Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của bảo việt nhân thọ (Trang 42)

Môi trường kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược của doanh

nghiệp, môi trường kinh doanh ngày càng biến độ thì chiến lược kinh doanh

càng phải linh hoạt mang tính khái quát cao để dễ điều chỉnh và thích ứng.

3.2.1 Môi trưòng vĩ mô

3.2.1.1 Môi trường kinh tế

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân giai

đoạn 2016 - 2020 ước đạt khoảng 6,0%. Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động - việc làm... tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô.

về góc độ sử dụng GDP, Chỉ tiêu tích luỹ tài sản trong giai đoạn 2016- 2020 tăng trung bình 7,95%/năm, chỉ tiêu tiêu dùng tãng trung bình

6,03%/năm.

Mặt bằng lãi suất trong giai đoạn 2016 - 2020 giảm mạnh so với giai

đoạn 2011-2015. Lãi suất trái phiếu chính phủ liên tục giảm, đặc biệt giảm

sâu trong giai đoạn 2019 - 2020, dẫn đến trích lập dự phòng kỹ thuật theo

luật định tăng cao là những thách thức đối với việc hoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận, đáp ứng yêu cầu về vốn đế đáp ứng các quy định về biên khả năng

thanh toán cũng như hiệu quả hoạt động đầu tư, quản lý tài sản - trách nhiệm

(ALM).

Từ năm 2020 đến nay, Việt Nam đã thực hiện rất tốt trong việc kiểm soát dịch Covid-19 cũng như là nền kinh tế. Hơn nữa, hiện đóng góp từ thị

trường bảo hiểm Việt Nam chỉ chiếm 1,4% GDP, trong khi mức trung bình toàn cầu là 3,4%...

3.2.1.2 Môi trường công nghệ

Ngành bào hiểm là ngành kinh doanh săn phẩm vô hình. Do đó về cơ

bản các công nghệ không như các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất. Việc đổi mới công nghệ dù lớn hay nhở, đều có ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh

của doanh nghiệp. Môi trường công nghệ của doanh nghiệp bảo hiềm chủ yếu

là công nghệ thông tin, quản lý, phục vụ khác hàng.

Hiện nay, với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đang phát triển

mạnh mẽ, ngành bảo hiểm nhân thọ đang tăng cường tập trung vào kỹ thuật

sô. Các doanh nghiệp bảo hiêm ưu tiên chuyên đôi mô hình kinh doanh

(business model change), ứng dụng các công cụ phân tích dữ liệu (data and

analytics), nâng cao trải nghiệm khách hàng (customer experience), hiện đại

hoá hệ thống core bảo hiểm.

Công nghệ phát triển mạnh mẽ mang đến cơ hội cho ngành bảo hiểm nói

chung và Bảo Việt Nhân thọ nói riêng khả năng tăng cơ hội tiếp cận, tương tác với khác hàng, khả năng cải thiện môi hình phân phối, đa dạng kênh bán

hàng cũng như khả năng thay đổi hoàn toàn hành trình trái nghiệm cua khách hàng với dịch vụ bảo hiểm.

Đi kèm với cơ hội cũng là những rủi ro, thách thức. Một loạt các tiến bộ

công nghệ đột phá (như AI, Big Data, IoT, Blockchain, Robotic...) đang buộc

doanh nghiệp bảo hiểm phải thích nghi hoặc bị áp đảo bởi các mô hình kinh

doanh thay thế. Đây là những nhân tổ đang làm thay đổi ngành bảo hiểm cũng

như đẩy sự cạnh tranh giữa các đối thủ truyền thống và những đối thủ mới ngày càng quyết liệt, đồng thời cũng nắm giữ tiềm năng lớn nhất cho tăng

trưởng và chuyển đổi.

BVNT đã số hóa quy trình yêu cầu BH và phát hành họp đồng, giảm tối

đa thời gian phát hành hợp đồng, quy trình giải quyết quyền lợi BH được rút ngắn với thời gian 15 phút - ngắn nhất hiện nay, ra mắt chương trình Loyalty

dựa trên công nghệ blockchain, gia tăng trải nghiệm khách hàng.

3.2.1.3 Môi trường vãn hoá, xã hội

Trong bối cảnh xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, Việt Nam đã tham

gia rất nhiều các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, mang lại nhiều vận hội cũng như thách thức cho sự phát triển của doanh nghiệp bão hiểm. Bão Việt Nhân thọ

cần nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, áp dụng các tiêu chuẩn

thông lệ quốc tế trong quản trị kinh doanh và phát triển sản phẩm để đứng vũng và phát triển trên thị trường.

