Tình hình cung ứng mặt hàng đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 42 - 49)

L ỜI NÓI ĐẦ U

2.2.1. Tình hình cung ứng mặt hàng đường

Cung đường cho tiêu dùng trong nước phụ thuộc vào 2 nguồn: - Cung từ sản xuất

- Cung từ nhập khẩu

2.2.1.1. Cung từ sản xuất trong nước a. Sản xuất tiêu thụ mía nguyên liệu

Niên vụ 2005 – 2006

Do ảnh hưởng của hạn hán, diện tích và năng suất mía ở miền Bắc giảm mạnh, tuy diện tích mía ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có tăng nhưng không bù đắp được. Diện tích mía cả nước chỉ còn 256.000 ha; năng suất bình quân đạt 50,9 tấn/ha; sản lượng mía cả nước đạt khoảng 13,5 triệu tấn. So với niên vụ 2004 – 2005, diện tích giảm 9.000 ha; năng suất mía giảm 0,9 tấn/ha; sản lượng mía giảm 1 triệu tấn.

Niên vụ 2006 – 2007

Do giá mía cuối năm 2005, đầu năm 2006 ở mức cao nên việc phát triển vùng nguyên liệu gặp nhiều thuận lợi, nhiều nông dân đã trồng mía vượt ra ngoài quy hoạch, đồng thời việc chăm sóc mía cũng tốt hơn nên diện tích, năng suất, chất lượng mía đều tăng so với niên vụ 2005 – 2006. So với niên vụ trước, diện tích mía cả nước đạt 310.067 ha (tăng 54.067 ha, tăng 22,12%); năng suất mía bình quân đạt 54,8 tấn/ha (tăng 7,66%); sản lượng mía cả nước đạt 17 triệu tấn (tăng 25,93 %).

Niên vụ 2007 – 2008

Tại miền Bắc diện tích, năng suất mía đều tăng trong khi tại miền Trung và Tây Nguyên diện tích tăng nhưng năng suất giảm. Bên cạnh đó, tại miền Nam,

diện tích và năng suất mía đều bị giảm, nguyên nhân do niên vụ 2006 – 2007 kết thúc muộn nên mía tái sinh kém và thời gian sinh trưởng của cây mía đến khi thu hoạch niên vụ này không đủ. So với vụ trước, diện tích mía cả nước đạt 306.600 ha (giảm 3.467 ha, giảm 1,1%) ; năng suất mía bình quân đạt 54,1 tấn/ha (giảm 0,7%, giảm 1,2%); sản lượng mía cả nước đạt 16,6 triệu tấn (giảm 0,4 triệu tấn, giảm 2,3%).

Niên vụ 2008 – 2009

Vụ 2007/2008, giá vật tư phân bón tăng quá cao cộng thêm lãi suất ngân hàng lên đến 22-25%/năm, trong khi giá đường, giá mía tăng không đáng kể, một số nơi nông dân đã chuyển sang các cây trồng khác. Đầu năm 2008, khu vực miền bắc rét đậm, khắc nghiệt làm cây mía sinh trưởng kém, một số nơi còn bị sâu bệnh nghiêm trọng. So với vụ trước, tổng diện tích mía cả nước khoảng 270.600 ha, (giảm 36.000 ha, giảm 11%); năng suất mía bình quân đạt 50 tấn/ha (giảm 4,1 tấn/ha, giảm 7,6%); sản lượng mía đạt 13,5 triệu tấn (giảm 3,1 triệu tấn, giảm 18,6%).

Niên vụ 2009-2010

Đầu năm 2009, giá đường và giá mía vẫn giữở mức ổn định nhưng từ giữa vụ ép 2009/2010 giá đường thế giới tăng vọt kéo theo giá đường và giá mía ở trong nước tăng cao là điều kiện thuận lợi để ngành mía đường phát triển. Ngay từ đầu vụ ép 2008/2009 các công ty đường cũng như những địa phương có nhà máy đường đã có có kế hoạch mở rộng diện tích trồng mía, tuy nhiên năng suất và hiệu quả từ cây mía không cao nên về cơ bản diện tích mía nguyên liệu ở các vùng và địa phương không tăng so với vụ trước, thậm chí còn giảm. So với vụ trước, tổng diện tích chỉ đạt 242.413 ha (giảm 28.287 ha, giảm 10%), năng suất mía bình quân đạt 51,7 tấn/ha (tăng 1,7 tấn/ha, tăng 3,4%); sản lượng mía đạt 9,7 triệu tấn (giảm 3,8 triệu tấn, giảm 28%).

Niên vụ 2010-2011

Trong niên vụ này, ngay từ đầu vụ Bộ Nông nghiệp đã chỉ đạo các nhà máy đường giữ giá mía đứng ở mức thuận lợi đối với nhà máy cũng như người nông dân, nhiều nhà máy đường đã quy hoạch vùng nguyên liệu kí hợp đồng bao tiêu nên diện tích mía, sản lượng và năng suất tăng cao hơn so với vụ trước. So với niên vụ trước, diện tích mía của cả nước là 271.400 ha (tăng hơn vụ trước

29.087 ha). Năng suất bình quân đạt 60,5 tấn/ha (tăng 8,8 tấn/ha và tăng 17%), sản lượng mía cả nước đạt 16,4 triệu tấn (tăng 6,7 triệu tấn, tăng 69,07%).

