Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 75 - 90)

L ỜI NÓI ĐẦ U

2.4.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Cần chú trọng quy hoạch vùng nguyên liệu cho ngành mía đường Việt Nam

Từ năm 2000 trở lại đây, diện tích trồng mía trên cả nước giảm dần do không cạnh tranh nổi với một số cây trồng có thu nhập cao hơn khiến tình trạng thiếu nguyên liệu thường xuyên xảy ra. Điển hình Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có diện tích trồng mía lớn nhất cả nước với khoảng 60,000 ha, giảm gần 10,000 ha so với các niên vụ trước, sản lượng mía nguyên liệu ước đạt 3.8 triệu tấn. Với 10 nhà máy đường trong vùng, tổng công suất ép mía lên đến 22.500 tấn mía/ngày, nếu cân đối thời gian sản xuất của các nhà máy thì số mía nguyên liệu trên chỉ đủ dùng trong 5 - 6 tháng. Đó là chưa kể cả nước còn khoảng 30 nhà máy đường nằm rải rác từ Bắc vào Nam, công suất bình quân 2.644 tấn mía/ngày, nhưng hoạt động chỉ đạt hơn 60% so với công suất thiết kế. Để các nhà máy đường có thể tồn tại và phát triển, ngoài việc đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất thì việc trước mắt phải làm là phát triển bền vững vùng nguyên liệu. Đến thời điểm giữa năm 2011 mới có 16/25 tỉnh thực hiện xong và có quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường theo chỉ đạo của Chính phủ. Điều này đã

làm ảnh hưởng chung đến ngành mía đường của cả nước bởi khi chưa có quy hoạch chính thức thì bản thân các địa phương và nhà máy không thể lập và triển khai các dự án phát triển vùng nguyên liệu.

Cần tạo ra sự gắn kết giữa nhà máy đường và người trồng mía

Xét về bản chất thì các nhà máy đường với vùng mía nguyên liệu là các tổ hợp nông - công nghiệp hoàn chỉnh, tức là nhà máy đường và những người nông dân trồng mía nguyên liệu phải “cộng sinh” với nhau, bởi nghề trồng mía nguyên liệu muốn phát triển thì không thể thiếu nhà máy đường và ngược lại, nhà máy đường muốn tồn tại thì cũng không thể thiếu vùng mía nguyên liệu. Nhưng trên thực tế, giữa hai thành phần này vẫn thiếu “sự kết dính” đủ chắc chắn bằng những quyền lợi và nghĩa vụ rành mạch và thỏa đáng. Ở những thời điểm nguồn nguyên liệu dồi dào, đồng nghĩa với triển vọng giá đường khó có thểđứng ở mức cao, giá mía thường được ép xuống bằng “chiêu” trữ lượng đường thấp cùng với những khó khăn, trở ngại đủ thể loại trong quá trình vận chuyển mía đến nhà máy, đặc biệt là trong thời đoạn chính vụ, mía thu hoạch dồn dập. Ngược lại, khi nguồn nguyên liệu khan hiếm, các “cuộc săn” mía xuất hiện, không ít nông dân phá vỡ hợp đồng để tăng thu nhập.

Nghiên cứu hạ giá thành đường

Để sản xuất một tấn đường, chi phí nguyên liệu của Việt Nam lên tới 230 USD/tấn, trong khi của Ấn Độ chỉ 173 USD/tấn và Thái lan là 176 USD/tấn. Khi giá đường tăng cao đã xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, đẩy giá mía nguyên liệu lên, cộng với công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh còn nhiều bất cập nên giá thành trung bình đường Việt Nam lên tới 280- 300 USD/tấn, cao hơn từ vài chục đến cả 100 USD/tấn so với Ấn Độ, Thái lan, Trung Quốc, Braxin...

Giải quyết tình trạng lượng đường tồn kho tăng cao

Nhà máy nào có lượng đường tồn kho càng nhiều càng bất lợi bởi tốn kém hàng loạt chi phí như: lưu kho, hao hụt, giảm phẩm chất, chịu lãi ngân hàng…tuy nhiên, gần như là quy luật, cứ bán chậm hàng hoặc tồn kho nhiều là các nhà máy đường lại kể khổ, yêu cầu tạm dừng nhập đường. Khi yêu cầu được đáp ứng thì các nhà máy lại tiếp tục giữ giá bán cao, thậm chí còn găm hàng để đẩy giá, những điều này tạo ra sự bất ổn của thị trường. Do đó, cần thiết phải xây dựng một công cụ linh hoạt điều tiết lượng đường tồn kho, tránh gây bất ổn thị trường.

Tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà máy đường và nhà thương mại

Cũng như một số ngành khác, sự liên kết giữa các nhà sản xuất và nhà thương mại hoạt động trong trên thị trường đường còn lỏng lẻo. Các nhà sản xuất và nhà thương mại cần liên kết với nhau nhằm tạo ra cơ hội cho hai bên làm ăn lâu dài, góp phần bình ổn giá thị trường và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng. Chẳng hạn, giá đường trên thị trường vào thời điểm tháng 5/2011 tăng cao (các nhà máy giao đường với giá 17.000-18.000 đồng/kg, trên thị trường bán lẻ giá đã lên 24.000-25.000 đồng/kg), các siêu thị BigC, Fivimart là nhà thương mại, bán lẻ lớn đã chủ động ký hợp đồng với các nhà máy nhập hàng trăm tấn đường bán cho người dân đã góp phần đáng kể để "hạ nhiệt" mặt hàng này. Việc liên kết với nhà máy đường sẽ bảo đảm được mức giá hợp lý cho người tiêu dùng, đây là một trong những biện pháp hữu hiệu của hệ thống siêu thị BigC, Fivimart nhằm điều chỉnh giá bất ổn trên thị trường. Cả nhà sản xuất và nhà thương mại đều nhận thức được liên kết là sự kết nối mà cả hai bên đều có lợi. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tính liên kết giữa hai chủ thể này chưa cao, việc đầu tư tạo nguồn hàng chưa ổn định, có mối liên kết, hợp tác cũng chưa được như mong muốn. Vì thế, cần phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà máy đường và nhà thương mại nhằm bổ sung những chỗ thiếu cho nhau, tận dụng các thế mạnh của hai bên, tạo cơ hội cho nhau, mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm chi phí, nâng tầm qui mô doanh nghiệp.

Các nhà máy đường cần nghiên cứu phát triển kênh phân phối của chính mình

Thời điểm đầu năm 2011, đã có lúc chênh lệch giữa giá bán của nhà máy tới người tiêu dùng có nơi đến 10.000 đồng/kg, do từ nhà máy đến tay người tiêu dùng phải trải qua nhiều công đoạn phân phối. Do đó, các nhà máy đường cần tạo lập kênh phân phối của chính mình, bởi có như vậy, mới có thể kiểm soát, bình ổn được giá đường trong nước. Nếu giao hết cho nhà thương mại, họ nhập hàng vào rồi đợi thời điểm đẩy giá lên, khi đó, không cơ quan nào có thể quản lý được.

Hạn chếđường nhập lậu

Theo Hiệp hội Mía Đường Việt Nam, lượng đường nhập lậu từ bên ngoài vào Việt Nam lên tới hàng trăm tấn/ngày, không chỉ gây biến động thị trường đường trong nước mà còn làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng tiền thuế của Nhà nước. Tại các kho tập kết đường trước khi đưa sang Việt Nam, đường lậu được chuyển sang các loại bao bì của các nhà máy đường trong nước để hợp thức hóa.

Khi nhập vào Việt Nam nếu bị cơ quan chức năng kiểm tra, các đối tượng buôn lậu chỉ cần xuất trình hóa đơn chứng minh có mua hàng của nhà máy đường xem như hợp lệ và đưa đi tiêu thụ khắp cả nước. Số lượng đường nhập lậu đang tăng dần do nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng lên mỗi năm, trong khi sản lượng đường sản xuất trong nước trong những gần đây, chỉ dừng lại ở ngưỡng một triệu tấn/năm. Ðáng lưu ý, tình trạng nhập lậu đường tràn lan, hết sức tinh vi đang diễn ra tại các vùng biên giới. Nếu trước kia buôn lậu đường chủ yếu nhỏ lẻ bằng sức người mang vác, thì nay, mỗi ngày có từ vài chục đến hàng trăm tấn nhập lậu và chuyển công khai bằng ghe tải loại lớn.

Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với thị trường đường

Trước tình trạng sốt đường, sốt giá cục bộ tại một số địa phương trong những năm gần đây, cho thấy chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường đường chưa được hiệu quả. Do đó, cần khẩn trưng xây dựng chính sách đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ nhu cầu tiêu dùng đối với mặt hàng đường tại từng khu vực địa lý khi có trường hợp mất cân đối cung cầu đột biến, đồng thời còn có thể giúp cơ quan quản lý nhà nước chủ động kiểm soát và hạn chế tăng giá bất hợp lý, phòng chống đầu cơ, găm hàng gây thiệt hại đến lợi ích người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chính sách cần chú trọng khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh đường.

Công tác dự báo thị trường cần được nâng cao

Các cơ quan chức năng cần nắm bắt được diễn biến của thị trường đường thế giới, chủđộng trong nhập khẩu và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường nhằm tránh hiện tượng khan hiếm đường giả tạo, những biện pháp này kết hợp với việc điều tiết tốt sản xuất và thu mua mía nguyên liệu của các nhà máy ở trong nước sẽ là giải pháp tối ưu để bình ổn thị trường đường năm các năm tiếp theo.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Mía Đường

Từ năm 2000, ngành mía đường đã được Ðảng và Nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, trong gần mười năm qua các doanh nghiệp mía đường đã không thể vươn lên tự khẳng định mình và trở thành ngành kinh tế quan trọng như yêu cầu. Không ít thì nhiều, niên vụ nào ngành cũng để xảy ra những sự cố về giá cả, nguyên liệu, lao động...

Mặc dù Nhà nước đã giao cho Hiệp hội Mía Đường Việt Nam nhiệm vụ triển khai, thực hiện các cơ chế chính sách để phát triển ngành, nhưng thực tế

hiệu quả hoạt động của Hiệp hội vẫn còn rất mờ nhạt, điều hành đối với các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội vẫn còn khá khiêm tốn. Vào những thời điểm đường rớt giá trầm trọng, Hiệp hội vẫn để các doanh nghiệp một mình loay hoay "bán đổ bán tháo" với bất kỳ giá nào. Vùng nguyên liệu bị chia nhỏ, các doanh nghiệp ồ ạt kéo nhau đi mua mía sớm để chạy đuổi giá đường tăng cao hồi đầu niên vụ 2009 – 2010 dẫn tới hệ quả là chất lượng đường kém, đường tồn kho trong doanh nghiệp nhiều, giá giảm thê thảm.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG ĐƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011-2015

3.1. Xu hướng phát triển thị trường đường Việt Nam trong thời gian tới 3.1.1. Các yếu tố tác động đến thị trường đường

3.1.1.1. Các yếu tố tác động đến nhu cầu tiêu thụđường

Nhu cầu tiêu thụ các hàng hóa thiết yếu nói chung và về mặt hàng đường nói riêng có thểđược quyết định bởi rất nhiều nhân tố khác nhau như: về tập quán tiêu dùng, về thu nhập bình quân đầu người, về mức độ tăng/giảm dân số, về giá cả tương đối của các sản phẩm thay thế, hay về các thông tin tích cực hoặc tiêu cực liên quan đến sản phẩm…trong đó, sự phát triển dân số và thu nhập bình quân đầu người thường được đánh giá là quan trọng nhất.

Các nghiên cứu đã cho thấy, nhu cầu tiêu thụ đường của mỗi quốc gia đều chịu tác động của một số nhân tố chính như: Độ co giãn của cầu theo mức thu nhập, tốc độ gia tăng dân số, giá đường và sản phẩm thay thế đường trên thị trường, truyền thống, văn hóa và năng lực tự cung cấp đường…

- Tốc độ gia tăng dân số

Tốc độ gia tăng dân số là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ các hàng hóa thiết yếu, trong đó có mặt hàng đường. Theo số liệu điều tra dân số tháng 4/2009 của Việt Nam là 85.789.573 người, dự tính đến cuối năm 2010 là hơn 86,7 triệu người (đứng thứ 3 ASIAN và đứng thứ 13 thế giới). Có thể thấy với hơn 86 triệu người tiêu dùng và tốc độ gia tăng dân số bình quân 0,9% (ước tính tới 2020) thì nhu cầu tiêu thụ của thị trường Việt Nam đối với mặt hàng đường là rất lớn. Bên cạnh đó, với một ngành sản xuất chủ yếu đáp ứng cho thị trường trong nước như đường thì vấn đề về phát triển dân số còn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngành trong tương lai.

