7. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Vị trí, vai trò của giáodục THCS trong hệ thống giáodục quốc dân
Trong hệ thống tổ chức của nhà trƣờng phổ thông, lớp học là đơn vị cơ sở, mọi hoạt động giáo dục của nhà trƣờng muốn triển khai tại các lớp đều thông qua mạng lƣới giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm đƣợc Hiệu trƣởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín trong học sinh, trong tập thể sƣ phạm, đƣợc Hội đồng giáo dục nhất trí phân công phụ trách những lớp học xác định.
Trong nhà trƣờng, giáo viên chủ nhiệm lớp do Hiệu trƣởng phân công và thay mặt Hiệu trƣởng quản lý, tổ chức, điều kiển mọi hoạt động giáo dục học sinh. Vai trò quản lý đó đƣợc thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục; tổ chức các hoạt động giáo dục; đôn đốc, hƣớng dẫn việc thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tu dƣỡng của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm về kết quả học tập và rèn luyện của tập thể cũng nhƣ mỗi học sinh trong lớp trƣớc Hiệu trƣởng, Hội đồng nhà trƣờng và cha mẹ học sinh. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm lớp là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp, là ngƣời tập hợp học sinh thành một khối đoàn kết. Những chủ trƣơng, kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng đƣợc giáo viên chủ nhiệm lĩnh hội và thực hiện việc triển khai, tổ chức các hoạt động của lớp thông qua hệ thống cán bộ lớp, các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học sinh và những tổ chức xã hội liên quan. Đối với mỗi lớp học, giáo viên chủ nhiệm hƣớng dẫn, tổ chức các hoạt động đa dạng của học sinh theo mục đích chung của nhà trƣờng và chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về kết quả hoạt động của tập thể cũng nhƣ mỗi học sinh trong lớp, là ngƣời động viên, khích lệ, xử lý các tình huống tiêu cực của học sinh.
giáo dục học sinh trong lớp. Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm đƣợc thể hiện trong các việc thành lập bộ máy tự quản của lớp; phân công trách nhiệm cho từng cá nhân và cho các tổ, nhóm; tổ chức các hoạt động của lớp theo mục tiêu giáo dục đã đƣợc xây dựng; các hoạt động của lớp thực hiện theo các mặt giáo dục toàn diện, giáo viên chủ nhiệm phải quán xuyến tất cả các hoạt động của lớp một cách chặt chẽ. Chất lƣợng học tập và tu dƣỡng đạo đức của học sinh trong lớp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tổ chức giáo dục của giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn cho các tổ chức đoàn thể việc lập kế hoạch công tác, thành lập các Ban chấp hành Chi đoàn, tổ chức các mặt hoạt động, sinh hoạt các đoàn thể và phối hợp với các hoạt động của tập thể lớp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục chung.
Gia đình, nhà trƣờng, xã hội là ba lực lƣợng giáo dục, trong đó nhà trƣờng là lực lƣợng giáo dục có tính chất chuyên nghiệp. Giáo viên chủ nhiệm là ngƣời giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lƣợng giáo dục. Do vậy, giáo viên chủ nhiệm phải là ngƣời đứng ra điều phối và kết hợp cùng các lực lƣợng giáo dục để tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có hiệu quả nhất.
Năng lực chuyên môn, đạo đức, uy tín và kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm là điều kiện quan trọng nhất cho việc tổ chức, phối hợp thành công các hoạt động giáo dục học sinh của lớp.