Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs huyện thới bình, tỉnh cà mau 1 (Trang 76)

7. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Những kết quả đạt được

Bảng 2.29. Kết quả các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng

Ý kiến trả lời Cán bộ quản lý Giáo viên Tổng hợp

SL % SL % SL %

Tốt 3 16,7 20 16,7 23 16,7

Khá 13 72,2 85 70,8 98 71,0

Bình thƣờng 2 11,1 15 12,5 17 12,3

Chƣa đạt 0 0 0 0 0 0

(Nguồn khảo sát thực tế huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau)

Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy các biện pháp công tác chủ nhiệm lớp trong các trƣờng THCS ở huyện Thới Bình: Hiệu trƣởng có làm, nhƣng hiệu quả chủ yếu chỉ đạt mức độ khá (chiếm 71%). Còn mức độ ―tốt‖ đạt 16,7%. Đặc biệt có không ít ý kiến cho rằng việc quản lý và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên làm chủ nhiệm lớp trong các trƣờng THCS ở huyện Thới Bình của các Hiệu trƣởng chỉ đạt mức ―trung bình‖ (12,3%. Những con số này tuy không phải cao, song cũng đủ để chúng ta phải quan tâm. Bởi qua phỏng vấn cho thấy: có nhiều ý kiến cho rằng việc bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trẻ còn ít đƣợc quan tâm. Một số giáo viên còn ngại giáo dục học sinh cá biệt. Lãnh đạo các nhà trƣờng đã có sự quan tâm tới công tác chủ nhiệm lớp song chƣa thật sát sao, việc kiểm tra đánh giá làm chƣa đƣợc nhiều.

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

+ Kiến thức, kỹ năng các môn Tâm lý học, Giáo dục học của nhiều CBQL và GV đã bị mai một đi nhiều sau nhiều năm công tác, không đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao chất lƣợng GD toàn diện HS và công tác tƣ vấn học đƣờng.

Các trƣờng thƣờng không thể phân công các GV đó làm công tác chủ nhiệm, dẫn đến tình trạng một số GVCN có cƣờng độ lao động cao vƣợt định mức do phải kiêm nhiệm.

+ Việc tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn cho GVCN còn gặp nhiều khó khăn về thời gian, nội dung, phƣơng pháp, giảng viên.

+ Một bộ phận HS học yếu dẫn đến chán học, vi phạm nội qui làm cho GVCN mất nhiều công sức, thời gian vào viêc QL và GD.

+ Các mặt tiêu cực ngoài XH của cuộc sống đô thị hóa đã có tác động không nhỏ tới việc giáo dục HS (hoàn cảnh gia đình, lối sống,mạng Internet...).

+ Quy định hiện hành 4 tiết / tuần cho GVCN không đủ để GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ QL, giáo dục HS nhằm nâng cao chất lƣợng GD toàn diện.

Những hạn chế cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên:

* Công tác kế hoạch hóa:

Xây dựng kế hoạch là một chức năng quan trọng không thể thiếu của QL nói chung. Trong thực tiễn QL, việc kế hoạch hóa các mặt công tác, các hoạt động của tổ chức có thể đƣợc coi là biện pháp QL chỉ đạo quan trọng.

Kết quả khảo sát cho thấy các trƣờng chƣa xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp thành một bản riêng, chỉ lồng ghép, tích hợp ở trong bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung. Các kế hoạch chủ nhiệm của các GVCN đã đƣợc lập nhƣng việc đƣa ra các giải pháp thƣờng chƣa thiết thực, chƣa phù hợp. Đặc biệt, kế hoạch của GVCN về tổ chức các hoạt động HS thƣờng không cụ thể. Nhƣ vậy, có thể nói rằng các hiệu trƣởng trƣờng THCS chƣa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kế hoạch. Công tác kế hoạch hóa còn tồn tại, bất cập.

* Bồi dưỡng đội ngũ GVCN:

Kết quả khảo sát cho thấy việc bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN đã đƣợc thực hiện ở các trƣờng. Nhƣng do nhiều nguyên nhân, việc bồi dƣỡng còn nhiều hạn chế về thời lƣợng, nội dung và phƣơng pháp, cách thức tổ chức chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ GVCN.

* Kiểm tra, đánh giá:

Kết quả khảo sát cho thấy hiệu trƣởng đã chú ý kiểm tra, nắm tình hình công tác chủ nhiệm, nhƣng việc kiểm tra trực tiếp hoạt động thực tế chƣa thƣờng xuyên, mới chủ yếu kiểm tra gián tiếp thông qua các kênh báo cáo hoặc phản ánh của GVCN và các thành phần khác trong trƣờng.

Việc đánh giá đã căn cứ vào kết quả tổng hợp tình hình thực tế, nhƣng căn cứ đánh giá chƣa khoa học, chƣa phù hợp vẫn còn mang tính định tính là chủ yếu.