Mặt khác, trong những năm vừa qua quy mô dân số ngày càng tăng cũng

đồng nghĩa với quy mô khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ được mở rộng. Dân số trung bình năm 2020 của cả nước ước tính 96 triệu người,

dân thành thị chiếm 35,5% dân số, dân số nông thôn khoảng 64,5%. Tỷ lệ thất

nghiệp dưới 2,2 %. Đời sông dân cư được cải thiện. Sự phát triên của kinh tê

xã hội đang là tín hiệu tốt cho thị trường bảo hiểm, các yếu tố xã hội mang tính thúc đẩy cho thị trường ngày càng phát triển bền vững.

3.2.1.4 Môi trường tự nhiên

Biến đổi khí hậu đã đang tác động gián tiếp lên sức khoẻ con người thông qua nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các

bệnh dịch, gây ra các rủi ro từ gói bảo hiểm y tế và bảo hiểm sức khoẻ của Bão Việt Nhân thọ. Các rủi ro về con người cũng ánh hưởng tới Bão Việt

Nhân thọ với các chi phí bồi thường gia tăng.

Nhũng thiệt hại của biến đối khí hậu đối với nền kinh tế của quốc gia gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bảo Việt nhân thọ

xét ở khía cạnh thu nhập của người dân giảm và các ưu tiên dành cho bảo hiểm có thể được thay thế cho những nguy cơ khác cấp bách hơn của khách

hàng nhằm phục vụ cho các mục tiêu ngan hạn.

Trong năm qua, dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp, ảnh

hưởng nghiêm trọng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Nen kinh tế Việt

Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên chịu nhiều tác

động tiêu cực của dịch bệnh trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên,

dịch bệnh cũng khiến cho người dân nhận thức và có nhu cầu cao hơn về bảo hiểm nhân thọ.

3.2.1.5 Môi trường chính trị, pháp luật

Mặc dù trên thế giới hiện nay đang chứa đựng nhiều bất ổn, các cuộc

xung đột vũ trang và xung đột sắc tộc đang xảy ra liên miên nhưng ở Việt Nam nhờ đường lối lãnh đạo của Đảng với chính sách đại đoàn kết dân tộc cộng với những chính sách đối nội và đối ngoại mềm dẻo đó tạo nên một đất

nước Việt Nam hoà bình và ổn định, là điểm đến an toàn đối với các nhà đầu

tư trên thế giới.

Nhà nước đã ban hành Luật DNNN và Luật doanh nghiệp điều này đó tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các loại hình doanh nghiệp theo đường lối nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh.

Bên cạnh đó, Luật kinh doanh bảo hiểm cỏ hiệu lực từ ngày 01/04/2001 cách đây 20 năm đã đi vào đời sống kinh tế-xã hội, tạo môi trưòng kinh

doanh bình đăng, an toàn cho các doanh nghiệp bảo hiêm thuộc mọi thành

phần kinh tế tham gia, giúp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh thị trường bảo

hiểm Việt Nam. Luật Kinh doanh bão hiểm cũng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2010 và 2019. về cơ bản, các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm không làm thay đổi kết cấu, nội dung cơ bản của Luật chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều để đáp ứng cam kết của Việt

Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (Luật số 61/2010/QH12) và Hiệp định Đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Luật số 42/2019/QH14).

Thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển nhanh vưọt bậc so với các nước trong khu vực và trên thế giới, số lượng doanh nghiệp bảo hiểm tăng

lên tạo ra môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm, buộc các doanh

nghiệp bảo hiểm phải cố gắng vươn lên thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển.

Ngoài ra nhà nước cũng có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn

cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, cụ thể:

Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiếm ngày càng hoàn thiện. Đây cũng là đòi hỏi tất yếu của sự phát triến trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tham gia các FTA thế

hệ mới giúp đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, hoàn thiện môi trường kinh doanh. Nhiều FTA thế hệ mới Việt Nam tham gia đều hàm chứa các chương, với mức độ cam kết sâu rộng khác nhau, để điều chỉnh về các vấn đề này. Thực thi tốt quy định trong các FTA thế hệ mới sẽ giúp Việt Nam đảm bảo thể chế kinh tế được minh bạch hóa, kịp thời ứng phó với tác động kinh tế thế giới.

