Kết quả việc dạy học phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.2.2. Kết quả việc dạy học phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và

nhiên và xã hội xung quanh cho học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

a. Về mức độ hiểu biết của GV

Qua điều tra bằng phiếu hỏi (Phụ lục 1), tôi đã có kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.4. Mức độ hiểu biết của GV về năng lực THMTTNVXHXQ

Mức độ hiểu biết Số ý kiến Tỉ lệ (%)

Đã hiểu rõ 4 26,7

Mới chỉ được nghe 8 53,3

Chưa hiểu rõ 3 20

Tổng hợp 15 100

Nhìn vào bảng có thể thấy, số GV đã hiểu rõ về NLTHMTTN&XHXQ chỉ chiếm 26,7 %, đa số các số GV (53,3 %) mới chỉ được nghe về THMTTNVXHXQ. Và vẫn còn một số GV (20%) chưa hiểu rõ.

Như vậy, kết quả trên cho thấy mức độ hiểu biết của GV về NLTHMTTN&XHXQ còn chưa cao, hoặc có thể nói GV chưa thực sự hiểu rõ về năng lực khoa học cũng như các thành phần năng lực trong môn TN&XH. Từ đó sẽ dẫn đến việc chưa thực sự chú trọng vào việc dạy học phát triển NLTHMTTN&XHXQ cho HS.

b. Về hình thức tổ chức

Có rất nhiều những hình thức tổ chức để GV có thể linh hoạt áp dụng trong dạy học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đối với môn TN&XH cũng vậy.

Tôi đã điều tra về các hình thức tổ chức mà các GV sử dụng khi dạy học TN&XH lớp 1 (Phụ lục 1) và thu được kết quả trong bảng sau:

Bảng 2.5. Các hình thức tổ chức được sử dụng trong dạy học TN&XH lớp 1 TT Các hình thức tổ chức dạy học Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng 1 Dạy học cá nhân 11 4 0 2 Dạy học cả lớp 15 0 0 3 Dạy học theo nhóm 9 6 0

4 Dạy học ngoài hiện trường 2 4 9

5 Tổ chức trò chơi học tập 5 10 0

6 Tổ chức dự án học tập 0 4 11

Nhìn vào bảng, ta thấy hình thức tổ chức mà đa số các GV sử dụng là các hình thức dạy học cá nhân, dạy học cả lớp. Hình thức dạy học theo nhóm, tổ chức trò chơi học tập thì được sử dụng ở mức độ trung bình. Còn các hình thức tổ chức dạy học ngoài hiện trường hay dự án học tập, là những hình thức dạy học đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển năng lực THMTTNVXHXQ của HS thì lại rất ít được sử dụng.

Như vậy có thể thấy GV đã áp dụng dụng khá nhiều hình thức tổ chức nhưng việc dạy học phát triển năng lực THMTTNVXHXQ của HS lớp 1 chưa thực sự được chú trọng và phát huy một cách có hiệu quả. Một số GV cũng chia sẻ, vì sự hạn chế về thời gian hoặc không gian mà GV rất ngại khi tổ chức cho HS được học tập ngoài môi trường thực tế.

c. Về các phương pháp dạy học

Phần lớn các GV đã nắm được các PPDH tích cực và cũng đã áp dụng trong quá trình dạy học của mình.

Qua điều tra về các phương pháp mà các GV sử dụng khi dạy học TN&XH lớp 1 (Phụ lục 1), tôi đã thu được kết quả trong bảng sau:

Bảng 2.6. Các phương pháp được sử dụng trong dạy học TN&XH lớp 1

TT Các phương pháp dạy học Số lượng Tỉ lệ (%)

1 PP trực quan 15/15 100 2 PP hoạt động nhóm 15/15 100 3 PP hỏi – đáp 15/15 100 5 PP trò chơi 13/15 86,7 4 PP bàn tay nặn bột 6/15 40 6 PP khăn trải bàn 6/15 40 7 PP KWL 2/15 13,3

Có thể thấy, các PPDH mà các GV sử dụng nhiều nhất trong dạy học môn TN&XH cho HS lớp 1 là trực quan (100%), hoạt động nhóm (100%) và hỏi – đáp (100%). PP trò chơi cũng được sử dụng khá nhiều (86,7 %). Đó cũng là các PPDH truyền thống mà GV thường sử dụng lâu nay. Còn các PPDH tích cực mới, mang tính sáng tạo hơn như bàn tay nặn bột, khăn trải bàn hay KWL thì tỉ lệ sử dụng vẫn còn thấp (dưới 50 %). Điều này cũng một phần nào chứng minh thực trạng dạy học TN&XH vẫn còn theo hướng truyền thống, chưa thực sự phát huy năng lực của HS, nhất là NLTHMTTN&XHXQ.

