Đánh giá về những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 69)

L ỜI NÓI ĐẦ U

2.4.Đánh giá về những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đố

đềđặt ra đối với thị trường đường ở Việt Nam 2.4.1. Những thành tựu đạt được

Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Các chương trình phát triển thị trường đường từ khâu sản xuất và tiêu thụ được bắt đầu trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn. Thực hiện đầu tư lớn ở những vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa, miền núi, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, của cả nước. Sự phát triển của thị trường đường không chỉ liên quan đến các hoạt động sản xuất xung quanh cây mía mà còn bao gồm nhiều ngành nghề khác, có tác động hỗ trợ sự phát triển kinh tế xã hội vùng mía như: công nghiệp chế biến đường, các sản phẩm sau đường, các dịch vụ nông thôn. Đồng thời, đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân cho thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần tăng cường ổn định chính trị xã hội, tạo điều kiện phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, hạ tầng cơ sở cho nông thôn, tạo nên mối liên quan công nông bền vững có hiệu quả và tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác hóa, đưa các vùng nông thôn nghèo nàn, lạc hậu trở thành các vùng nông thôn mới, hình thành các thị trấn, thị tứ, các tụđiểm công nghiệp, dịch vụ.

Thị trường đường phát triển trên đà phát triển đã tạo ra nhiều việc làm mới

Thu hút lao động nông nghiệp: hiện nay, số lượng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở khu vực nông thôn vẫn còn rất lớn, hơn nữa cây mía chủ yếu được trồng

ở những vùng còn nghèo nên sản xuất mía đường phát triển cùng với phát triển các vùng mía chuyên canh đã tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động. Trong những năm qua, đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 1 triệu người lao động nông thôn.

Thu hút lao động công nghiệp: Các máy đường đã tạo công ăn việc làm cho hơn 50.000 lao động công nghiệp trong chế biến đường, sản phẩm sau đường, bên cạnh đường… Ngoài ra, các nhà máy còn sản xuất các sản phẩm sau đường và bên cạnh đường để tận dụng mặt bằng, điện, hơi nước, tạo việc làm mới cho công nhân ngoài vụ sản xuất đường.

Tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo

Thị trường đường phát triển trong những năm gần đây đã khơi dậy phong trào mở rộng canh tác cây mía cũng như tăng năng suất cây trồng khiến thời gian lao động của nông dân được huy động nhiều hơn, thu nhập được cải thiện hơn. Cụ thể, đời sống nông dân ở nhiều vùng trồng mía đã được cải thiện rõ rệt, thu nhập tăng khá, nổi bật nhất là các vùng Lam Sơn, Quảng Ngãi, Hiệp Hòa, Phú Yên, Gia Lai, Tây Nguyên…

Doanh thu của các nhà máy đường tăng trưởng cao

Với diễn biến giá đường tăng trong thời gian qua, các doanh nghiệp sản xuất mía đường Việt Nam đã hưởng lợi rất nhiều và điều đã phản ánh điều này trong báo cáo cập nhật ngành mía đường của Công ty chứng khoán ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Cụ thể, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn trong năm 2010 tăng 23% so với năm 2009, trong đó gia tăng sản lượng tiêu thụ đóng góp 11%; công ty cổ phần đường Biên Hòa doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 69%, trong đó gia tăng sản lượng tiêu thụ đóng góp 24%; công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 43,29%, trong đó gia tăng sản lượng tiêu thụ đóng góp tăng 8,3%.

Phát triển sản xuất mía đường làm giảm nhập khẩu đường, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước

Đường là mặt hàng thiết yếu, tuy nhiên sản xuất trong nước thời gian qua không đáp ứng đủ nhu cầu nên buộc phải nhập khẩu từ nước ngoài. Những năm trước đây, Việt Nam phải nhập khẩu một số lượng lớn đường để phục vụ cho nhu cầu trong nước. Theo ước tính trong năm 2011 cần phải nhập khẩu 250.000 tấn

đường thì dự kiến cần khoảng 150 triệu USD, tương đương gần 2% dự trữ ngoại hối năm 2011. Như vậy, phát triển thị trường đường từ sản xuất sẽ tiết kiệm cho đất nước một khoản ngoại tệ lớn do giảm nhập khẩu đường.