Chính sách thuế: Nhà nước đó có chính sách cho phép doanh nghiệp

hạch toán vào chi phí đối với phí bão hiểm của các loại hình bảo hiểm mang tính rủi ro tham gia cho người lao động. Bên cạnh đó, đó có chính sách thuế thu nhập khá ưu ái và dễ thực hiện đối với đội ngũ đại lý bảo hiếm nhân thọ.

3.2.2 Môi trường ngành

3.2.2. ĩ Áp lực của đối thủ cạnh tranh

Tính đến năm 2020, thị trường BHNT Việt Nam có sự góp mặt của 18 DNBH nhân thọ. Cạnh tranh trên thị trường BHNT tiếp tục gia tăng trên

nhiêu mặt. Các đôi thủ cạnh tranh của BVNT đêu đên từ các Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm tồn tại hàng trăm năm, có khả năng tài chính vô cùng lớn,

giàu kinh nghiệm cả về tổ chức hoạt động khai thác, quản lý rủi ro và bồi thường, có uy tín trên thị trường BH và tái BH trên thế giới. Bên cạnh đó, các

đối thủ cạnh tranh cũng cơ cấu lại sản phẩm trong bối cảnh lãi suất thị trường giảm. Ngoài ra, hệ thống phân phối sản phẩm chủ yếu thông qua các đại lý ở

các thành phố lớn, trung tâm thương mại, trả hoa hồng cho đại lý dồn vào năm đầu tạo thu nhập cao làm tăng áp lực cạnh tranh.

Đặc biệt là sức ép cạnh tranh từ kênh bán BH qua ngân hàng

(Bancassurance). Sự bùng nổ liên minh giữa các DNBH nhân thọ với các

ngân hàng qua các thương vụ chi trả phí trả trước (upfront cost) rất cao trong

thời gian vừa qua đã đặt ra thách thức lớn đối với BVNT là doanh nghiệp nhà

nước và có vốn điều lệ còn tương đối thấp so với quy mô và tiềm năng phát triển.

Bảng 3.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của BVNT với các đối thủ cạnh tranh trong Top 5 lĩnh vục BHNT

Thang đánh giá: 1 Yếu Trung bình Rất mạnh■ : Không có Mạnh STT

Nhân tố thành công then chốt/biện pháp xác định sức mạnh cạnh tranh trong lĩnh vưc BHNT• BVNT Pru­ dential Manulife Daiichi Life AIA 1 Uy tín/hình ánh (theo xếp

hạng của Vietnam Report, Top 10 Công ty bảo hiểm uy

tín năm 2021, tháng

07/2021)

RM M TB M TB

2 Cơ cấu sán phẩm: Thị phần

sản phẩm đầu tu RM TB RY Y M

3 Cơ cấu sản phâm: Thị phần

sản phẩm hỗn hợp TB RM M Y RY

X

Nguôn: Báo cáo chiên lược của BVNT

Ghi chủ: Xem chi tỉêt sô liệu so sảnh tại Phụ lục Đảnh giá năng lực cạnh tranh của BVNT

thê của BVNT vói các đôi thủ cạnh tranh

- Uy tín thuộc Tập đoàn Bảo hiêm - Tài chính hàng đâu Việt Nam và là doanh nghiệp nội địa duy nhât trên thị trường.

- BVNT đang giữ vị trí số 1 về thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm.

- Hiệu quả kinh doanh (ROE) của BVNT luôn thuộc Top dẫn đầu trong

cả giai đoạn từ 2016 đên 2020. ROE của BVNT cuôi năm 2020 đạt 14,02%, đứng sau AIA và Prudential có tỷ lệ ROE lân lượt là 23,95% và 16,3%.

- Doanh nghiệp duy nhât có hệ thông CTTV và mạng lưới lớn nhât thị

trường với 76 CTTV, 362 Văn phòng khu vực và 21 văn phòng Tông Đại lý.

b) Hạn chế của BVNT với các đối thủ cạnh tranh

- Quy mô vôn (vôn điêu lệ và vôn chủ sở hữu) của BVNT bị hạn chê so với quy mô tăng trưởng doanh thu, chỉ đủ đáp ứng yêu cầu tối thiểu về

BKNTT, không có nguồn cho việc mở rộng, phát triển kinh doanh. Hiện tại,

BVNT mới chỉ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng, đứng thứ 7 trên thị trường về vốn

điều lệ trong khi đứng đau về tổng doanh thu phí bảo hiểm.

