Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs huyện thới bình, tỉnh cà mau 1 (Trang 41)

7. Cấu trúc luận văn

1.6.2. Các yếu tố chủ quan

- Hiệu quả của công tác quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng THCS phụ thuộc nhiều vào yếu tố quản lý của hiệu trƣởng. Nếu ngƣời Hiệu trƣởng có năng lực

chuyên môn, nghiệp vụ quản lý tốt thì quy trình quản lý nhà trƣờng trong đó quản lý công tác chủ nhiệm lớp sẽ đƣợc thực hiện một cách khoa học, hiệu quả và ngƣợc lại.

- Phƣơng pháp, biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng cũng ảnh hƣởng đến việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Ngƣời Hiệu trƣởng có những phƣơng pháp, biện pháp phù hợp tác động đến giáo viên và học sinh thì sẽ đem lại hiệu quả cao. Chính vì vậy trong công tác quản lý của hiệu trƣởng cần phải có những phƣơng pháp quản lý phù hợp.

- Uy tín của ngƣời Hiệu trƣởng nhà trƣờng cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Nếu ngƣời Hiệu trƣởng có uy tín với đồng nghiệp, học sinh, cha mẹ học sinh thì công tác quản lý của ngƣời Hiệu trƣởng sẽ gặp nhiều thuận lợi. Trái lại, ngƣời Hiệu trƣởng sẽ gặp nhiều khó khăn. Và nhƣ vậy thì việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp sẽ không thành công.

Sơ đồ 1.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một số nội dung cơ bản của các vấn đề quản lý, công tác giáo viên chủ nhiệm, quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm, nội dung quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm của Hiệu trƣởng trƣờng THCS. Trong đó, quản lý các hoạt động chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là sự biểu hiện cụ thể của việc thực hiện các chức năng quản lý nhƣ lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá.

của giáo viên chủ nhiệm nhằm kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm góp phần giúp nhà trƣờng hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục. Trƣớc hết, Chi bộ, Ban giám hiệu trực tiếp chỉ đạo các tổ chức đoàn thể thống nhất phối hợp hành động, thực hiện kế hoạch chung của nhà trƣờng và tổ chức xây dựng kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch chung.

Lập kế hoạch công tác và kế hoạch tổ chức các hoạt động: Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học; căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu của các bộ phận, tổ chức đoàn thể trong phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm học, Hiệu trƣởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm lớp phù hợp với điều kiện thực tế và có tính khả thi cao.

Nội dung quản lý của Hiệu trƣởng về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp bao gồm: Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp; nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm; Quản lý các hoạt động chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm; Quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện học sinh. Đây cũng là cơ sở cho việc định hƣớng nghiên cứu thực trạng quản lý công tác chủ nghiệm lớp của Hiệu trƣởng và đề ra các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỚI BÌNH,

TỈNH CÀ MAU 2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Xác định căn cứ thực tiễn để đề xuất các biện pháp QL đội ngũ GVCN lớp ở trƣờng THCS.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Nhận thức của CBQL và GVCNL về sự cấp thiếtphải xây dựng và phát triển quản lí công tác GV chủ nhiệm lớp ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

- Thực trạng về việc tuyển chọn GVCNL trong thời gian qua của các trƣờng THCS trong huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

- Thực trạng về nhận thức của HS đối với GVCNL.

- Thực trạng và đánh giá của CBQL và GVCNL về các biện pháp xây dựng và phát triển quản lí công tác CNL trong thời gian qua.

- Nhận thức của CBQL, GVCNL về mức độ cấp thiếtvà tính khả thi của việc đề ra các nhóm biện pháp để xây dựng và phát triển đội ngũ GVCNL ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2025.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

Khảo sát bằng phiếu trƣng cầu ý kiến CBQL, GVCNL và HS của 9 trƣờng THCS trong huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau; phối hợp với các phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn, trao đổi và thống kê.

Sử dụng phiếu hỏi ý kiến đối với cán bộ Sở Giáo dục và đào tạo Cà Mau, Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng, GVCN lớp, giáo viên không chủ nhiệm lớp, học sinh các khối lớp ở các trƣờng THCS nói trên.

Phỏng vấn trực tiếp các Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng, GVCN lớp, học sinh các khối lớp.