Đã tạo ra được chu trình khép kín, tận dụng các phụ phẩm của mía đường

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, thông thường, các sản phẩm phụ thu từ hoạt động chế biến đường gồm:

Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chứa trung bình 49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45-55% cellulose) 2,5% là chất hoà tan (đường). Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa 20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp 1%, bột 4% trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 lít rượu. Từ một tấn mía tốt có thể sản xuất ra 35-50 lít cồn, một ha với kỹ thuật sản xuất hiện đại có thể sản xuất 7000 - 8000 lít cồn để làm nhiên liệu. Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và một lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi đánh giầy, vv...Sau khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt

Số phụ phẩm này được chú trọng đầu tư sẽ mang lại giá trị cao hơn sản phẩm chính là đường. Chẳng hạn như bã mía dùng làm nguyên liệu đốt lò tạo ra năng lượng điện, làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc; mật gỉ cho sản xuất cồn, bột ngọt, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc…; bùn lọc sản xuất phân bón cải tạo đất trồng mía. Đơn cử như công ty cổ phần đường Lam Sơn, từ năm 2004 đã đầu tư gần 10 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất cồn từ phụ phẩm bã mía và mật gỉ. Với công suất ép mía 85.000 tấn, mỗi năm nhà máy này sản xuất ra khoảng 20 triệu lít cồn, mang lại doanh thu hàng trăm tỉ đồng, góp phần làm giảm đáng kể giá thành đường. Niên vụ 2010 – 2011, doanh thu từ cồn của Lam Sơn đạt trên 300 tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng doanh thu. Trước lợi ích từ các sản phẩm phụ thu, các máy đường Quảng Ngãi, nhà máy đường Tuy Hoà,

nhà máy đường Hiệp Hòa, công ty cổ phần mía Mía đường – Nhiệt điện Gia Lai cũng đầu tư hàng trăm tỉđồng vào công nghệ nấu cồn.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Diện tích trồng mía nhỏ lẻ, phân tán và chưa được đầu tư tương xứng yêu cầu sản xuất công nghiệp, năng suất mía thấp

Diện tích trồng, sản lượng mía bình quân/niên vụ/hộ quá thấp (30 – 40 tấn mía/niên vụ/hộ), thời gian sinh trưởng dài, lại bị cạnh tranh quyết liệt bởi các cây trồng khác (cao su, cà phê…), còn nông dân thì không mặn mà với cây mía, nguyên nhân do một là Nhà nước chưa có cơ chế hỗ trợ cho nông dân ổn định sản xuất mía, tuy các nhà máy có ký kết hợp đồng hẳn hoi song thường chỉ là hợp đồng 1 năm (trong khi một chu kỳ trồng mía thông thường là 3 năm), trong đó giá mía thu mua không được đảm bảo và xác định là bao nhiêu nên nông dân không mạnh dạn đầu tư vì không chắc chắn sẽ thu hồi đủ vốn và có lãi; thứ hai là do cơ cấu phân chia tỷ lệ lợi nhuận chưa hợp lý trong đó nông dân bị thiệt nhiều nhất, Nhà nước chỉ khuyến cáo mua một tấn mía với giá bằng 60 kg đường, không áp đặt và không kiểm soát được, giá đường lại luôn lên xuống thất thường, do đó nông dân chưa yên tâm sản xuất vì lợi ích không rõ ràng và không được đảm bảo. Vì vậy dẫn đến việc diện tích mía tăng chậm, thậm chí 3 niên vụ gần đây có xu hướng giảm sút nghiêm trọng. Năng suất mía thấp, bình quân đạt gần 60 tấn/ha, ngoài đồng bằng sông Cửu Long đạt trung bình 70-80 tấn/ha, còn lại hầu hết các vùng khác chỉ đạt 45-50 tấn/ha (so với năng suất mía bình quân trên thế giới hiện nay là 70 tấn/ha). Cây mía muốn có năng suất cao phải tưới nước, đa số cây mía của Việt Nam được trồng ở những vùng không có nước, nhưng thủy lợi giải quyết cho cây mía thì còn rất trầy trật. Bên cạnh đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long thì đầy nước, những lúc thừa nước, bà con nông dân phải chặt mía sớm nếu không thì cây mía bị ngập úng, chặt mía sớm.

