Thực trạng công tác quản lý đội ngũ GVCN lớp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs huyện thới bình, tỉnh cà mau 1 (Trang 63 - 68)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ GVCN lớp

* Thực trạng công tác phân công GV làm CNL

Các ý kiến cho rằng GVCN lớp cần có những yêu cầu nhất định, đƣợc thể hiện qua các nội dung sau.

Bảng 2.20. Kết quả khảo sát CBQL về yêu cầu phân công GVCN

STT Yêu cầu Tán

thành

Tỷ lệ %

1 GV đó phải trực tiếp giảng dạy tại lớp 18 100

2 GV đó không nhất thiết phải trực tiếp giảng dạy tại lớp 0 0 3 GV làm công tác chủ nhiệm liên tục tại 1 lớp từ đầu đến cuối cấp 11 61,1

4 GV chỉ làm chủ nhiệm ở một khối lớp, hết năm học lại bàn giao

cho GV khác 7 38,9

5 GV làm công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm thƣờng phải

kiêm thêm nhiệm vụ khác do có năng lực công tác tốt 13 72,2

6 GV chỉ làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm, không kiêm thêm

nhiệm vụ khác 6 33,3

(Nguồn khảo sát thực tế huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau)

Số liệu ở bảng 2.20 ở trên cho thấy:

- Một số yêu cầu tạo thuận lợi cho công tác của GVCN là cần thiết. Ý kiến ―GV đó phải trực tiếp giảng dạy tại lớp‖ chiếm tỷ lệ tuyệt đối 100 %. Song còn nhiều CBQL chƣa tán thành nhƣ GV làm công tác chủ nhiệm liên tục tại 1 lớp từ đầu đến cuối cấp và GV chỉ làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm, không kiêm thêm nhiệm vụ khác. Điều đó cho thấy Hiệu trƣởng, CBQL chƣa thực sự quan tâm đúng mức công tác chủ nhiệm lớp.

- Có ý kiến cho rằng GVCN phải làm công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp đồng thời phải kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ khác nữa do có năng lực, công tác tốt, chiếm 72,2%. Nhƣng điều này đã làm cho nhiều GVCN trong trạng thái quá tải.

* Thực trạng công tác theo dõi, đánh giá hoạt động GVCN:

Kiểm tra, đánh giá là một trong 4 khâu có tính quyết định một cách toàn diện đối với công tác QL, đó là sự tác động vào sự nhận thức, điều chỉnh hoạt động GD của GVCN lớp nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong công viêc; là cơ sở để tuyên dƣơng, khen thƣởng, xếp loại, đánh giá công chức; là điều kiện để phát hiện sai lệch, thiếu sót trong quá trình thực hiện, từ đó giúp GVCN lớp điều chỉnh, nâng cao năng

lực, phẩm chất của mình trong quá trình công tác. Đồng thời qua kiểm tra HT năm bắt đƣợc các thông tin phản hồi, từ đó có thể điều chỉnh các biện pháp QL phù hợp hơn. Để công tác kiểm tra, đánh giá có hiệu quả HT cần tiến hành các biện pháp sau:

+ Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ hoặc đột xuất trong năm học. Tuỳ theo nội dung thanh tra mà chọn GV để thanh tra sao cho mỗi GVCN lớp phải đƣợc thanh tra ít nhất một lần trong một năm học. Còn chế độ kiểm tra phải đƣợc HT thực hiện thƣờng xuyên theo từng công việc theo tuần, tháng, học kỳ và năm học. Tuy nhiên, việc đánh giá còn tuỳ thuộc vào từng công việc cụ thể, từng ngƣời mà HT cần cân nhắc để trách tình trạng đánh giá thiếu chính xác đội ngũ GVCN lớp.