Trong những năm gần đây, diện tích mía có lúc trồi lúc sụt nhưng xu hướng chung vẫn là giảm dần. Sản xuất nông nghiệp ngày càng hiện đại, năng suất cây trồng vật nuôi ngày càng tăng trước những tiến bộ về giống mới, phân, thuốc, kỹ thuật sản xuất nhưng riêng với mía, năng suất lại giảm dần và ngày càng cách xa hơn so với năng suất mía của các nước trong khu vực. Đến cuối các vụ mía, ngành nông nghiệp và nhà máy đường họp tổng kết chỉ ra nguyên nhân giá vật tư, phân bón, lãi suất ngân hàng tăng cao, bị cạnh tranh bởi các cây trồng khác… tức chi phí trồng mía tăng, để giải thích cho việc diện tích mía giảm, năng suất mía giảm.

b. Sản xuất đường

Bảng 2.1. Bảng tổng sản lượng đường các niên vụ

Niên vụ mía Số NM C.suất (TMN) Sản Lượng mía CN (tấn) Sản lượng đường CN trong vụ Sản lượng đường TC Tổng sản lượng đường SX Lượng hạn ngach cấp (tấn) Lượng thực nhập từ hạn ngạch (tấn) Tổng lượng có (tấn) Lượng xuất khẩu (tấn) Lượng tiêu thụ trong nước (tấn) 2005-2006 37 82.150 8,500,000 754,200 150,000 904,200 281,550 228,830 1,366,030 0 1,250,000 2006-2007 36 87.500 12,300,000 1,144,000 100,000 1,244,000 55,000 26,070 1,400,070 0 1,250,000 2007-2008 38 97.200 12,10,000 1,149,100 100,000 1,249,100 58,000 43,000 1,439,700 0 1,166,100 2008-2009 40 105.750 9,644,000 909,000 80,000 989,000 111,000 111,000 1,273,600 0 1,194,700 2009-2010 40 105.750 9,748,000 904,050 80,000 984,050 300,000 251.900 1,348,350 0 1,100,000 2010-2011 38 107.650 12,197,871 1,050,000 100,000 1,150,000 250,000 250,000 1,460,000 100,000 1,308,000

Nguồn: Tổng hợp báo cáo theo niên vụ của Bộ NN&PTNT)

Niên vụ 2005 – 2006 với tổng lượng đường sản xuất là 904.200 tấn

- Sản xuất đường công nghiệp

Niên vụ 2005 – 2006 cả nước có 37 nhà máy đường hoạt động, với tổng công suất 82.150 TMN. Sản lượng mía ép công nghiệp đạt 8,5 triệu tấn, sản xuất

được 745.200 tấn đường gồm 230.000 tấn đường luyện và 524.200 tấn đường trắng, vàng. So với niên vụ 2004 - 2005, sản lượng đường giảm 16,3%.

Trong đó:

+ Sản lượng đường của miền Bắc là 230.000 tấn;

+ Sản lượng đường của miền Trung – Tây Nguyên là 143.700 tấn; + Sản lượng đường của miền Nam là 380.500 tấn.

- Sản xuất đường thủ công

Lượng đường sản xuất từ các cơ sở thủ công là 150.000 tấn (giảm 30.000 tấn so với niên vụ 2004 – 2005);

- Tồn kho: 233.830 tấn

Niên vụ 2006 – 2007 với tổng lượng đường sản xuất là 1.244.000 tấn

- Sản xuất đường công nghiệp

Niên vụ 2006 - 2007 cả nước có 36 nhà máy đường hoạt động, với tổng công suất 87.500 TMN. Sản lượng mía ép công nghiệp đạt 12,3 triệu tấn, sản xuất được 1.144.000 tấn đường gồm 350.000 tấn đường luyện và 794.000 tấn đường trắng, vàng. So với niên vụ 2005 - 2006, sản lượng đường tăng 51,7%. Trong đó:

+ Sản lượng đường của miền Bắc là 351.550 tấn;

+ Sản lượng đường của miền Trung – Tây Nguyên là 320.100 tấn; + Sản lượng đường của miền Nam là 473.100 tấn.

- Sản xuất đường thủ công

Lượng đường sản xuất từ các cơ sở thủ công là 100.000 tấn (giảm 50.000 tấn so với niên vụ 2005 - 2006).

- Tồn kho 130.000 tấn

Niên vụ 2007 – 2008 với tổng lượng đường sản xuất là 1.249.100 tấn

- Sản xuất đường công nghiệp

Niên vụ 2007 – 2008 có thêm 02 nhà máy đưa vào hoạt động, nâng số lượng nhà máy đường trên cả nước lên con số 38, với tổng công suất thiết kế 97.200 TMN. Sản lượng mía ép công nghiệp đạt 12,1 triệu tấn, sản xuất được

1.149.000 tấn đường, gồm 300.000 tấn đường luyên và 849.100 tấn đường trắng, vàng. So với niên vụ 2006 – 2007, sản lượng đường giảm 0,2%.