Nhìn chung, việc dạy học TN&XH lớp 1 cũng như dạy học phát triển NLTHMTTN&XHXQ vẫn chưa thực sự được chú trọng và đầu tư đúng mực. Các GV phần lớn đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn TN&XH hơn so với trước đây nhưng vẫn chưa đủ. Muốn việc dạy học phát triển NLTHMTTN&XHXQ nói riêng và NL Khoa học nói chung thực sự đạt hiệu quả cao hơn thì vẫn cần sự quan tâm hơn nữa từ phía các GV, nhà trường cũng như gia đình và xã hội.

Chương 3:

CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI XUNG QUANH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

LỚP 1 3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn và tính vừa sức

Môn Tự nhiên và Xã hội là môn học giúp hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học – một trong những năng lực đặc thù. Mà năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh là một trong ba năng lực thành phần của năng lực khoa học. Chính vì vậy việc đưa ra những biện pháp nhằm phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh cho học sinh sẽ là cơ sở để hình thành và phát triển năng lực khoa học.

Các biện pháp mà tôi đưa ra đều phù hợp với đặc điểm môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, năng lực của học sinh lớp 1. Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy các em có những sự tiến bộ nhất định trong việc tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.

3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống và tính vững chắc

Các biện pháp được đưa ra sẽ giúp HS lớp 1 hình thành và phát triển năng lực THMTTNVXHXQ. Từ đó HS sẽ có những kiến thức vững chắc về các sự vật, hiện tượng, đặc biệt là các khái niệm cơ bản ban đầu về môi trường TN&XH.

Việc tiếp xúc, tìm hiểu môi trường TN&XH xung quanh sẽ giúp HS dần hình thành, phát triển tư duy logic, hệ thống hoá nội dung kiến thức gắn với thực tiễn. HS cũng có thể thiết lập được mối liên hệ giữa các bài học trong SGK với kiến thức cuộc sống.

3.1.3. Đảm bảo phát huy khả năng khám phá và tư duy tưởng tượng của HS

Các biện pháp được đưa ra đều tập trung vào việc phát triển NLTHMTTN&XHXQ của HS, giúp HS có những kiến thức về môi trường TN&XH thông qua những hoạt động quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng. Trong quá trình quan sát, tìm hiểu này, HS sẽ có cơ hội để phát huy khả năng khám phá của bản thân.

Đồng thời trong quá trình khám phá tri thức về các sự vật, hiện tượng này, HS sẽ phải mở rộng mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng để có được một góc nhìn tổng quan hơn về môi trường xung quanh. Như vậy các biện pháp tôi đưa ra cũng sẽ giúp HS dần hình thành và phát triển tư duy tưởng tượng.

3.1.4. Đảm bảo sự phát triển toàn diện của HS

Các biện pháp phát triển NLTHMTTN&XHXQ sẽ giúp việc dạy học môn TN&XH đạt hiệu quả hơn. Đây là một hướng đi đúng với quan điểm Đổi mới của CTGDPT 2018. Khi quá trình giáo dục không còn chỉ là việc dạy và học lý thuyết ở trong không gian lớp học, mà còn cần phải giúp HS phát triển các năng lực, phẩm chất thông qua tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh. Từ đó đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của HS.

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI XUNG QUANH MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI XUNG QUANH

3.2.1. Biện pháp tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng ở môi trường thực tế xung quanh trường thực tế xung quanh

3.2.1.1. Mục đích

Môi trường TN&XH xung quanh là nơi chứa đựng các sự vật, hiện tượng vô cùng phong phú, đa dạng. HS nếu biết quan sát sẽ biết, hiểu được nhiều sự vật, hiện tượng và đặc điểm của nó. Vì vậy, việc tổ chức cho HS lớp 1 quan sát các sự vật ở

môi trường thực tế xung quanh là biện pháp thuận tiện và đơn giản nhất để giúp HS có những biểu tượng, hiểu biết ban đầu về các sự vật, hiện tượng, làm cơ sở cho việc tìm hiểu các đặc điểm bên trong của các sự vật hiện tượng ở các lớp trên.

