ 2004 – 2005, diện tích giảm 9.000 ha; năng suất mía giảm 0,9 tấn/ha; sản lượng mía giảm 1 triệu tấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Niên vụ 2006 – 2007

Do giá mía cuối năm 2005, đầu năm 2006 ở mức cao nên việc phát triển vùng nguyên liệu gặp nhiều thuận lợi, nhiều nông dân đã trồng mía vượt ra ngoài quy hoạch, đồng thời việc chăm sóc mía cũng tốt hơn nên diện tích, năng suất, chất lượng mía đều tăng so với niên vụ 2005 – 2006. So với niên vụ trước, diện tích mía cả nước đạt 310.067 ha (tăng 54.067 ha, tăng 22,12%); năng suất mía bình quân đạt 54,8 tấn/ha (tăng 7,66%); sản lượng mía cả nước đạt 17 triệu tấn (tăng 25,93 %).

Niên vụ 2007 – 2008

Tại miền Bắc diện tích, năng suất mía đều tăng trong khi tại miền Trung và Tây Nguyên diện tích tăng nhưng năng suất giảm. Bên cạnh đó, tại miền Nam,

diện tích và năng suất mía đều bị giảm, nguyên nhân do niên vụ 2006 – 2007 kết thúc muộn nên mía tái sinh kém và thời gian sinh trưởng của cây mía đến khi thu hoạch niên vụ này không đủ. So với vụ trước, diện tích mía cả nước đạt 306.600 ha (giảm 3.467 ha, giảm 1,1%) ; năng suất mía bình quân đạt 54,1 tấn/ha (giảm 0,7%, giảm 1,2%); sản lượng mía cả nước đạt 16,6 triệu tấn (giảm 0,4 triệu tấn, giảm 2,3%).

Niên vụ 2008 – 2009

Vụ 2007/2008, giá vật tư phân bón tăng quá cao cộng thêm lãi suất ngân hàng lên đến 22-25%/năm, trong khi giá đường, giá mía tăng không đáng kể, một số nơi nông dân đã chuyển sang các cây trồng khác. Đầu năm 2008, khu vực miền bắc rét đậm, khắc nghiệt làm cây mía sinh trưởng kém, một số nơi còn bị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 36)