- Độ co giãn của cầu theo thu nhập

Cầu về một hàng hóa nhất định nào đó không chỉ chịu tác động của giá cả hàng hóa đó, mà còn chịu ảnh hưởng bởi thu nhập của người mua. Độ co giãn theo thu nhập đo mức độ phản ứng đó. Theo thống kê ở các quốc gia đang phát

triển, sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người dẫn đến tăng tiêu thụ các mặt hàng thiết yếu trong tiêu dùng hằng ngày, trong đó có mặt hàng đường.

- Giá mặt hàng đường và giá sản phẩm thay thếđường

Tác động của giá đường đến nhu cầu tiêu thụ đường được thể hiện qua độ co giãn của cầu theo giá. Trong trường hợp mức thu nhập bình quân đầu người là cố định, thì nhu cầu tiêu thụ về mặt hàng đường sẽ tăng khi giá đường giảm và khi giá đường tăng cao thì nhu cầu tiêu thụ đường cũng sẽ giảm đi. Lúc này, người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm thay thếđường có giá thấp hơn. Ngoài ra, hiện nay trên thế giới nhiều quốc gia đã gia tăng sử dụng các chất ngọt thay thế đường kính như HFS, Saccharine… trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm vì các chất này có giá thành rẻ hơn nhiều so với giá đường mía.

- Truyền thống, văn hóa và thói quen tiêu dùng

Người tiêu dùng Việt Nam có thói quen sử dụng đường trong chế biến thực phẩm và đồ uống hằng ngày. Đặc biệt, trong các dịp Tết Trung Thu, Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ đường trên thị trường nội địa gia tăng đáng kể so với các thời điểm còn lại trong năm.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụđường trực tiếp trong tiêu dùng hằng ngày có xu hướng giảm do người tiêu dùng đã bắt đầu thay đổi thói quen sử dụng đường từ trực tiếp sang gián tiếp qua các sản phẩm có đường như bánh, mứt, kẹo, đồ hộp, đồ uống… Thực tế, mức tiêu thụđường gián tiếp ở nước ta hiện nay còn thấp do thu nhập còn hạn chế. Vì vậy trong thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ đường trực tiếp trong dân cư vẫn khá cao.

- Khả năng tự cung cấp đường

Khả năng tự cung cấp đường của mỗi quốc gia cũng ảnh hưởng lớn tới mức tiêu thụ đường trên thị trường. Cũng giống như các quốc gia có khả năng tự sản xuất đường trong nước cao và khá ổn định như CuBa, Brazin và Thái Lan, Việt Nam có mức tiêu thụ đường bình quân đầu người cao. Đối với các nước có năng lực sản xuất thấp, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu thì mức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ thấp hơn.

- Tác động của mặt bằng giá mới trên phạm vi toàn cầu

Trong thời gian gần đây, giá của nhiều loại hàng hóa, nguyên liệu như dầu thô, sắt thép, nông sản trên thị trường thế giới tăng mạnh và đã hình thành một

mặt bằng giá mới cao hơn, trong đó có mặt hàng đường. Từđó, ảnh hưởng tới giá đường trong nước và tác động đến nhu cầu tiêu thụ.

3.1.1.2. Chính sách của chính phủ đối với thị trường tiêu thụ đường Việt Nam

- Quy hoạch phát triển ngành mía đường

Qua đánh giá thực tế thực hiện Quy hoạch phát triển ngành mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 7 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ cho thấy thời gian qua các doanh nghiệp và địa phương đã chưa thực sự nỗ lực để thực hiện các nhiệm vụ cụ thểđược giao vì vậy hầu hết các chỉ tiêu nêu ra đã chưa đạt được nên nguồn cung đường trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Để có bước đột phá về năng lực sản xuất trong thời gian tới, sau khi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu xây dựng Quy hoạch phát triển ngành mía đường giai đoạn mới, hiệu quả của việc thực hiện quy hoạch mới sẽ phụ thuộc vào các vấn đề như:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015 (Trang 75 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)