3.2.1.2. Cơ sở khoa học

Đặc điểm tư duy ở HS tiểu học, nhất là HS lớp một là tư duy cụ thể, trực quan, những điều mà các em được nhìn thấy, nghe thấy và tri giác được thì mức độ ghi nhớ và hiểu biết sẽ sâu sắc hơn, đồng thời, tư duy cụ thể, trực quan cũng kích thích tư duy tưởng tượng ở mức đơn giản.

Dựa trên cơ sở khoa học về đặc điểm nhận thức, việc vận dụng biện pháp tổ chức cho HS lớp 1 quan sát các sự vật hiện tượng tồn tại thực tế ở môi trường xung quanh là biện pháp khoa học và mang lại hiệu quả cao trong phát triển năng lực tìm hiểu MTTN&XHXQ.

3.2.1.3. Quy trình và cách thực hiện

a. Quy trình

Bước 1: Dựa vào bài học, GV xác định mục tiêu tìm hiểu, quan sát Bước 2: GV lựa chọn đối tượng để HS quan sát và tìm hiểu

Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu Bước 4: HS báo cáo kết quả quan sát, tìm hiểu

Bước 5: GV khắc sâu và ghi nhớ cho HS

b. Cách thực hiện

- Dựa vào nội dung của bài học, GV xác định mục tiêu quan sát, tìm hiểu: quan sát sự vật hiện tượng nào? Để làm gì?. GV xác định mục tiêu của hoạt động quan sát sao cho phù hợp với đối tượng HS lớp 1

- Dựa vào mục tiêu quan sát đã xác định, GV lựa chọn các đối tượng quan sát trong môi trường lớp học, khuôn viên trường học, xung quanh trường học cho phù hợp,…Nếu là các đối tượng ở ngoài trường học thì phải kết hợp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp do trường tổ chức.

- Nên tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu theo nhóm để HS thể trao đổi, hỗ trợ nhau, có nhiều góc nhìn hơn về đối tượng quan sát.

- GV hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu thông qua phiếu quan sát. Đối với HS lớp 1, phiếu quan sát phải đơn giản, dễ hiểu, không có quá nhiều tiêu chí, nhiều mục hoặc các câu từ dài và phức tạp.

- GV phát phiếu quan sát và yêu cầu HS đọc kĩ nội dung trong phiếu để quan sát theo những yêu cầu trong phiếu, ghi vào phiếu những gì quan sát được

- Tổ chức cho HS quan sát. Tuỳ vào vị trí và đối tượng quan sát mà GV tổ chức cho HS quan sát đồng loạt hoặc lần lượt từng nhóm.

- Trong quá trình HS quan sát, GV phải theo dõi, quan sát HS để đánh giá mức độ làm việc của mỗi thành viên trong nhóm.

- Sau khi HS quan sát xong, GV cho đại diện của một vài nhóm lên báo cáo trước lớp. Các nhóm khác phải lắng nghe để nhận xét phần báo cáo. Ngoài ra, GV cần đưa ra thêm một số câu hỏi gợi mở để kiểm tra thêm mức độ tư duy của HS.

- GV kết luận những nội dung cần ghi nhớ thông qua hoạt động quan sát. Có thể cho HS đọc lại, nhắc lại.

c. Ví dụ minh hoạ

(Sách giáo khoa trang 60 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống): Hoạt động khám phá

- Bước 1: Dựa vào nội dung bài: Cây xung quanh em, GV xác định mục tiêu quan sát: HS biết và nêu được tên một số loại cây trong trường, mô tả được sơ lược về hình dáng, màu sắc, kích thước của một số loại cây đã quan sát.

- Bước 2: Lựa chọn các đối tượng cây và địa điểm quan sát ở sân trường (cây bàng, cây phượng, cây hoa giấy) và cây ở vườn trường (rau cải, bí, cây chanh)

- Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát như sau:

+ Chia lớp thành các nhóm 4, các nhóm ở tổ 1, 2 quan sát ở sân trường, các nhóm ở tổ 3,4 quan sát ở vườn trường.