+ Phân công cho các Phó HT hoặc Đoàn trƣờng thực hiện và hàng ngày hàng tuần báo cáo cụ thể. Hàng tháng HT cần phải tổng kết có đánh giá, xếp loại cho từng GVCN lớp dựa trên cơ sở sự tiến bộ của HS và hiêụ quả công việc mà GVCN thực hiện. + HT trực tiếp kiểm tra, đánh giá một số công việc nhƣ: tiến hành dự giờ thăm lớp vào tiết sinh hoạt lớp. HT xây dựng quy chế đối với các loại công việc, các chuẩn đánh giá những hoạt động tập thể có liên quan đến các tổ chức ngoài nhà trƣờng… Khi tiến hành kiểm tra HT cần thực hiện đầy đủ các bƣớc, các hồ sơ đã quy định. Kết thúc kiểm tra cần có nhận xét, đánh giá.

+ Đánh giá kết quả phải đƣợc công khai trong hội đồng sƣ phạm. Đó cũng chính là cơ sở để đánh giá xét thi đua, khen thƣởng và xếp loại GV của năm.

+ Tạo thói quen trong hoạt động kiểm tra, đánh giá. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của tập thể, của mọi thành viên trong nhà trƣờng đối với công việc của GVCN lớp. Để thực hiện hoạt động này, HT cần bàn bạc với ngƣời phụ trách các đoàn thể nhƣ: Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban đại diện Hội cha mẹ HS, trƣởng các bộ phận trong nhà trƣờng, các Phó HT để thực hiện công việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả công tác của đội ngũ GVCN lớp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, bộ phận.

+ Thời gian kiểm tra đánh giá đƣợc thực hiện theo định kỳ hoặc theo từng việc hay đột xuất tuỳ tình hình và ý định của HT, sao cho công tác kiểm tra phát huy tác dụng trong việc nâng cao chất lƣợng GD. Hiện này trong các nhà trƣờng đã trang bị Sổ chủ nhiệm cho các GVCN lớp do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành, trong cuốn sổ đã có đầy đủ các thông tin theo yêu cầu. Ngƣời HT chỉ cần kiểm tra Sổ chủ nhiệm các lớp theo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất sẽ nắm chắc đƣợc tình hình công tác GVCN lớp trong nhà trƣờng. Đây cũng là một thuận lợi lớn cho HT trong công tác kiểm tra giám sát các hoạt động của đội ngũ GVCN lớp.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy lòng say mê, nhiệt tình công tác của đội ngũ GVCN lớp và qua đó sẽ thúc đẩy phong trào thi đua trong nhà trƣờng. Chính vì

thế công tác kiểm tra, đánh giá phải đƣợc thực hiện công khai, công bằng, khách quan, trung thực và mức độ chính xác cao. Mặt khác kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên sẽ có tác dụng tạo đƣợc thói quen làm việc có trách nhiệm của đội ngũ GVCN lớp.

* Thực trạng công tác bồi dƣỡng năng lực cho đội ngũ GVCN tập huấn nâng cao kĩ năng quản lý chủ nhiệm lớp.

Bảng 2.21. Thực trạng phẩm chất, năng lực của GV CNL

Kết quả đánh giá của 120 giáo viên về phẩm chất của GVCN lớp theo mức độ Tốt: 3 điểm, Khá: 2 điểm, Trung bình: 1 điểm, Yếu: 0 điểm.

(ĐTB x: 1 x  3)

TT Nội dung đánh giá về phẩm chất Mức độ đạt x Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Có lập trƣờng tƣ tƣởng, chính trị vững vàng, chấp hành đƣờng lối chính sách của Đảng, nhà nƣớc, tuân thủ pháp luật

110 91,7 8 6,7 2 1,7 0 0 2,9 1

2 Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần

trách nhiệm cao trong công tác 108 90 10 8,3 2 1,7 0 0 2,88 2

3

Luôn quan tâm, chăm lo đến lợi ích, đời sống vật chất tinh thần của mọi thành viên trong tập thể lớp, tôn trọng học sinh, đồng nghiệp