- Do hạn chê quy mô vôn, BVNT không có nguôn vôn đê đâu tư cho phát triển kênh Bancassurance trong khi các đối thủ đang đầu tư mạnh và lớn.

- Giỏ sản phâm của BVNT còn chưa đây đủ, chưa có sản phâm BHSK (ngoại trù’ sản phẩm Life-care bán Online), sản phấm dành riêng cho kênh

Bancassurance và sản phẩm nhóm. Tỷ trọng sản phẩm bồ trợ thấp hơn nhiều so với các đối thủ; Dòng sản phẩm Unit linked chưa được triển khai trong bối cảnh môi trường lãi suất thấp.

ĩ.2.2.2 Ap lực của đôi thủ cạnh tranh tiêm ân

Các đôi thủ canh tranh tiêm ân đôi với Báo Viêt Nhân tho là các doanh nghiệp có khả năng gia nhập ngành trong tương lai. Hiện nay có một sô công

ty đang có ỷ gia nhập vào thị trường Việt nam như: Ping an life, Samsung

life, Sumitomo life... thậm chí cả các tô chức tài chính, ngân hàng, bưu điện

cũng kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Điều đó đe dọa cho Bảo Việt Nhân thọ vê thị trường ngày càng bị chia sẻ, thậm chí vị trí của Bảo Việt Nhân thọ có

thể thay đổi do các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có: vốn lớn; Lợi thế về giá

thành: công nghệ hiện đại và kinh nghiệm sẽ tạo ra sản phâm với giá thành

thấp hon; Lợi thế về nhãn hiệu sản phẩm, tên thương mại của sản phẩm. Bên

cạnh đó, BVNT còn đối mặt với áp lực cực lớn đến từ các công ty công nghệ tài chính (Fintech) và các công ty công nghệ bảo hiểm (Insurtech) với điều

kiện về công nghệ giúp giảm chi phí bán hàng đến mức tối đa.

3.2.2.3 Áp lực từ khách hàng

Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết

định sự thành công hay thất bại cũa doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên

thị trường. Có khách hàng doanh nghiệp mới bán được sản phẩm của mình.

Muốn giữ vững, phát triến thị phần, muốn đảm bảo sự tồn tại và có lợi nhuận

cao đòi hởi công ty phải duy trì việc thu hút được càng nhiều khách hàng

tham gia Bảo hiềm nhân thọ với công ty.

Đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ là lượng khách hàng đông nên công ty

báo hiểm không phải chịu sức ép từ một vài khách hàng. Tuy nhiên, vì đây là ngành dịch vụ, kinh doanh một loại sản phẩm vô hình, khách hàng không thể

cầm tay nhìn ngắm được sản phẩm, khó có thể biết được sản phẩm tốt như thế

nào nên sự đánh giá của khách hàng chỉ ở những mặt có thể thấy và đánh giá được như: Danh tiếng của công ty bảo hiếm, cung cách phục vụ khách hàng,

ấn chi đẹp, khuyến mãi lớn...

Ngoài khách hàng nội bộ, khách hàng của doanh nghiệp Bào Việt Nhân

thọ bao gồm hai loại chính:

+ Khách hàng là người tiêu dùng:

Người trực tiếp tiêu thụ sản phẩm cùa doanh nghiệp hay chính là người tham gia bảo hiểm nhân thọ. Khách hàng ngày càng đòi hởi cao về chất lượng

dịch vụ. Cùng với sự phát triển cua nền kinh tế - xã hội, mức thu nhập và mức

sống cũng đang ngày một tâng lên, kéo theo nhận thức của khách hàng về bảo

hiểm ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn. vì thế thay vào việc thụ động chấp nhận những điều khoản bảo hiểm mà công ty bảo hiểm đưa ra trước kia, thì

khách hàng ngày nay đặt ra những yêu cầu cao hơn và khắt khe hơn cho các

công ty bảo hiểm trước khi họ đi đến lựa chọn nhà bảo hiểm cho mình. Điều này có thể thấy rõ qua những yêu cầu về mở rộng phạm vi bảo hiểm, gia tăng

quyền lợi, gia tăng các tiện ích khi tham gia bảo hiểm, đơn giản hóa các thủ

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của bảo việt nhân thọ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)