Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với đặc điểm trường tiểu học và phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông. (Trang 56 - 60)

4 TH&THCS Đắk Plao 18 1 11 1

3.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với đặc điểm trường tiểu học và phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục

đặc điểm trường tiểu học và phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục

3.3.1.1. Mục đích của giải pháp

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGVTH phù hợp với đặc điểm trường TH và yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, ổn định về cơ cấu ở mỗi nhà trường và ĐNGVTH trên địa bàn huyện, tạo động lực để ĐNGVTH phát triển phẩm chất, trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT.

Là cơ sở để các cấp quản lý xem xét, bố trí các nguồn lực cho các nhà trường, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, đảm bảo tính ổn định và phát triển cho từng nhà trường trên địa bàn huyện. Khắc phục được tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ĐNGVTH; chênh lệch chất lượng giữa các vùng miền và các trường TH trên địa bàn huyện, các nhà trường chủ động được trong công tác phân cơng, bố trí GV dạy mơn theo quy định, tiết giảm được trong chi trả tăng giờ, tăng buổi do thiếu GV và dạy chéo chuyên ngành.

3.3.1.2. Nội dung của giải pháp

Để xây dựng được quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV phù hợp với đặc điểm trường TH và yêu cầu đổi mới giáo dục, nhà quản lý cần thu thập các thông tin về

quy mô phát triển trường, lớp, học sinh, ĐNGVTH hiện có. Tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng phát triển ĐNGVTH đã và đang có, dự báo khả năng phát triển trường, lớp, học sinh và yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018 như yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu, phẩm chất, trình độ đào tạo, năng lực đội ngũ, CBQLGD tham mưu với cấp thẩm quyền xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGVTH phù hợp nhu cầu, điều kiện của từng trường TH theo lộ trình phù hợp.

Cần coi trọng tính lịch sử, kế thừa từ ĐNGVTH hiện có, để có sự tính tốn điều chỉnh cho phù hợp. Nếu dơi dư cục bộ xem xét đến khả năng điều chuyển, hoặc xem xét đến khả năng thực hiện nhiệm vụ dạy học liên trường khi số giờ dạy theo định biên chưa đủ, đảm bảo tỷ lệ GV/lớp và dạy môn đặc thù theo quy định; nếu GV chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ đào tạo cần xem xét về tuổi đời, thâm niên cơng tác, sức khỏe,...để có hướng giải quyết: hoặc bố trí, phân cơng thực hiện nhiệm vụ khác, chờ đủ thời gian cơng tác thì giải quyết chế độ nghỉ hưu, hoặc đưa đi đào tạo lại nếu có nguyện vọng và tuổi đời, tuổi nghề cịn có thể cơng tác lâu dài. Bên cạnh đó cần xem xét đến trình độ, năng lực của ĐNGV xây dựng ĐNGV cốt cán, giảm khoảng cách về chất lượng giữa các nhà trường.

Trước yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018, nhà quản lý cần xem xét đến các trường hợp số GV trước đây phụ trách môn học được tổ chức lại, đề nghị đưa đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học môn học mới. Đồng thời đề nghị cấp thẩm quyền xem xét hợp đồng hoặc tuyển dụng GV phù hợp yêu cầu, vị trí việc làm cần có.

Theo dự báo của cơng tác dân số thì những năm học tới số học sinh TH tiếp tục tăng lên, trung bình 250-300 học sinh/ năm học, tương đương khoảng 06 đến 8 lớp. Theo định biên 1.5 giáo viển/lớp. Mỗi năm Đăk Glong cần tuyển thêm ít nhất 12 GV chưa kể số GV nghỉ hưu và chuyển nơi công tác.

3.3.1.3. Cách thức tổ chức thực hiện

a) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học:

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện về phát triển ĐNGVTH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT, về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018, Trưởng phịng (đối với Phịng GD&ĐT) cần thực hiện:

- Tham mưu cho UBND huyện thành lập ban chỉ đạo, tổ soạn thảo quy hoạch phát triển ĐNGVTH giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030 (cấp trường hiệu trưởng ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo, tổ soạn thảo).

Thành viên Ban chỉ đạo gồm:

+ Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách văn hóa-xã hội, Trưởng ban;

+ Trưởng Phịng Giáo Dục và Đào tạo làm Phó trưởng ban thường trực và một số thành viên khác là đại diện các phịng, ban ngành và các tổ chức, đồn thể xã hội liên quan.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tạo điều kiện và thẩm định quy hoạch, kế hoạch trước khi Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.

