Biện pháp sử dụng các video để hs tìm hiểu và khám phá sự vật, hiện

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 64 - 70)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Biện pháp sử dụng các video để hs tìm hiểu và khám phá sự vật, hiện

3.2.3.1. Mục đích

Video là một phương tiện dạy học có nhiều tính ưu việt để sử dụng trong dạy học tiểu học, nhất là đối với học sinh lớp 1. Video biểu hiện được các sự vật hiện tượng ở môi trường xung quanh một cách rất sinh động nhờ vào hình ảnh sống động và âm thanh, nên HS rất thích thú khi được xem, nếu GV biết sử dụng một cách hợp lý thì rất có hiệu quả. Việc sử dụng video trong quá trình dạy học TN&XH lớp 1 sẽ giúp HS tìm hiểu, khám phá được nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội, đồng thời tạo nên tiết học nên thú vị và hiệu quả hơn.

3.2.3.2. Cơ sở khoa học

Đặc điểm tâm lý của HS tiểu học, đặc biệt là HS lớp 1, nhận biết các sự vật hiện tượng thông qua các hình ảnh trực quan sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Video là loại phương tiện được HS rất thích thú, bởi những hình ảnh trực quan, nhiều màu sắc, kèm theo âm thanh sống động sẽ khiến HS càng cảm thấy hấp dẫn, hứng thú hơn với nội dung bài học.

Từ cơ sở khoa học trên, việc sử dụng video trong quá trình dạy học môn TN&XH lớp 1 cũng góp phần rất quan trọng trong việc giúp hình thành và phát triển NLTHMTTNVXHXQ cho HS.

3.2.3.3. Quy trình và cách thực hiện

a. Quy trình

Bước 1: Xác định mục tiêu quan sát, tìm hiểu trên video Bước 2: Chuẩn bị video cho HS quan sát, tìm hiểu Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu Bước 4: Báo cáo kết quả quan sát và tìm hiểu được

Bước 5: GV nhận xét, nhấn mạnh và chốt lại nội dung

b. Cách thực hiện

- Dựa vào nội dung bài học, GV xác định mục tiêu của hoạt động quan sát, tìm hiểu cho phù hợp.

- GV chuẩn bị video cho hoạt động quan sát phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với HS lớp 1 thông qua hình thức kết nối video với slide bài giảng điện tử.

- Tổ chức cho HS xem video

+ Trước khi mở video, GV đặt các câu hỏi gợi mở theo từng nội dung của video hoặc xây dựng phiếu học tập để hướng sự chú ý của HS vào quan sát, theo dõi video

+ Mở video cho HS xem, hết một nội dung hay một ý nhỏ, GV nên dừng lại từng đoạn để HS nhớ được và ghi lại những nội dung mới xem, có thể trả lời câu hỏi của GV hoặc ghi vào phiếu học tập

+ Khi xem xong từng đoạn GV dừng video và nhắc lại các câu hỏi để HS nhớ lại nội dung và lần lượt trả lời hoàn chỉnh từng câu hỏi của GV đặt ra trước khi xem video hoặc hoàn chỉnh phiếu học tập

+ Nếu nhiều em gặp kho khăn trong trả lời câu hỏi nào đó hay chưa điền được ý nào của phiếu học tập thì GV có thể cho HS xem lại đoạn video đó, để HS hiểu rõ hơn

- Sau khi HS quan sát xong, GV gọi một số em lên trả lời trước lớp về những nội dung vừa xem, hoặc trả lời các câu hỏi mà GV đặt ra. Các HS khác lắng nghe để bổ sung hoặc nhận xét phần báo cáo của bạn. Ngoài ra, GV cần đưa ra thêm một số câu hỏi gợi mở để kiểm tra thêm mức độ tư duy của HS.

- GV khắc sâu lại nội dung mà HS vừa xem, chốt lại những nội dung cần ghi nhớ thông qua hoạt động quan sát.

b. Ví dụ minh hoạ:

Ví dụ 1: Bài 27: Thời tiết luôn thay đổi (tiết 1)

(Sách giáo khoa trang 114 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống): Hoạt động khám phá

- Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động quan sát, tìm hiểu: Thông qua video HS nhận biết và nêu được các biểu hiện khác nhau của bầu trời khi trời nắng, trời mưa

- Bước 2: GV thiết kế đưa các video vào slide bài giảng + Video trời nắng:

https://pixabay.com/vi/videos/c%C3%B4ng-vi%C3%AAn-c%C3%B4ng- c%E1%BB%99ng-l%C3%A0n-xe-%C4%91%E1%BA%A1p-53140/

+ Video trời mưa:

https://pixabay.com/vi/videos/khu%E1%BA%A5y-m%C6%B0a-

m%E1%BA%A1nh-m%E1%BA%BD-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%C6%B0a- 26369/

- Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát video như sau: + Cho HS thực hiện quan sát theo hình thức nhóm 4

+ Phát phiếu quan sát cho từng nhóm, HS đọc kĩ phiếu để thảo luận và để viết kết quả vào phiếu:

Hình 3.10. Phiếu thảo luận sự khác nhau khi trời nắng và trời mưa

+ Trong quá trình HS quan sát, giáo viên đến các nhóm để theo dõi các thành viên trong nhóm.

- Bước 4: Sau khi quan sát, GV cho đại diện một vài nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, góp ý. GV đặt thêm câu hỏi cho HS trả lời: Phong cảnh làng quê miền núi và miền biển của VN có đẹp không? Em có thích phong cảnh làng quê của Việt Nam không?

- Bước 5: GV nhận xét chung và chốt lại nội dung hoạt động.

Ví dụ 2: Bài 11: Con người nơi em sống (tiết 1)

(Sách giáo khoa trang 46 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống): Hoạt động khám phá

- Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động quan sát, tìm hiểu: Thông qua video, HS nhận biết và nói được tên một số công việc được thể hiện trong video.

- Bước 2: GV thiết kế đưa các video vào slide bài giảng PHIẾU THẢO LUẬN

Bầu trời Màu của mây Mặt Trời Đặc

điểm khác Trong

xanh Âm u Trắng Xám Có Không

Trời nắng Trời mưa

Video Bạn muốn làm nghề gì?:

https://www.youtube.com/watch?v=WjAWURueZAk&t=22s - Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát video như sau: + Cho HS thực hiện quan sát theo hình thức nhóm 4

+ Trước khi mở video, GV đặt các câu hỏi gợi mở: 1/ Các bạn nhỏ trong video muốn làm nghề gì? 2/ Bác sĩ làm việc gì?

3/ Cảnh sát làm việc gì? 4/ Lính cứu hoả làm việc gì? 5/ Vũ công làm việc gì?

6/ Cầu thủ bóng đá làm việc gì? 7/ Em muốn làm gì khi lớn lên?

+ Mở video cho HS xem và dừng lại từng đoạn ở mỗi công việc để HS nhớ và trả lời lần lượt từng câu hỏi.

+ Nếu HS chưa trả lời được câu hỏi nào thì GV mở lại đoạn video đó để HS xem lại.

- Bước 4: Sau khi quan sát, GV cho đại diện một vài nhóm lên kể lại tên các công việc được thể hiện trong video. GV đặt thêm một số câu hỏi về lợi ích của các nghề nghiệp để phát triển tư duy HS.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)