Bảng 2.1. Số lượng đối tựơng khảo sát

TT Tên trƣờng khảo sát Số lớp Số lƣợng GV Số lƣợng CBQL khảo sát Số lƣợng GVCNL khảo sát Số lƣợng HS khảo sát 01 Trƣờng THCS Biển Bạch Đông 11 23 2 11 100 02 Trƣờng THCS Thị trấn Thới Bình 36 74 3 36 150

TT Tên trƣờng khảo sát Số lớp Số lƣợng GV Số lƣợng CBQL khảo sát Số lƣợng GVCNL khảo sát Số lƣợng HS khảo sát 03 Trƣờng THCS Khánh Thới 15 32 2 15 100 04 Trƣờng THCS Trí Phải Tây 13 28 2 13 100 05 Trƣờng THCS Hồ Thị Kỷ 15 33 2 15 100 06 Trƣờng THCS Tân Phú 15 32 3 15 100 07 Trƣờng THCS Tân Lộc 18 39 3 18 100 08 Trƣờng THCS Trí Phải 34 70 3 34 150 09 Trƣờng PTDT Hữu Nhem 5 13 2 5 100 Tổng 162 344 22 162 1000

Thu thập hồ sơ có liên quan; Quan sát thực tiễn công việc tại các nhà trƣờng.

2.2.4. Tổ chức khảo sát

- Khảo sát 22 Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng của các trƣờng THCS tỉnh Cà Mau. - Khảo sát 344 giáo viên hiện tại không làm công tác GVCN lớp ở các trƣờng THCS

- Khảo sát 162 giáo viên chủ nhiện lớp ở các trƣờng THCS nêu trên

- Khảo sát1000 học sinh 4 khối lớp 6,7,8,9 ở các các trƣờng THCS thuộc các xã khác nhau ở các trƣờng THCS nói trên có Đặc điểm của các trƣờng khảo sát nhƣ sau:

- Trƣờng THCS Biển Bạch Đông là một trƣờng vùng sâu, xa và nằm ở xã đặc biệt khó của tỉnh Cà Mau.

- Trƣờng THCS Thị trấn Thới Bình, trƣờng THCS Khánh Thới, trƣờng THCS Trí Phải Tây là những trƣờng đã đạt chuẩn Quốc gia. Riêng trƣờng THCS Thị trấn Thới Bình lại là trƣờng nằm ngay trung tâm huyện Thới Bình.

- Trƣờng THCS Khánh Thới, trƣờng THCS Tân Phú là trƣờng nằm ở xã có chế độ 135. Riêng trƣờng THCS Hồ Thị Kỷ lại là trƣờng đạt chuẩn Quốc Gia.

- Trƣờng THCS Trí Phải, trƣờng THCS Tân Lộc là những trƣờng đang đƣợc đầu tƣ xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia và đang đầu tƣ xây dựng xã nông thôn mới.

- Trƣờng PTDT Hữu Nhem là trƣờng có nhiều HS là dân tộc Khmer.

- Kết quả đánh giá của 120 giáo viên về phẩm chất của GVCN lớp theo mức độ Tốt: 3 điểm, Khá: 2 điểm, Trung bình: 1 điểm, Yếu: 0 điểm. (ĐTB x: 1 x  3)

3 2 t x TSkhaosat SLTo  SLKhaSLTB  

2.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thới Bình

Huyện Thới Bình nằm về phía Bắc tỉnh Cà Mau, diện tích tự nhiên 639,97 km2, bằng 12,04% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu, chiều dài 22,7km; Phía Tây tiếp giáp với huyện U Minh, chiều dài 47,6km; Phía Nam tiếp giáp với TP.Cà Mau, chiều dài 23,5km; Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang, chiều dài 46,5km.

Khí hậu: Huyện Thới Bình mang đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình 26,50C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (27,60C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (24,90C). Một năm có 2 mùa: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 (trung bình chiếm 90% lƣợng mƣa hàng năm), mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 2.390mm.

Địa hình: Toàn huyện là đồng bằng, độ cao trung bình từ 0,4m đến 0,8m so với mặt nƣớc biển. Tầng địa chất tƣơng đối đồng nhất, cấp tải trọng yếu. Đất đƣợc chia thành 2 nhóm đất chính: nhóm đất mặn ít chiếm 27%; nhóm đất phèn chiếm 73%.