Các nhà máy đường có quy mô nhỏ, công suất thấp

Bình quân chỉ đạt khoảng 2.500 tấn mía/ngày/nhà máy và chỉ có 8 nhà máy đường có công suất từ 3.500 tấn mía/ngày trở lên, nguyên nhân chính là do là công nghệ lạc hậu, phần lớn các nhà máy đều sử dụng dây chuyền công nghệ thiết bị cũ của Trung Quốc - hệ quả của sự phát triển ồ ạt các nhà máy đường trong giai đoạn đầu sau khi có chương trình 1 triệu tấn đường (ngoại trừ các nhà

máy liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài), và hai là do khó khăn về nguồn nguyên liệu.

Cạnh tranh nguyên liệu đầu vào gay gắt

Hiện nay trên cả nước có khoảng 40 nhà máy sản xuất đường nằm ở ba khu vực lớn là miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên không phải nhà máy nào cũng tự xây dựng được cho mình vùng nguyên liệu ổn định, sản lượng mía chỉ đáp ứng được 61,2% tổng công suất, 40 nhà máy đang hoạt động thì có 2 nhà máy không đủ nguyên liệu (nhà máy Tuyên Quang 21%, Sugar Việt Nam 15,5%) và 13 nhà máy hoạt động dưới 50% công suất. Vì vậy sự cạnh tranh giữa các nhà máy trong cùng một địa bàn trở nên vô cùng gay gắt. Tình trạng các nhà máy không có vùng nguyên liệu của mình mà phải thu mua từ các thương lái đã tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, phá giá mua giữa các thương lái.

Cạnh tranh diện tích đất trồng mía và các cây trồng khác

Trong khi nhiều loại cây trồng khác như lúa, cây lâm nghiệp, cây lâu năm được khuyến khích trồng nhiều (như việc Nhà nước hỗ trợ cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ giống, phân bón…) thì người trồng mía gần như không được hỗ trợ. Lý do này khiến người nông dân chặt bỏ cây mía để trồng những loại cây khác có thu nhập cao hơn như cà phê, điều, cây ăn quả...

Hiệu suất thu hồi đường của các nhà máy thấp

Tại đồng bằng sông Cửu Long, 1 ha mía chỉ thu hồi được 4 - 6 tấn đường, trong khi các nước trong khu vực có hiệu suất thu hồi đường từ 10 - 13 tấn/ha. Hiệu suất thu hồi đường thấp, chất lượng mía nguyên liệu thấp do giống mía cũ có năng suất thấp, trữ lượng thấp tỷ lệ thoái hóa sâu bệnh nhiều, thu mía non mía dơ, dẫn đến tỷ lệ mía/đường của Việt Nam là tương đối cao. Đồng thời, tỷ lệ mía/đường ở Việt Nam cho thấy phụ thuộc vào cả quy mô của nhà máy. Điều đó có nghĩa là đối với các nhà máy có quy mô càng lớn thì hoạt động có hiệu quả hơn với tỷ lệ mía/đường thấp hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá thành đường cao

Chi phí sản xuất đường bao gồm chi phí nguyên liệu, khấu hao máy móc, trang thiết bị, chi phí nhân công, chi phí tài chính… Trong đó, chi phí nguyên

liệu mía, theo dự tính của Công ty đường mía đường Lam Sơn (một trong những doanh nghiệp mía đường hàng đầu Việt Nam) chiếm tới 60-65% tổng giá thành. Đồng thời, việc các nhà máy đường không chủđộng được nguồn mía nguyên liệu nên trong những năm gần đây, các nhà máy đường chỉ hoạt động được dưới 70% công suất. Mặt khác, cũng chính do thiếu hụt nguyên liệu nên giá thu mua mía bị đẩy lên, do vậy, chi phí sản xuất đường cũng tăng theo. Do ảnh hưởng từ những yếu tố trên nên giá thành trung bình đường của Việt Nam luôn cao hơn từ vài chục đến cả 100 USD/tấn so với Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Brazil…