98 81,7 14 11,7 8 6,6 0 0 2,75 7

4 Thẳng thắn, luôn yêu thƣơng hết lòng

vì học sinh 102 85 15 12,5 3 2,5 0 0 2,82 5

5 Có ý chí nghị lực vƣợt khó, bình tĩnh,

thận trọng trong công việc 100 83,3 16 13,4 4 3,3 0 0 2,8 6

6

Có lối sống trung thực, gƣơng mẫu, tác phong mô phạm, có uy tín với mọi ngƣời

106 88,3 12 10 2 1,7 0 0 2,87 3

7 Nhạy bén, linh hoạt, năng động, sáng

tạo, hiểu tâm lý học sinh 92 76,7 17 14,1 11 9,2 0 0 2,67 10

8 Quan hệ tốt với cha mẹ học sinh, các

lực lƣợng xã hội 94 78,3 15 12,5 11 9,2 0 0 2,69 9

9 Làm việc với phong cách lãnh đạo,

dân chủ 96 80 14 11,7 10 8,3 0 0 2,71 8

10 Có sức khoẻ, lạc quan, yêu đời 104 86,7 14 11,7 2 1,7 0 0 2,85 4

Huyện Thới Bình trong nhiều năm đƣợc xem là một trong những huyện có chất lƣợng cao trong công tác dạy và học của ngành giáo dục của tỉnh Cà Mau chính là nhờ sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp thực hiện tốt nhiệm vụ theo nhƣ quy định của điều lệ nhà trƣờng.

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.8 chúng ta thấy 10 nội dung đánh giá về phẩm

chất GVCN lớp là tốt nếu: 20 3 2 1 SL o SLK x   ha SLTBT t

Nội dung 1, ĐTB x = 2,9; xếp thứ bậc 1, thể hiện muốn làm tốt công việc đƣợc

giao là chủ nhiệm lớp thì ngƣời giáo viên phải có lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, chấp hành đƣờng lối chính sách của Đảng, nhà nƣớc, tuân thủ pháp luật thì mới giáo dục đƣợc học sinh, mới thực hiện đƣợc mục tiêu của trƣờng THCS, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, góp phần thiết thực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Nội dung 2, ĐTB x = 2,88; xếp thứ bậc 2, điều đó thể hiện đội ngũ giáo viên

chủ nhiệm của các trƣờng THCS Huyện Thới Bình có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác.

Nội dung 3, ĐTB x = 2,75; xếp thứ bậc 7. Mọi giáo viên chủ nhiệm lớp đều

khẳng định, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp phải ―Luôn quan tâm, chăm lo đến lợi ích, đời sống vật chất tinh thần của mọi thành viên trong tập thể lớp, tôn trọng học sinh, đồng nghiệp‖.

Nội dung 4, ĐTB x = 2,82; xếp thứ bậc 5. Muốn làm tốt công tác giáo dục học sinh, ngƣời giáo viên chủ nhiệm phải thẳng thắn, hết lòng thƣơng yêu, hết lòng vì học sinh, có nhƣ vậy học sinh mới quý trọng, nghe theo sự dạy bảo của giáo viên chủ nhiệm lớp, phục tùng nội quy của nhà trƣờng, tham gia tích cực các hoạt động ở lớp.

Nội dung 5, ĐTB x = 2,8; xếp thứ bậc 6, giáo viên xác định, trong giai đoạn

hiện nay do yêu cầu, nhu cầu học tập, cơ sở vật chất chƣa đáp ứng đủ cho nhu cầu học tập của học sinh, điều kiện làm việc của giáo viên còn thiếu, phòng thí nghiệm thực hành thiếu, hoạt động kém hiệu quả nên việc tổ chức dạy và học còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giáo dục hiện nay đang hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng, nhiều tiêu cực nảy sinh, điều đó đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp phải có ý thức, nghị lực vƣợt khó, bình tĩnh thận trọng trong công việc.

Nội dung 6, ĐTB x = 2,87; xếp thứ bậc 3. Điều này chứng tỏ ngƣời giáo viên

có lối sống trung thực, gƣơng mẫu mô phạm, có uy tín với mọi ngƣời sẽ là giáo viên làm công tác chủ nhiệm tốt. Tạo cho học sinh kính phục, nể, mọi hoạt động trong lớp nhẹ nhàng, có hiệu quả.