Địa giới hành chính của huyện đƣợc chia thành 11 xã và 01 thị trấn; trong đó có 01 xã thuộc chƣơng trình 135 và 04 xã thuộc diện khó khăn; với 103 ấp – khóm; dân số có 29.352 hộ gồm 140.604 khẩu; có 03 dân tộc: Kinh - Hoa - Khmer.

Huyện Thới Bình là huyện Văn hóa của tỉnh Cà Mau, trong 8 huyện thuộc tỉnh Cà Mau thì chỉ có huyện Thới Bình là huyện không có biển. Do đó, kinh tế chủ yếu của huyện là cây lúa và nuôi trồng thủy sản.

Huyện Thới Bình có tổng diện tích tự nhiên 63.997 ha, diện tích trồng lúa 27.832 ha (trong đó diện tích lúa hè thu 3.065 ha, lúa lắp vụ 23.065 ha, lúa - tôm 21.702 ha); diện tích nuôi tôm 45.340 ha (trong đó diện tích nuôi cá 1.309 ha, diện tích nuôi tôm 44.031 ha); diện tích mía 1.500 ha.

Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân huyện Thới Bình, sự nghiệp phát triển kinh tế - XH của huyện đã thu đƣợc những kết quả to lớn nhƣ: tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm 12,71%, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng 19 % (so với cùng kỳ năm trƣớc), tƣơng đƣơng 29,86 triệu đồng. Kinh tế - XH phát triển nhanh, đời sống nhân dân đã và đang từng bƣớc đƣợc cải thiện. Do đó, chính quyền và nhân dân rất quan tâm, chăm lo cho GD, nhờ vậy mà hiệu quả GD & ĐT huyện Thới Bình từng bƣớc đƣợc nâng lên.

2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo

2.2.2.1. Về công tác phát triển trường, lớp

huyện Thới Bình đã đƣợc quan tâm chăm lo phát triển và đã đạt đƣợc những kết quả tốt. Quy mô trƣờng lớp phát triển rộng khắp đến các địa bàn dân cƣ với việc đa dạng hóa các loại hình trƣờng lớp đã đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của nhân dân. Toàn huyện hiện có 15 trƣờng trung học cơ sở; 01 Trung tâm GD thƣờng xuyên huyện; 01 Trung tâm dạy nghề; 12 Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã thị trấn, thực trạng của bậc THCS 3 năm gần nhất nhƣ sau:

Bảng 2.2. Số lượng, trường, lớp bậc THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Năm học Số trƣờng Số lớp Số điểm trƣờng

2017-2018 15 256 18

2018-2019 15 254 18

2018-2020 15 264 18

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Thới Bình)

Phân tích các chỉ số ở bảng 2.1 ta thấy: số trƣờng, số lớp đã phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện và tƣơng đối ổn định trong nhiều năm, đã đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của HS.

2.2.2.2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

CSVC, trang thiết bị dạy học trƣờng học là một trong các yếu tố hết sức quan trọng góp phần phát triển GD. Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo các cấp nên CSVC, trang thiết bị dạy học bậc THCS huyện Thới Bình đến nay đã đạt đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.3. Về CSVC, thư viện, trường đạt chuẩn Quốc gia bậc THCS trong huyện

Năm học Số phòng học Số phòng chức năng Số thƣ viện đạt chuẩn QG Trƣờng đạt chuẩn QG Trƣờng đang đầu tƣ xây dựng quốc gia 2017-2018 262 20 2 2 5 2018-2019 246 52 3 3 4 2019-2020 223 68 4 4 3

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau)

Qua bảng thống kê cho ta thấy số phòng học giảm xuống theo hàng năm do nhà trƣờng chuyển một số phòng học làm phòng chức năng, môi trƣờng làm việc của cán bộ, GV đƣợc cải thiện thể hiện số phòng chức năng phát triển hằng năm, tỉ lệ phòng học/lớp cao (0,94 phòng/lớp) tạo điều kiện thuận lợi cho học 2 buổi/ngày. Số thƣ viện đạt chuẩn tăng hằng năm, đến nay đã có 4 thƣ viện đạt chuẩn Quốc gia (chiếm tỷ lệ 26,66%); từ đó cho thấy ngành GD đã và đang đẩy mạnh đầu tƣ, xây dựng trƣờng học đạt chuẩn Quốc gia và sẽ phát triển trong thời gian tới. Các phòng chức năng đƣợc đầu tƣ bằng xây mới hoặc đƣợc cải tạo từ các phòng học cũ đã từng bƣớc đáp ứng yêu cầu

của các trƣờng.