+ Phát phiếu quan sát cho các nhóm, HS trong nhóm đọc kĩ phiếu, cùng nhau thảo luận để quan sát và để viết kết quả vào phiếu

Hình 3.1. Phiếu quan sát cây

+ Tổ chức cho HS quan sát trong 15’ đầu giờ của buổi học kết hợp với thời gian tiết học.

+ Trong quá trình HS quan sát, giáo viên đến các nhóm để theo dõi các thành viên trong nhóm, và có thể hướng dẫn hỗ trợ nếu HS gặp khó khăn

- Bước 4: Sau khi quan sát, GV cho đại diện 4 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, góp ý (có thể báo cáo ngay tại nơi các em quan sát). GV yêu cầu HS nêu thêm tên một số loại cây khác mà HS đã biết

- Bước 5: GV nhận xét chung và chốt lại nội dung hoạt động.

Ví dụ 2: Bài 17: Con vật quanh em (tiết 1)

(Sách giáo khoa trang 70 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống): Hoạt động khám phá

- Bước 1: Xác định mục tiêu quan sát: HS biết và nêu được tên của một số con vật có trong sân trường và được một số đặc điểm nổi bật của các con vật quan sát

- Bước 2: Lựa chọn đối tượng là các con vật có ở sân trường - Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát

+ Chia lớp thành các nhóm 4.

+ Phát phiếu quan sát cho các nhóm, HS trong nhóm đọc kĩ phiếu, cùng nhau thảo luận để quan sát và để viết kết quả vào phiếu

Hình 3.2. Phiếu quan sát con vật

+ Tổ chức cho HS quan sát trong 15’ đầu giờ của buổi học kết hợp với thời gian tiết học.

+ Trong quá trình HS quan sát, giáo viên đến các nhóm để theo dõi các thành viên trong nhóm, và có thể hướng dẫn hỗ trợ nếu HS gặp khó khăn

- Bước 4: Sau khi quan sát, GV cho đại diện 4 nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, góp ý. (có thể cho HS báo cáo ngay tại nơi quan sát). GV yêu cầu HS nêu thêm tên và mô tả về một số con vật khác mà HS biết.

- Bước 5: GV nhận xét chung và chốt lại nội dung hoạt động.

3.2.2. Biện pháp tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu sự vật hiện tượng trên tranh ảnh trong quá trình dạy học tranh ảnh trong quá trình dạy học

3.2.2.1. Mục đích

Môn học TN&XH lớp 1 giới thiệu cho HS rất nhiều những sự vật, hiện tượng về môi trường xung quanh. Tuy nhiên không phải bài nào, thời gian nào GV cũng có thể tổ chức cho HS quan sát ngoài môi trường thực tế. Để biểu hiện trực quan về

các sự vật hiện tượng thì tranh ảnh cũng là một hình thức thể hiện trực quan. Các loại tranh ảnh trong SGK cũng rất phong phú. Vì thế, tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh trong quá trình dạy học là biện pháp rất quan trọng và hiệu quả để phát triển năng lực tìm hiểu môi trường TN&XH xung quanh, đồng thời tạo nên sự sinh động, hấp dẫn, HS sẽ hứng thú hơn với các nội dung học tập

3.2.2.2. Cơ sở khoa học

Đặc điểm tâm lý của HS tiểu học, đặc biệt là HS lớp 1, rất thích những hình ảnh trực quan, nhiều màu sắc. Hơn nữa, những hình ảnh trực quan giúp HS dễ ghi nhớ bài học hơn là chỉ có lý thuyết bằng chữ.

Từ cơ sở khoa học trên, việc sử dụng tranh ảnh trong quá trình dạy học môn TN&XH lớp 1 có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển năng lực tìm hiểu thế giới xung quanh của HS .

3.2.2.3. Quy trình và cách thực hiện

a. Quy trình

Bước 1: Xác định mục tiêu quan sát, tìm hiểu trên tranh ảnh Bước 2: Chuẩn bị tranh ảnh để cho HS quan sát, tìm hiểu Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu Bước 4: Báo cáo kết quả quan sát và tìm hiểu được Bước 5: GV nhận xét, nhấn mạnh và chốt lại nội dung

b. Cách thực hiện

- Dựa vào nội dung bài học, GV xác định mục tiêu của hoạt động quan sát, tìm hiểu sao cho phù hợp với đối tượng HS lớp 1.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)