Huyện Đăk Glong được thành lập theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP, ngày 27/6/2005 của Chính phủ. Tổng diện tích tự nhiên có 1.442,28 km². Huyện có diện tích tự nhiên rộng, tài nguyên phong phú và đa dạng, trữ lượng khống sản dồi dào. Có
nhiều sơng suối, ao hồ thuận lợi cho việc xây dựng thủy điện và phát triển du lịch sinh thái. Sau 16 năm thành lập huyện, đến nay nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, nơng nghiệp đạt kết quả khả quan; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 19,48%, thu nhập bình quân/ đầu người tăng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Các lĩnh vực văn hóa- xã hội có sự phát triển nhiều mặt, đáp ứng được nhu cầu đến mọi tầng lớp nhân dân.
Tồn huyện có 07 đơn vị hành chính cấp xã; tổng dân số của tồn huyện năm 2020 là 65.200 người, có 25 dân tộc anh em, dân tộc kinh có khoảng 32,80%; dân tộc thiểu số khoảng 67.20 %, trong đó dân tộc Mơng 30.03%, dân tộc Mạ 13%; dân tộc M’Nơng 11%; các dân tộc khác 13.17%. Có 03 tơn giáo chính: Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Tin lành với 23.140 tín đồ, chiếm 65% dân số toàn huyện.
Cư dân trên địa bàn sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc M’Nông và một số đồng bào người S’Tiêng, Mạ. Từ lâu, dân tộc M’Nơng được phân chia theo từng nhóm địa phương và mỗi nhóm mang sắc thái văn hố riêng. Ngồi ra, cịn có một số dân tộc thiểu số các tỉnh phía bắc chuyển vào làm ăn sinh sống. Họ sống theo từng nhóm sắc tộc song khơng tách biệt mà cộng hưởng, đan xen cùng phát triển.
Ngành GD&ĐT Đăk Glong với những ngày đầu thành lập gặp khơng ít khó khăn: Mạng lưới trường, lớp cịn mỏng và thiếu thốn, 13 trường học trên tồn huyện khơng có điện lưới, khơng có nguồn nước sạch; giao thơng đi lại đặc biệt khó khăn, đời sống của bà con nhân dân phần lớn cịn cơ cực; trình độ dân trí tương đối thấp, tỷ lệ mù chữ khá cao, còn ảnh hưởng nặng nề về phong tục tập quán lạc hậu,... Đội ngũ CBGV cịn thiếu và chưa đồng bộ, chun mơn nghiệp vụ chưa được quan tâm đầu tư thích hợp. Một bộ phận GV về công tác ở huyện nhà chưa an tâm công tác, số GV xin thuyên chuyển về những nơi có điều kiện thuận lợi và bỏ việc chiếm một tỷ lệ khá cao.
Song, với sự quan tâm đầu tư và lãnh chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện và Sở GD&ĐT, đến nay mạng lưới trường, lớp được quy hoạch rộng khắp, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trên 90% trường học trên tồn huyện đã có điện và nguồn nước sạch; hệ thống giao thông, liên lạc phát triển nhanh chóng; đời sống của bà con các dân tộc anh em trong huyện được cải thiện; trình độ dân trí được nâng lên, tỷ lệ người biết chữ tăng cao. Chất lượng giáo dục tồn diện ln có sự phát triển năm sau cao hơn năm trước, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên nhanh chóng; hạn chế và từng bước giảm dần số lượng học sinh yếu kém, lưu ban và bỏ học. Chất lượng ĐNGV có sự chuyển biến mạnh mẽ, thu hút được nhiều GV có trình độ
chuẩn về địa phương công tác, từng bước khắc phục được tình trạng thiếu hụt nguồn CBQL, GV đứng lớp. Kết quả:
- Phát triển quy mô trường lớp
Năm học 2005 - 2006: Tồn huyện chỉ có có 13 trường (mẫu giáo 01 trường; TH 8 trường; trung học cơ sở 4 trường); chưa có trường trung học phổ thơng. Tổng số học sinh là 5905 em. Tổng số GV có 262 người và 26 CBQL.
Năm học 2020-2021, tồn huyện có tổng số 34 đơn vị trường công lập (tăng 21 trường). Tổng số học sinh 19.328 em, trong đó học sinh nữ 9.191 em, học sinh là người dân tộc thiểu số 12.331 em (tỷ lệ 63,8%), sinh nữ dân tộc thiểu số là 5.775 em (tỷ lệ 29,9%). Giáo dục mầm non có 93.9% trẻ 5 tuổi đến trường; hồn thành phổ cập GDTH đúng độ tuổi tháng 11/ 2010.