* Thi đua - khen thưởng động viên:

Do việc đánh giá còn hạn chế nêu trên cho nên kết quả xếp loại thi đua còn chƣa thật chuẩn xác, chƣa động viên đƣợc các GVCN của các lớp có nhiều khó khăn về đối tƣợng HS.

* Nguyên nhân của kết quả đạt được:

- Đƣợc các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.

- Đảng ta coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển.

- Toàn xã hội có nhận thức đúng đắn về sự cấp thiếtphải học hành.

- Các nhà trƣờng đã có sự quan tâm tới đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trƣờng, giúp cho nâng cao chất lƣợng giáo dục.

- Đƣợc sự quan tâm của nhà nƣớc về chiến lƣợc phát triển con ngƣời, chúng tôi thấy hiện nay về trí tuệ, về sức khoẻ học sinh phát triển tốt, đại đa số học sinh là chăm ngoan.

- Công tác xã hội hoá giáo dục đạt tốt, có tác động tích cực tới sự nghiệp giáo dục ở các trƣờng.

- Học sinh học trong các trƣờng THCS hiện nay theo cùng một lứa tuổi, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục.

- Đội ngũ giáo viên gắn bó với trƣờng, với lớp.

- Đặc biệt đời sống của giáo viên đƣợc cải thiện mọi ngƣời yên tâm công tác. - Giáo dục hiện nay phát triển trong thời đại thông tin bùng nổ, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh, phụ huynh dễ dàng tiếp xúc với những thông tin mới về khoa học kỹ thuật, trong giáo dục.

- Công nghệ thông tin phát triển thuận lợi trao đổi thông tin giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, giữa giáo viên chủ nhiệm với hiệu trƣởng.

- Hiệu trƣởng là ngƣời tâm huyết, tận tụy với nghề, nhiệt tình thiết tha với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động sáng tạo trong công việc.

- Hiệu trƣởng thƣờng xuyên học tập để nâng cao trình độ lý luận, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm, năng lực quản lý.

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, gắn bó với sự nghiêp giáo dục, nhiều giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- Do kinh phí giáo dục có hạn nên điều kiện để các Hiệu trƣởng giao lƣu học hỏi kinh nghiệm ở các mô hình tiên tiến là rất hạn chế. Các biện pháp quản lý của hiệu trƣởng chủ yếu do kinh nghiệm cá nhân, do đó không bài bản, đôi khi thiếu cơ sở khoa

học, do đó không thể tránh khỏi sai lầm thiếu sót.

- Tiêu cực của xã hội có ảnh hƣởng tới giáo dục, đạo đức học sinh, những mặt trái của xã hội có tác động đến học sinh nhƣ phim ảnh, lối sống, game... làm 1 số học sinh sao nhãng trong học tập, số học sinh cá biệt trong các trƣờng THCS tăng hơn trƣớc.

- Một số ít gia đình còn thiếu ý thức giáo dục con em mình, một số ít học sinh ý thức chƣa tốt, đạo đức kém, mắc phải các tệ nạn xã hội. Điều đó làm cho giáo viên chủ nhiệm mất nhiều thời gian hơn trong giáo dục học sinh cá biệt.

- Học sinh THCS hiện nay lứa tuổi từ 11-14 tuổi, tuổi giao thời hiếu động, dễ bị kích động.

TIỂU KÉT CHƢƠNG 2

Kết quả nghiên cứu việc quản lý của Hiệu trƣởng đối với công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng THCS đã làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận của chƣơng 1. Qua việc đánh giá đặc điểm, thực trạng về tình hình quản lý công tác chủ nhiệm lớp, qua việc khảo sát thực trạng lấy ý kiến trƣng cầu của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về các biện pháp mà cán bộ quản lý đã áp dụng: nhận thấy một số biện pháp đã đƣợc triển khai, một số biện pháp thực hiện khá tốt cần đƣợc phát huy, một số biện pháp đƣợc đánh giá ở mức độ bình thƣờng, song một số biện pháp chƣa đƣợc quan tâm và cụ thể hóa.

Trên cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp và thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình, đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng đối với công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng THCS tại chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƢỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỚI BÌNH TỈNH CÀ MAU

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Từ kết quả khảo sát, phân tích thực trạng CTCNL và QL CTCNL ở các trƣờng THCS Huyện Thới Bình cho thấy các biện pháp QL CTCNL đang thực hiện phần nào đã duy trì đƣợc nền nếp, kỷ cƣơng trƣờng học. Tuy nhiên, các biện pháp QL CTCNL vẫn còn một số hạn chế, chƣa thúc đẩy đƣợc chất lƣợng giáo dục đạt mức đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Do đó, các biện pháp QL CTCNL đƣợc đề xuất phải căn cứ từ thực tiễn QL CTCN và phục vụ thực tế nhằm phát huy ƣu điểm, khắc phục các hạn chế, yếu kém của các biện pháp đang thực hiện, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục hiện nay.

