4 TH&THCS Đắk Plao 18 1 11 1
3.3.4. Thực hiện đánh giá đội ngũ giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục
dục
3.3.4.1. Mục tiêu của giải pháp
Đánh giá đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục là trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường. Nắm vững, hiểu rõ mục đích, yêu cầu, quy trình, chu kỳ đánh giá ĐNGV giúp cho hiệu trưởng thực hiện trách nhiệm một cách khách quan, tồn diện, cơng bằng và dân chủ trên cơ sở phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của GV trong điều kiện cụ thể của nhà trường. Từ đó xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành Giáo dục. Kết quả đánh giá là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm GV trở thành GV cốt cán, CBQL, thực hiện chế độ chính sách đối với GV.
Đồng thời qua đánh giá, ĐNGV tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế họach rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
3.3.4.2. Nội dung của giải pháp
Thực hiện đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT.
Để đánh giá khách quan, tồn diện, cơng bằng và dân chủ ĐNGV, hiệu trưởng cần tổ chức học tập, quán triệt đến ĐNGV nhà trường nắm vững hiểu rõ về Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông gồm 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí.
Việc tập hợp minh chứng để phục vụ việc đánh giá cần được GV chủ động thực hiện từ đầu năm học.
Quy trình đánh giá được thực hiện như sau:
+ Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV;
+ Nhà trường tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đốii với GV được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV;
+ Hiệu trưởng thực hiện đánh giá và thông báo kết quả thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá GV trên cơ sở kết quá tự đánh giá của GV, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của GV thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
Xếp loại kết quả đánh giá
- Đạt chuẩn nghề nghiệp GV mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định của chuẩn nghề nghiệp đạt mức tốt;
- Đạt chuẩn nghề nghiệp GV mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trử lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định của chuẩn nghề nghiệp đạt mức khá trở lên;
- Đạt chuẩn nghề nghiệp GV mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp GV: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt.
Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV:
- Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá GV theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
- Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá GV.
3.3.4.3. Cách thức tổ chức thực hiện
Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường cần tăng cường công tác truyền thông, phổ biến để các tổ chuyên môn, GV nắm vững và thực hiện đúng quy định. Chủ động thu thập minh chứng để phục vụ việc tự đánh giá và đánh giá.
Cuối năm học, thực hiện quy trình đánh giá như sau:
- Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV: Căn cứ vào từng tiêu chí (có các minh chứng được GV thu thập trong năm học) để đánh giá mức độ đạt được của
từng tiêu chuẩn. cần lưu ý xếp loại kết quả đánh giá ở mức nào thì ít nhất phải đạt được 2/3 tiêu chí đạt được ở mức đó và các tiêu chí của tiêu chuẩn 2 về phát triển chun mơn, nghiệp vụ phải đạt được ở mức đó trở lên. Các minh chứng GV có thể lưu trên TEMIS (CSDL).
- Trước khi Hiệu trưởng tiến hành đánh giá, xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp cho GV, cần tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với GV được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV.
- Hiệu trưởng thực hiện đánh giá và thông báo kết quả thực hiện đánh giá GV trên cơ sở kết quá tự đánh giá của GV, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của GV thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
Việc đánh giá đánh giá, xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp cho GV hiệu trưởng cần thu thập các kết quả đánh giá, xếp loại liên quan đến GV và và lưu trữ trên CSDL ngành (TEMIS). Ví dụ:
- Đánh giá tiêu chuẩn 1. Phẩm chất đạo đức nhà giáo
+ Tham khảo ý kiến của Đoàn Thanh Niên, của Chi bộ (nếu là đảng viên) của Cơng đồn cơ sở, nơi cư trú…để đánh giá GV về nhận thức tư tưởng chính trị, việc chấp hành chủ trường, đường lối và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước (nghĩa vụ thuế, tham gia giao thông,…); việc chấp hành sự điều động, phân cơng của cấp trên, việc giữ gìn đạo đức, lối sống, phong cách nhà giáo, ý thức đấu tranh phịng, chống các biểu hiện tiêu cực, suy thối đạo đức, tinh thần phê bình và tự phê bình, khơng vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, có sự tín nhiệm của đồng nghiệp, của học sinh và nhân dân; có tinh thần đồn kết, trung thực trong cơng tác, có tinh thần tương thân tương ái, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ,…
+ Dựa vào minh chứng GV thu thập được trong năm học: phiếu đánh giá đảng viên, nơi cư trú (nếu là đảng viên), của Đồn TNCSHCM, của Cơng đoàn cơ sở; thư cảm ơn của phụ huynh,…
+ Căn cứ kết quả đánh giá của tổ chuyên môn đối với GV được đánh giá. - Đánh giá tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn nghiệp vụ
+ Căn cứ vào kết quả kiểm tra nội bộ, kết quả kiểm tra chuyên ngành của cấp trên
về: khối lượng, chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ cụ thể được giao: thực hiện nội dung, chương trình, thời khóa biểu, xây dựng và thực hiện kế
hoạch dạy học, tiến độ và kết quả thực hiện, việc thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh; có thường xuyên khai thác, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kết quả đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; kết quả tham gia các hội thi,…
+ Dựa vào minh chứng GV thu thập được trong năm học: phiếu đánh giá tiết dạy, kết luận kiểm tra, bảng tổng hợp kết quả giáo dục học sinh, sổ chủ nhiệm, văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận,…
+ Căn cứ kết quả đánh giá của tổ chuyên môn đối với GV được đánh giá.
Việc đánh giá cần khách quan, tồn diện, cơng bằng, dân chủ. Đương nhiên cần xem xét các điều kiện, hồn cảnh thực hiện nhiệm vụ của GV. Có như thế mới tạo nên động lực phát triển cho ĐNGV.
3.3.4.4. Điều kiện thực hiện
Đội ngũ giáo viên của nhà trường phải nắm vững, hiểu rõ về mục đích, nội dung, nghĩa vụ và quyền lợi trong đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV.
Hiệu trưởng cần khách quan, tồn diện, cơng bằng, dân chủ trong việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp đối với viên.