7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Đặc điểm của môn tự nhiên và xã hội
Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3, được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về TN&XH. Môn học trang bị cho HS một số hiểu biết cơ bản ban đầu về con người, các sự vật, hiện tượng, về các mối quan hệ trong thế giới TN&XH xung quanh. Đồng thời hình thành cho HS những kĩ năng
học tập cơ bản như quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi, tìm và xử lí thông tin, trình bày những ý tưởng khoa học đơn giản bằng nhiều hình thức khác nhau (nói, viết, vẽ, …).
Việc học tập về các sự vật và hiện tượng trong môi trường TN&XH; về bản thân và những người trong gia đình, nhà trường và cộng đồng; về sức khoẻ, bệnh tật và sự an toàn; về sự đa dạng của thế giới xung quanh trong môn TN&XH được thực hiện thông qua việc tìm kiếm các “bằng chứng/ chứng cứ khoa học” ở mực độ đơn giản, phù hợp và các quyết định/ kết luận có thể được dựa trên những bằng chứng/ chứng cứ mà HS tìm tòi, phát hiện được, giúp HS bước đầu làm quen với việc tìm tòi, phát hiện vấn đề theo các tiến trình/ quy trình khoa học một cách khách quan, trung thực. Vì vậy, môn học cung cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở lớp 4, lớp 5 và các môn khoa học tụ nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên.
Môn học coi trọng việc tổ chức cho HS trải nghiệm thực tế, tạo điều kiện cho HS tìm hiểu, khám phá thế giới TN&XH xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với TN&XH.