Trong đó:

+ Sản lượng đường của miền Bắc là 420.600 tấn;

+ Sản lượng đường của miền Trung – Tây Nguyên là 314.500 tấn; + Sản lượng đường của miền Nam là 414.000 tấn.

- Sản xuất đường thủ công

Lượng đường sản xuất từ các cơ sở thủ công là 100.000 tấn (tương tự lượng đường niên vụ 2006 - 2007);

- Tồn kho 147.600 tấn

Niên vụ 2008 – 2009 với tổng lượng đường sản xuất là 989.000 tấn

- Sản xuất đường công nghiệp

Niên vụ 2008 - 2009 có 40 nhà máy hoạt động với tổng công suất thiết kế 105.750 TMN Sản lượng mía ép công nghiệp đạt 9,644 triệu tấn, sản xuất được 909.300 tấn đường. So với niên vụ 2007 – 2008, sản lượng đường giảm 20%. Trong đó:

+ Sản lượng đường của miền Bắc là 272.500 tấn;

+ Sản lượng đường của miền Trung – Tây Nguyên là 257.530 tấn; + Sản lượng đường của miền Nam là 385.200 tấn.

- Sản xuất đường thủ công

Lượng đường sản xuất từ các cơ sở thủ công là 80.000 tấn (giảm 20.000 tấn so với niên vụ 2007 - 2008).

- Tồn kho 173.600 tấn

Niên vụ 2009 – 2010 với tổng lượng đường sản xuất là 984.050 tấn

- Sản xuất đường công nghiệp

Niên vụ 2009 - 2010 có 40 nhà máy hoạt động với tổng công suất thiết kế 105.750 TMN Sản lượng mía ép công nghiệp đạt 9,748 triệu tấn, sản xuất được 904.000 tấn đường. So với niên vụ 2008 – 2009, sản lượng đường giảm 0,5%. Trong đó:

+ Sản lượng đường của miền Bắc là 267.200 tấn;

+ Sản lượng đường của miền Trung – Tây Nguyên là 270.750 tấn; + Sản lượng đường của miền Nam là 366.100 tấn.

- Sản xuất đường thủ công

Đường thủ công sản xuất được khoảng 80.000 tấn (tương đương lượng đường sản xuất thủ công của niên vụ 2008 – 2009)

- Tồn kho 78.900 tấn

Niên vụ 2010 – 2011 với tổng lượng đường sản xuất 1.150.000 tấn đường

- Sản xuất đường công nghiệp

Niên vụ 2010 – 2011 có 40 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế 112.200 TMN. Sản lượng mía ép công nghiệp đạt 12,5 triệu tấn, sản xuất được 1.150.460 tấn đường. So với niên vụ 2009 – 2010, sản lượng đường tăng giảm gần 2%.

Trong đó:

+ Sản lượng đường của miền Bắc là 286.400 tấn đường;

+ Sản lượng đường của miền Trung – Tây Nguyên là 423.190 tấn đường; + Sản lượng đường của miền Nam là 440.870 tấn đường.

2.1.2. Cung từ nhập khẩu

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng đường nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 có sự biến động tăng giảm. Sự tăng giảm này được lý giải bằng tình trạng sản xuất chưa ổn định của ngành công nghiệp mía đường Việt Nam và một phần do nhu cầu tăng cao. Trước năm 2006, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu đường thô. Kể từ năm 2006 đến nay, cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, kem sữa… nên nhu cầu vềđường tinh luyện tăng lên vì vậy lượng nhập khẩu đối với các loại đường này tăng đáng kể.

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp lượng đường nhập khẩu qua các năm

Năm Lượng đường cấp theo HNTQ Tăng so với năm trước (tấn) Lượng đường thực nhập Tăng so với năm trước (tấn)

2007 55.000 8.000 2008 58.000 3.000 42.000 34.000 2009 111.000 53.000 111.000 69.000 2010 300.000 189.000 251.900 140.000 2011 250.000 - 50.000 150.500 (9 tháng/2011) 101.400 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trước năm 2007, đường nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là đường thô. Tuy nhiên, kể từ năm 2007 tới nay, cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất bánh kẹo, nước giải khát nên nhu cầu về đường tinh luyện tăng lên do vậy đường tinh luyện nhập khẩu tăng lên đáng kể. Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nhập khẩu các loại đường 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 2009 2010 tr i ệ u US D

Đường khác (1702) Đường tinh luyện Đường thô

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Biểu đồ 2.2. Các thị trường nhập khẩu đường thô chủ yếu

(Nguồn: Tổng cục Hải quan) 96% 1% 3% 0% Thái lan Hàn quốc Anh Quốc gia khác

2.2.2. Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng đường a. Tổng cầu cả nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)