Nội dung 7, ĐTB x = 2,67 ; xếp thứ bậc 10. Đây là tiêu chí mà giáo viên thực

hiện chƣa tốt lắm, còn 33% giáo viên xếp loại tiêu chí này ở loại khá và TB, không thật năng động sáng tạo, trong việc thực hiện công việc còn nhiều hạn chế, đôi lúc còn có giáo viên cứng nhắc trong kỷ luật học sinh, trong việc xử lý các tình huống có vấn đề.

Nội dung 8, ĐTB x = 2,69 ; xếp thứ bậc 9. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của

huyện Thới Bình đã có nhiều cố gắng trong quan hệ tốt với phụ huynh học sinh. Song trong điều kiện hiện nay, việc quan hệ tốt với các lực lƣợng xã hội làm chƣa tốt, chƣa thể hiện phối hợp đƣợc với các lực lƣợng trong xã hội tham gia giáo dục đạo đức học sinh.

Nội dung 9, ĐTB x = 2,71; xếp thứ bậc 7. Giáo viên chủ nhiệm còn đôi chỗ,

đôi lúc làm việc với phong cách chƣa dân chủ, vẫn còn ảnh hƣởng tƣ tƣởng thầy bảo gì, trò phải nghe ấy. Một số ít giáo viên còn có lời nói chƣa tôn trọng học sinh, dẫn đến giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh còn có khoảng cách.

Nội dung 10, ĐTB x = 2,85; xếp thứ bậc 4. Điều này thể hiện ngày nay giáo viên THCS đƣợc đào tạo đạt chuẩn, có sức khoẻ, lạc quan yêu đời đáp ứng đƣợc yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

* Thực trạng xây dựng và bố trí các điều kiện hỗ trợ GV làm công tác CNL (kinh phí, CSVC, các chế độ, chính sách):

Công tác quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm ở các trƣờng THCS huyện thới bình tỉnh Cà Mau chƣa đƣợc các HT chú ý đúng mức.

Qua Bảng 2.22 dƣới đây, cho thấy: những công tác có mức độ thực hiện thƣờng xuyên thấp: nhƣ trao đổi kinh nghiệm, tổ chức tham quan học tâp chỉ có 10,3%, phối hợp các bộ phận 13,7%. Tỉ lệ đạt tốt cũng rất thấp chỉ 20,7 và 24,1%. Công tác Thực hiện chế độ chính sách; Khen thƣởng kỷ luật mức độ thực hiện thƣờng xuyên cao (79,3% và 72,4%,) nhƣng kết quả vẫn còn 6,9% và 3,5% chƣa đạt. Qua trao đổi với CBQL ở các trƣờng THCS, cho thấy: hiện nay, có rất ít các trƣờng tổ chức đƣợc việc tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp. Đây là một điều cần đƣợc lƣu ý, vì tổ chức tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm có thể thực hiện giữa các đơn vị hoặc trong cùng một đơn vị, tùy theo khả năng tài chính của mỗi đơn vị.

Bảng 2.22. HT quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm

Nội dung biện pháp quản lý Mức độ thực hiện % Kết quả đạt đƣợc % T.xuyên Kh.T. xuyên Kh. thực hiện Tốt Khá T.B Chƣa đạt Thực hiện chế độ chính sách 79,3 17,2 3,5 48,3 31.0 13,8 6,9 Khen thƣởng, kỷ luật 72,4 20,7 6,9 31.0 58,6 6,9 3,5 Đáp ứng CSVC 41,4 37,9 20,7 17,2 51,7 24,2 6,9 Tổ chức Trao đổi KN và tham gia học tập 10,3 17,2 72,4 20,7 41,4 34,4 3,5 Phối hợp các bộ phận 13,7 58,8 27,5 24,1 37,9 27,7 10,3

(Nguồn khảo sát thực tế huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau)

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs huyện thới bình, tỉnh cà mau 1 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)