Quản lý đội ngũ GVCN

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs huyện thới bình, tỉnh cà mau 1 (Trang 36 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Quản lý đội ngũ GVCN

- Lựa chọn GV có năng lực để làm chủ nhiệm lớp: Để quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp một cách hiệu quả, Ban giám hiệu nhà trƣờng nói chung, Hiệu trƣởng nhà trƣờng nói riêng cần xem xét các điều kiện cụ thể nhƣ những khó khăn, thuận lợi của nhà trƣờng, hoàn cảnh gia đình giáo viên chủ nhiệm, những đặc thù của địa phƣơng,…trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch tuyển chọn giáo viên chủ nhiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học. Tránh chủ quan, tuyển chọn theo cảm tính. Chọn những giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm chủ nhiệm lớp và có uy tín nhất trong đội ngũ giáo viên để phân công công tác chủ nhiệm lớp. Hiệu trƣởng cần xác định rõ những phẩm chất, năng lực mà thực tế đòi hỏi ở ngƣời giáo viên chủ nhiệm lớp. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, năng lực, kinh nghiệm chủ nhiệm lớp, kỹ năng ứng xử…của giáo viên chủ nhiệm để phân công, bố trí chủ nhiệm các lớp phù hợp nhằm mang lại quyền lợi cho học sinh nói riêng và hiệu quả trong quá trình giáo dục học sinh nói chung.

- Bồi dƣỡng đội ngũ GVCN lớp: Bồi dƣỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thông qua hƣớng dẫn (tập trung, riêng), tập huấn, tham quan, cung cấp tài liệu, dự giờ tiết sinh hoạt lớp và trao đổi kinh nghiệm, viết và phổ biến kinh nghiệm.

Thực hiện kịp thời, đầy đủ chế độ chính sách cho giáo viên chủ nhiệm theo quy định; Cung ứng đầy đủ thiết bị, sổ sách cấp thiếtcho công tác GVCN; Tổ chức các hoạt động giao lƣu học hỏi về công tác giáo viên chủ nhiệm với các trƣờng THCS trên địa bàn; Thành lập các tổ, khối chủ nhiệm, câu lạc bộ giáo viên chủ nhiệm nhằm tạo diễn đàn để các giáo viên chủ nhiệm trao đổi kinh nghiệm, học hỏi về các phƣơng pháp giáo dục; Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chủ nhiệm: Hiệu trƣởng cần tạo dựng đƣợc mối quan hệ kết hợp giữa các lực lƣợng giáo dục với GVCN, huy động nhiều nguồn lực ở địa phƣơng chăm lo sự nghiệp giáo dục góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Xây dựng các qui chế phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, cha mẹ học sinh, các lực lƣợng giáo dục khác trong và ngoài nhà trƣờng giúp GVCN lớp thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý giáo dục toàn diện học sinh . Phân công công tác phù hợp với năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của giáo viên chủ nhiệm sao cho họ có đủ thời gian cho công tác giáo viên chủ nhiệm, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cá nhân và đảm bảo cuộc sống ổn thỏa

- Kiểm tra đánh giá: Xây dựng qui chế cụ thể, rõ ràng về mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với các thành phần trong và ngoài nhà trƣờng.

gƣơng giáo viên chủ nhiệm kịp thời để giáo viên chủ nhiệm khác học tập; trƣờng hợp giáo viên chủ nhiệm có hạn chế, tồn tại cần phê bình nhắc nhở đúng mức và hƣớng dẫn cách khắc phục, tránh gây áp lực.

Đánh giá chính xác thành tích đạt đƣợc của giáo viên chủ nhiệm, chú ý dựa vào sự chuyển biến tích cực của học sinh và hiệu quả giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, tránh chỉ dựa vào tổng số thành tích của học sinh đạt đƣợc.

- Thực hiện chế độ chính sách: Khen thƣởng thích đáng cả tinh thần và vật chất cho giáo viên chủ nhiệm giỏi vào cuối học kỳ, cuối năm , các điều kiện hỗ trợ cho công tác của GVCN lớp: HT cần phải thực hiện các chế độ chính sách đầy đủ, kịp thời cho GVCN lớp; đáp ứng các văn phòng phẩm, tài liệu, điều kiện hoạt động GD; tạo dựng sự phối hợp đồng bộ giữa GVCN lớp với các bộ phận, đoàn thể khác trong trƣờng,… nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ GVCN lớp hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs huyện thới bình, tỉnh cà mau 1 (Trang 36 - 37)