Khái quát chung về Giáo dục, đào tạo tỉnh Đăk Nông

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông. (Trang 29 - 30)

Tỉnh Đắk Nông được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 2004, theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của các huyện: Đăk Nơng, Đăk Song, Krơng Nô, Đăk Mil, Cư Jút và Đăk R'lấp. Theo số liệu thống kê năm 2020, Đắk Nông là tỉnh đông thứ 57 về số dân của Việt Nam, xếp thứ 52 về tổng sản phẩm trên địa bàn, xếp thứ 47 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 18 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 637.905 người dân, GRDP đạt 35,07 nghìn tỉ đồng, bình quân đầu người đạt 48,83 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 4,65%.

Khi mới thành lập tỉnh, mạng lưới trường lớp chưa hoàn thiện, chưa bao phủ rộng khắp các xã, thôn, bon trên địa bàn. Việc xây dựng và hoàn thiện mạng lưới giáo dục và đào tạo là một thách thức lớn đối với với tỉnh Đăk Nông. Tuy nhiên, với sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội, sự quyết tâm và nỗ lực to lớn của Đảng và chính qùn tỉnh Đăk Nơng nói chung và của ngành GD&ĐT nói riêng, đến nay hệ thống GD&ĐT đã dần đi vào ổn định và phát triển.

Sau gần 20 năm kể từ khi thành lập tỉnh, với sự quan tâm sâu sát của cả hệ thống chính trị, chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội ngành GDĐT từng bước khắc phục khó khăn và thách thức, phấn đấu vươn lên và đạt nhiều thành tựu đáng kể. Quy mô giáo dục đã dần ổn định và trên đà phát triển, mạng lưới cơ sở giáo dục được bố trí rộng khắp. Chất lượng giáo dục tồn diện có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục mũi nhọn được quan tâm đầu tư mọi mặt và gặt hái được những thành quả nhất định. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được các cấp quản lý và tồn xã hội quan tâm, cơng tác phổ cập giáo dục các cấp được duy trì, phát triển bền vững.

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển và đổi mới của GD&ĐT hiện nay, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và trình độ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao, cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018 trong giai đoạn hiện nay và định hướng đến năm 2030.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học từng bước được quan tâm, đầu tư theo hướng chuẩn quốc gia, các điều kiện bảo đảm cho công tác dạy học được đầu tư hợp lý và tốt hơn. Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục được quan tâm, tăng cường, trong đó có

sự ưu tiên cho giáo dục vùng nơng thơn, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được, đến nay ngành Giáo dục vẫn còn những tồn tại, hạn chế như sau:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của một số trường học xuống cấp và hư hỏng chưa được thay thế (do được đầu tư xây dựng từ rất lâu). Đa số các trường TH trên địa bàn tình gặp tình trạng quá tải về số lượng học sinh/ lớp.

Cơng tác duy trì sĩ số, tỷ lệ chuyên cần của học sinh còn thấp; học sinh bỏ học chiếm tỷ lệ khá cao. Chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế.

Thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa đồng bộ, thống nhất do chưa có chương trình cụ thể. Cơng tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho cho học sinh có những thách thức nhất định từ xã hội.

Công tác chống mù chữ cho người lớn; công tác xây dựng xã hội học tập phát triển chưa đồng đều và duy trì thường xuyên; các trung tâm học tập cộng đồng trong hoạt động cịn nhiều bất cập, hoạt động mang tính hình thức.

Việc thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thơng năm 2018 nảy sinh nhiều thách thức và biến động như: số lượng phòng học, trang thiết bị phục vụ dạy học, bố trí, sắp xếp đội ngũ GV, CBQLGD; phân cơng, bố trí GV từng mơn học chưa hợp lý, tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ đã, đang diễn ra, trong khi thực hiện kế hoạch điều chuyển GV cần thời gian nhất định. [55.tr3-7].

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông. (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w