Trưởng ban chỉ đạo ban hành quyết định thành lập Tổ soạn thảo quy hoạch, kế hoạch gồm lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, một số thành viên đại diện các phòng, ban ngành và các tổ chức, đoàn thể xã hội liên quan.

- Tổ soạn thảo nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, các căn cứ xây dựng và quy trình lập quy hoạch, kế hoạch; đề xuất kết cấu bản quy hoạch, kế hoạch.

- Các căn cứ để xây dựng quy hoạch gồm: các Chủ trương, đường, chính sách của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về giáo dục và phát triển ĐNGV nói chung, ĐNGVTH nói riêng; các Nghị định, Thơng tư, hướng dẫn, Đè án, quy hoạch có liên quan.

+ Căn cứ thực trạng ĐNGVTH của huyện những mặt mạnh, những hạn chế như: số lượng, chất lượng và cơ cấu ĐNGVTH (môn học, dân tộc, độ tuổi, thâm niên nghề, phẩm chất, trình độ đào tạo, năng lực chun mơn....).

+ Các yếu tố ảnh hưởng như: mơi trường kinh tế - văn hóa - xã hội, chỉ số dự báo phát triển dân số theo độ tuổi của địa phương.

+ Dự kiến biến động về GV như: yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018 có nhiều thay đổi về mơn học kéo theo số lượng GV dạy môn học thay đổi; GV thuyên chuyển nơi công tác, nghỉ hưu, thai sản...

Sau khi thu thập, phân tích, đánh giá thơng tin, Tổ soạn thảo thực hiện: + Xây dựng đề cương theo kết cấu đã được Ban chi đạo thống nhất.

+ Xây dựng bản dự thảo quy hoạch, kế hoạch mang tính chiến luợc (5 năm, 10 năm,...), kế hoạch hàng năm, tiến hành xin ý kiến của các phịng, ban ngành và các tổ chức, đồn thể xã hội liên quan như: Phòng Nội vụ,...CBGL, GV cốt cán các trường TH

trên địa bàn huyện, tiếp thu ý kiến, xem xét chỉnh sửa hoặc bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch.

- Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch chính thức. Thơng thường quy hoạch, kế hoạch có các nội dung sau: + Căn cứ xây dựng kế hoạch;

+ Các yếu tố tác động đến phát triển ĐNGVTH.

+ Thực trạng phát triển ĐNGVTH những năm vừa qua; + Quy mô trường lớp, học sinh, chất lượng dạy - học; + Đánh giá thuận lợi và khó khăn;

+ Kế hoạch phát triển gồm: mục tiêu tổng quát; mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ; nhiệm vụ và giải pháp; điều kiện đảm bảo và lộ trình thực hiện...

+ Tổ chức thực hiện: xác định nguồn kinh phí thực hiện, phân cơng trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan khi thực hiện).

+ Công tác kiểm tra, giám sát, chế độ báo cáo...

b) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch:

Sau khi quy hoạch, kế hoạch được Chủ tịch UBND huyện ký, phê duyệt. Phòng GD&ĐT cùng các tổ chức, cá nhân liên quan (mục phân công trách nhiệm thực hiện) tổ chức quán triệt, tuyên truyền, nghiên cứu, học tập quy hoạch, kế hoạch trong cấp uỷ, chính quyền các cấp từ xã, huyện, trong nhân dân và cán bộ quản lý, ĐNGVTH. Từ đó cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm vững, hiểu rõ có sự đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện.

Phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện từng nội dung, nhiệm vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao; giao Phòng GD&ĐT là cơ quan chủ trì phối hợp thực hiện.

c) Cơng tác kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch:

Định kỳ 6 tháng, 01 năm, UBND huyện chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch. Từ đó có cơ sở phân tích, đánh giá, so sánh việc đã thực hiện với mục tiêu, chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch đã đề ra để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế của địa phương.

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện

Lãnh đạo cấp thẩm qùn cần có tầm nhìn chiến lược, có hiểu biết sâu rộng về GD&ĐT, có quan tâm và quyết tâm trong việc phát triển ĐNGVTH.

Trong công tác tuyển dụng, điều động, luân chuyển, điều chuyển ĐNGVTH phịng Nội vụ cần có sự phối hợp chặt chẽ với Phịng GD&ĐT.

Hiệu trưởng các trường TH trên địa bàn huyện thực hiện đúng chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được giao trong bố trí, phân cơng, giao việc đối với ĐNGV, đảm bảo định mức GV theo quy định, linh hoạt trong phân công nhiệm vụ, tiết kiệm nguồn ngân sách nhưng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Xây dựng môi trường làm việc tạo động lực cho ĐNGV phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông. (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w