Các nguyên tắc khi xây dựng các biện pháp:

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa

Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp quản lý đang thực hiện và những biện pháp đang xây dựng, đề xuất. Ngƣời Hiệu trƣởng phải biết nhìn nhận, đánh giá, phát huy những ƣu điểm và loại bỏ nhƣợc điểm của các biện pháp đang sử dụng. Việc xây dựng các biện pháp quản lý đảm bảo đƣợc tính kế thừa sẽ tránh đƣợc tình trạng phủ định toàn bộ các biện pháp cũ cũng nhƣ việc tạo ra các biện pháp mới hoàn toàn mà không dựa trên thực tiễn biện pháp cũ đã và đang đƣợc thực hiện.

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu ngƣời nghiên cứu phải xác định đƣợc những điểm mới, biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Đồng thời, các biện pháp đƣợc đề xuất phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục. Thực hiện tốt nguyên tắc kế thừa giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế.

Để thực hiện tốt nguyêt tắc đảm bảo tính kế thừa, ngƣời nghiên cứu phải nắm chắc đƣợc ƣu điểm, hạn chế của các biện pháp đã và đang sử dụng, từ đó đề xuất xây dựng các biện pháp quản lý mới trên cơ sở phát huy các ƣu điểm, khắc phục các hạn chế. Do đó, các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp đƣợc đề xuất sẽ phải kế thừa mặt ƣu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chƣa có hoặc đã có nhƣng thực hiện kém hiệu quả.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn. Việc đề xuất xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Các biện pháp đƣợc đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì mới tồn tại và đem lại hiệu quả trong quản lý.

Khi đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp phải căn cứ vào thực tiễn hoạt động chủ nhiệm lớp và quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Thới Bình với những vấn đề đang đặt ra cấp thiết. Các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp đƣợc đề xuất phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn quản lý ; thực tế đội ngũ giáo viên chủ nhiệm; tình hình học sinh và điều kiện KT-XH, giáo dục của địa phƣơng.

3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ

Hệ thống quản lý là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tƣơng tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó, một biện pháp quản lý nào đó không thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống quản lý . Mỗi biện pháp quản lý có những mặt mạnh và hạn chế nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp quản lý thì hiệu quả không cao. Nhƣng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp quản lý có tính đồng bộ thì các biện pháp sẽ hỗ trợ lẫn nhau và phát huy những ƣu thế và bổ trợ cho nhau. Vì thế, khi đề xuất biện pháp phải đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời cũng không nên quá nhấn mạnh hay đề cao biện pháp này, hạ thấp hay xem nhẹ biện pháp kia mà phải kết hợp các biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, ngƣời nghiên cứu cần phải xem xét toàn bộ những yếu tố có thể ảnh hƣởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực thi các biện pháp nhằm phát huy thế mạnh của từng biện pháp và sự hỗ trợ giữa các biện pháp với nhau. Do vậy, các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm đƣợc đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ để khi thực hiện có hiệu quả. Điều quan trọng là ngƣời Hiệu trƣởng phải linh hoạt, nhạy bén khi vận dụng, điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp khi cần thiết.

3.2. Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng THCS trên địa bànhuyện thới bình tỉnh Cà Mau bànhuyện thới bình tỉnh Cà Mau

3.2.1. Tổ chức các hoạt động hướng đến nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GVCN, giáo viên,nhân viên nhà trường và các lực lượng giáo dục trong xã hội về tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả công tác CNL

a. Mục tiêu, ý nghĩa

Đổi mới quản lý giáo dục trong đó có đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hƣớng tích cực và toàn diện trong nhà trƣờng là nhân tố tác động đến việc thực

hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp, các mục tiêu quản lý khác của nhà trƣờng. Đổi mới quản lý giáo dục là việc phải làm của tất cả những ngƣời làm công tác quản lý giáo dục, nó góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu của giáo dục đề ra.

Đây là biện pháp không chỉ nhằm giúp hiệu trƣởng các trƣờng THCS thực hiện công tác quản lý hiệu quả, mà còn giúp nâng cao nhận thức cho bản thân các giáo viên chủ nhiệm. Từ đó có thái độ và hành vi phù hợp, hỗ trợ hiệu trƣởng thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình. Đặc biệt học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 14 mang những đặc điểm tâm sinh lý đặc thù

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm lớp và các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong quá trình giáo dục học sinh là điều hết sức cần thiết. Đó là động lực thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển; là yếu tố quyết định đến hoạt động giáo dục cũng nhƣ kết quả giáo dục toàn diện của nhà trƣờng.

b. Nội dung và cách tiến hành thực hiện biện pháp

Xác định đƣợc vị trí, vai trò, của giáo viên chủ nhiệm; quán triệt đến tất cả các thành viên trong nhà trƣờng; cha mẹ học sinh; các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng về tầm quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs huyện thới bình, tỉnh cà mau 1 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)