Định hướng bình ổn thị trường đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 96 - 98)

L ỜI NÓI ĐẦ U

3.2.3. Định hướng bình ổn thị trường đường

Trước tiên cần xác định rõ đường là một trong những mặt hàng thiết yếu cho đời sống (theo quy định tại thông tư 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghịđịnh số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Pháp lệnh Giá), để sản xuất và cung ứng đường đến người tiêu dùng nhất thiết cần có sự tham gia của cả ngành nông nghiệp, công nghiệp và thương mại, vì vậy trong công tác bình ổn thị trường đường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành này. Về cơ bản, các chính sách, biện pháp cụ thểđể bình ổn thị trường đường cần phải dựa trên những định hướng sau:

- Về lâu dài giải pháp bình ổn thị trường đường cần tập trung vào việc nâng cao năng lực sản xuất của ngành mía đường để tăng mạnh nguồn cung từ sản xuất trong nước thông qua việc nâng cao năng suất, chất lượng ngành trồng mía, phát triển các vùng trồng mía theo quy hoạch cho từng khu vực sản xuất; nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy đường đểđạt công suất sản xuất tối đa.

Thực trạng ngành trồng mía hiện nay đang gặp phải những hạn chế đó là năng suất mía thấp (năng suất bình quân của Việt Nam năm 2010 mới đạt 60 tấn/ha, trong khi năng suất mía bình quân của thế giới là 71-72 tấn/ha và đặc biệt của Brazin là 80 tấn/ha), trong điều kiện đất canh tác giành cho mía giảm dần, nâng cao năng suất, chất lượng mía là điều kiện tiên quyết để phát triển ngành mía đường trong thời gian tới.

Định hướng phát triển ngành mía đường theo quy hoạch phát triển được phê duyệt tại Quyết định số 26/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2010, diện tích mía cả nước là 300.000 ha, năng suất bình quân 65 tấn/ha, chữ đường bình quân 11 CCS, sản lượng mía 19,5 triệu tấn, tổng công suất các nhà máy đường 105.000 tấn mía ngày, sản lượng đường công nghiệp 1,4 triệu tấn. Tuy nhiên trên thực tế, đến niên vụ 2010-2011 vừa qua các chỉ tiêu trên hầu như chưa

đạt (chỉ đạt được chỉ tiêu về công suất ép mía và chỉ tiêu quan trong nhất là sản lượng đường công nghiệp mới đạt 82% chỉ tiêu đặt ra), do đó ngành mía đường cần có tổng kết đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm và biện pháp khắc phục những tồn tại dẫn đến việc không đạt các chỉ tiêu trong thời gian vừa qua để phấn đấu đến năm 2015 diện tích mía cả nước đạt khoảng 300.000 ha, năng suất đạt 64 tấn/ha, sản lượng mía đạt 19 triệu tấn, sản lượng đường đạt khoảng 1,9 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và tổ chức tốt khâu lưu thông phân phối đường, tăng mạng lưới cung ứng đường cho người tiêu dùng nhất là tại các vùng tiêu thụ lớn tại các tỉnh phía Nam. Thông thường hệ thống bán lẻ mặt hàng đường không phải là các cửa hàng chuyên doanh đường mà chủ yếu là các cửa hàng tạp hóa, siêu thị bán lẻ, do đó khi tổ chức mạng lưới phân phối đường không cần thiết lập hệ thống bán lẻ riêng mà sẽ sử dụng luôn hệ thống cửa hàng tạp hóa, các siêu thị bán lẻ sẵn có, chủ yếu tập trung nguồn lực hỗ trợ phát triển cho khâu bán buôn, lưu kho và dịch vụ vận tải.

- Do đặc thù sản xuất của mặt hàng đường có tính thời vụ cao và phụ thuộc lớn vào mùa vụ trồng mía nên ngay cả khi năng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ (thậm trí dư) nhu cầu tiêu dùng muốn đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn trong giai đoạn gối vụ công tác dự trữ là rất quan trọng. Trong nhiều năm vừa qua, song song với sự hình thành và phát triển ngành mía đường việc dự trữ vẫn đã được tiến hành, tuy nhiên sự bất ổn và tăng giá đường bất hợp lý vẫn diễn ra đó là do chưa có một chính sách hỗ trợ, quản lý và cơ chế ràng buộc, điều tiết lượng đường dự trữ phù hợp của một cơ quan trung lập có chức năng quản lý chung. Vì vậy để bình ổn thị trường đường cần xây dựng một chính sách dự trữ điều tiết cung cầu đối với mặt hàng đường trong thời gian tới.

- Cuối cùng để có thể thực hiện tốt các giải pháp bình ổn thị trường yếu tố con người và cách thức thực hiện là rất quan trọng do đó cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp đối với việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng đường, phát huy vai trò nòng cốt của các doanh nghiệp có vốn nhà nước trong việc cung ứng và điều tiết thị trường đường. Thực tế trong ngành mía đường có thuận lợi là có 35/40 nhà máy đường trước đây thuộc sở hữu của nhà nước hiện đã cổ phần hóa nhưng vẫn có phần vốn nhà nước nên Nhà nước vẫn còn có vai trò can thiệp trong chính sách điều hành hoạt động. Thông qua lực

lượng này, các giải pháp bình ổn sẽđược triển khai thí điểm và sau đó nhân rộng ra toàn bộ các doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)