Cơ cấu phân chia tỷ lệ lợi nhuận chưa hợp lý

Vấn đề này khiến người nông dân chịu thiệt: nhà nước chỉ khuyến cao mua 1 tấn mía với giá bằng 60 kg đường, không áp đặt và không kiểm soát được, giá đường lại luôn lên xuống thất thường, do đó nông dân chưa yên tâm sản xuất vì lợi ích không rõ ràng và không được đảm bảo. Hệ thống tổ chức ngành đường chưa hợp lý: hiện chưa có cơ quan nắm quyền điều hành chi phối với toàn ngành mía đường.

Hệ thống phân phối còn nhiều bất cập

Trên thị trường đường hiện nay, vấn đề phân phối cũng là một trong hạn chế kiềm hãm phát triển thị trường, việc các đại lý phân phối lợi dụng lợi thế của mình đẩy giá đường bán lẻ trong nước lên cao. Đa phần các công ty trong ngành mía đường không tự xây dựng được một hệ thống phân phối sản phẩm cho riêng mình, mà phải thông qua hệ thống đại lý phân phối cấp một, cấp hai...để sản phẩm có thểđưa được đến tay người tiêu dùng. Nhờ có hệ thống đại lý phân phối này mà sản phẩm của các nhà máy đảm bảo luôn có thị trường tiêu thụ, nhà máy sản xuất không phải lo đến khâu phân phối và tiêu thụ. Tuy nhiên hệ thống phân phối này có cơ hội thao túng giá đường trong nước, tình trạng này xảy ra vào năm 2010 khi giá đường tăng cao, mặc dù nhà nước đã tăng hạn ngạch nhập khẩu nhằm bình ổn giá. Song các đại lý phân phối lại chần chừ bán ra bởi họ mong muốn đẩy giá lên cao. Điều này khiến cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất đều không có lợi mà chính các đơn vị trung gian phân phối là những người hưởng lợi nhiều nhất.

Lượng đường tồn kho tăng cao so với kế hoạch

Thông thường những năm trước đây, các đại lý và nhà thương mại mua số lượng đường rất lớn để dự trữ và bán ra thị trường quanh năm. Tuy nhiên, tại niên

vụ 2010 - 2011 do khó khăn trong việc vay vốn cũng như lãi suất cho vay quá cao nên đại lý và nhà thương mại không dám liều lĩnh mua đường nhiều, họ mua rất hạn chếđủđể bán. Các nhà máy từ chỗ lo sản xuất bỗng trở thành “nhà dự trữ bất đắc dĩ”.

Đường nhập lậu

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong những năm qua nguồn đường nhập lậu tuồn vào thị trường trong nước lên tới 200.000 tấn/năm. Số lượng đường nhập lậu tăng dần do nhu cầu tiêu thụ tăng lên trong khi sản lượng đường sản xuất trong nước 10 năm qua chỉ dừng lại ở ngưỡng gần 1 triệu tấn/năm. Hoạt động nhập lậu đường tại khu vực biên giới Tây Nam rất quy mô và chuyên nghiệp, cá biệt có ngày lên tới hàng trăm tấn. Sau khi vào Việt Nam, lượng đường này nhanh chóng được chuyển tới các trung tâm tiêu thụ. Đường nhập lậu chiếm gần 1/4 sản lượng đường trong nước mỗi năm đã tác động xấu đến ngành mía đường Việt Nam. Các nhà máy đường không thể cạnh tranh với đường nhập lậu, sản xuất khó khăn, thua lỗ, khó có điều kiện phát triển. Hậu quả mang tính dây chuyền không chỉ ở phía các nhà máy đường mà tác động xấu, trực tiếp đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 69)