Huyện Thới Bình đã tranh thủ mọi nguồn đầu tƣ để xây dựng và nâng cấp CSVC, xây dựng và nâng cấp trƣờng chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm học 2020 - 2021 toàn huyện có 14/15 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 93,33%) nhằm tạo điều kiện cho các em đƣợc học tập trong một môi trƣờng thân thiện với cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt chuẩn theo quy định.

2.2.3. Tình hình giáo dục THCS

Kết quả chất lƣợng hai mặt GD là cơ sở để đánh giá các trƣờng đã đạt đƣợc mục tiêu GD THCS, mục tiêu của nhà trƣờng đề ra hay chƣa dựa vào thông tin từ nguồn GD và ĐT huyện Thới Bình qua các năm. Kết quả đó, đƣợc thể hiện qua bảng 2.4a và 2.4b.

Bảng 2.4.a. Kết quả xếp hạnh kiểm của HS THCS toàn huyện

Năm học Số lớp Số HS Số nữ Tốt Khá Tb Yếu

SL TL SL TL SL TL SL TL

2017-2018 256 7776 3536 6147 79.1 1442 18.5 181 2.3 6 0.1

2018-2019 254 8301 4,039 6664 80.3 1450 17.5 182 2.2 5 0.1

2018-2020 264 8511 4,177 6969 81.9 1395 16.4 143 1.7 4 0.0 Bảng 2.4b. Kết quả xếp loại học lực của HS THCS toàn huyện

Năm học Số lớp Số HS Số nữ Giỏi Khá Tb Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 2017-2018 256 7776 3536 780 10.0 2551 32.8 3840 49.4 594 7.6 11 0.1 2018-2019 254 8301 4039 884 10.6 2713 32.7 3993 48.1 608 7.3 33 0.4 2018-2020 264 8511 4177 978 11.5 2954 34.7 4004 47.0 555 6.5 20 0.2 (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau)

Từ kết quả xếp loại hạnh kiểm của bảng 2.4a có thể nhận thấy trên 96% HS đạt hạnh kiểm khá và tốt. Số HS đạt hạnh kiểm trung bình hàng năm chiếm tỷ lệ dƣới 4%. Đặc biệt vẫn tồn tại một số HS có hạnh kiểm yếu, mặc dù không nhiều (dƣới 1% ). Công tác GD hạnh kiểm có sự tiến bộ, tỷ lệ HS có hạnh kiểm khá tốt tăng hàng năm, tỷ lệ HS có hạnh kiểm trung bình và yếu giảm qua các năm học. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng quá trình xếp loại hạnh kiểm HS có phần ―nhẹ tay‖ hơn so với Thông tƣ số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trƣởng Bộ GD & ĐT. Trong tình hình thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ HS có tƣ tƣởng thực dụng; né tránh tham gia các hoạt động tập thể, thƣờng chơi theo bè, nhóm; thiếu tinh thần tự giác và ý thức chấp hành quy chế thi cử, trật tự an toàn giao thông,… nhƣng vẫn chƣa đƣợc phản ánh chính xác thông qua xếp loại hạnh kiểm HS hàng năm.

Bảng 2.4b cho ta thấy kết quả xếp loại học lực giỏi, khá của HS THCS 3 năm học liền kế đều tăng liên tục ở số lƣợng tƣơng đối và tuyệt đối; cụ thể năm học 2017-2018 có 780 HS xếp loại giỏi (10%) và 2551 HS xếp loại khá (32,8%), năm học 2018-2019 có 884 HS xếp loại giỏi (10,6%) và 2713 HS xếp loại khá (327,8%), năm học 2019- 2020 có 978 HS xếp loại giỏi (11,5%) và 2954 HS xếp loại khá (34,7%). HS xếp loại học lực trung bình, yếu không thay đổi. Riêng HS xếp loại học lực yếu trong năm học 2018-2019 có tăng nhẹ so với 2 năm học còn lại. Tỷ lệ HS khá giỏi hàng năm tăng, số lƣợng HS yếu kém hàng năm giảm. Để duy trì và ngày càng nâng cao tỷ lệ HS khá

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs huyện thới bình, tỉnh cà mau 1 (Trang 41)