- Phát triển ĐNGV
Năm 2005-2006 toàn ngành có tổng số GV 262 người, 26 CBQL. Đa số CBQL chưa được bồi dưỡng chương trình QLGD, bồi dưỡng lý luận chính trị. ĐNGV có trên 80% được đào tạo trình độ trung cấp hoặc CĐ sư phạm.
Năm học 2020-2021 tồn ngành có 973 biên chế, chia ra:
- Bậc Mầm non có 300 người. Trong đó: Cán bộ quản lý 30 người, GV 258 người, nhân viên 12 người.
- Cấp TH có 418 người. Trong đó CBQL 31 người, GV 359 người, Tổng phụ trách đội 11 người, Nhân viên 17 người.
- Cấp THCS có 255 người, trong đó CBQL 18 người, GV 210 người, Tổng phụ trách đội 10 người, Nhân viên 17 người.
Mặc dù ĐNGV tăng 2,52 lần so với khi huyện mới được thành lập, song trước áp lực học sinh tăng hằng năm khoảng 1000 học sinh, nên năm học 2020-2021, tồn huyện vẫn cịn thiếu tới 224 người.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa cho đội ngũ GV
ĐNGV, CBQL được quan tâm. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ được thực hiện khá tốt, cơ bản đủ số lượng và chất lượng ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ GV đạt chuẩn 65.26%. Về cơ bản, đội ngũ CBQL, GV đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT của địa phương; chất lượng đội ngũ nhà giáo được nâng lên cả về trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ. Đời sống GV nhìn chung được cải thiện. Cơng tác xây dựng Đảng, hoạt động đoàn thể trong các trường học được quan tâm hơn [40.tr1-05].
- Tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý của đội ngũ quản lý giáo dục ở địa phương
Cơng tác QLGD có bước chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hóa; cơ chế tài chính trong giáo dục từng bước được đổi mới; phân cấp QLGD và quyền tự chủ của cơ sở giáo dục được tăng cường; đã hình thành tổ chức về kiểm định chất lượng giáo dục; cải cách hành chính trong tồn Ngành được đẩy mạnh; cơng nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong quản lý; trật tự, kỷ cương được chấn chỉnh. 100% CBQL có trình độ chuẩn, có 04 CBQL, 01 GV có trình độ thạc sĩ.
Thường xuyên thực hiện công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng. Vì vậy, trình độ quản lý của hiệu trưởng có sự chuyển biến rõ rệt, đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, hiệu trưởng các trường được lấy phiếu tín nhiệm hàng năm. Qua việc lấy phiếu tín nhiệm cho thấy hiệu trưởng các trường được CB, GV, NV trong đơn vị tín nhiệm cao. Từ đó phát huy được vai trị lãnh chỉ đạo của người CBQL.
- Phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị
Qua 16 năm xây dựng và phát triển, ngành GD&ĐT đã được đầu tư kinh phí nhằm xây dựng trường, lớp, các cơng trình phụ phục vụ dạy học. Tính đến 31 tháng 5 năm 2021 số phịng học hiện có: 624 phịng, trong đó: kiên cố: 358 phịng; bán kiên cố: 261 phịng. Khơng có lớp học ca 3. Góp phần giảm khoảng cách đi lại cho học sinh [40.tr1-6].
- Chính sách ưu đãi, thu hút GV, cán bộ quản lý giỏi, trình độ cao
Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nên việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và CBQLGD đã và đang phát huy tốt hiệu quả. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và CBQLGD trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác đem lại sự cơng bằng trong phục vụ và cống hiến. Có cơ chế miễn nhiệm, bố trí cơng việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và CBQLGD nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Có chính sách hỗ trợ GV trẻ về chỗ ở, học tập và nghiên cứu khoa học. Bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo trường cơng lập và nhà giáo trường ngồi cơng lập...Tạo điều kiện thuận
lợi để các nhà giáo tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động GD&ĐT [40, tr1-08].
Tuy nhiên, tình trạng thừa thiếu GV cục bộ trong Ngành vẫn cịn xảy ra. Trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện nhiệm vụ có lúc, có nơi chưa đồng bộ, chưa được thường xuyên, liên tục; việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đôi lúc chưa mang tính linh hoạt, sáng tạo. Cơng tác phối hợp giữa chính quyền địa phương với các nhà trường chưa được chặt chẽ. Một số trường học hiện nay vẫn còn thiếu cán bộ quản lý và nhân viên so với quy định. Việc bố trí CBQLGD là người dân tộc thiểu số chưa nhiều [40.tr1-6].