Quy trình và cách thực hiện

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 54 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.3. Quy trình và cách thực hiện

a. Quy trình

Bước 1: Dựa vào bài học, GV xác định mục tiêu tìm hiểu, quan sát Bước 2: GV lựa chọn đối tượng để HS quan sát và tìm hiểu

Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu Bước 4: HS báo cáo kết quả quan sát, tìm hiểu

Bước 5: GV khắc sâu và ghi nhớ cho HS

b. Cách thực hiện

- Dựa vào nội dung của bài học, GV xác định mục tiêu quan sát, tìm hiểu: quan sát sự vật hiện tượng nào? Để làm gì?. GV xác định mục tiêu của hoạt động quan sát sao cho phù hợp với đối tượng HS lớp 1

- Dựa vào mục tiêu quan sát đã xác định, GV lựa chọn các đối tượng quan sát trong môi trường lớp học, khuôn viên trường học, xung quanh trường học cho phù hợp,…Nếu là các đối tượng ở ngoài trường học thì phải kết hợp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp do trường tổ chức.

- Nên tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu theo nhóm để HS thể trao đổi, hỗ trợ nhau, có nhiều góc nhìn hơn về đối tượng quan sát.

- GV hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu thông qua phiếu quan sát. Đối với HS lớp 1, phiếu quan sát phải đơn giản, dễ hiểu, không có quá nhiều tiêu chí, nhiều mục hoặc các câu từ dài và phức tạp.

- GV phát phiếu quan sát và yêu cầu HS đọc kĩ nội dung trong phiếu để quan sát theo những yêu cầu trong phiếu, ghi vào phiếu những gì quan sát được

- Tổ chức cho HS quan sát. Tuỳ vào vị trí và đối tượng quan sát mà GV tổ chức cho HS quan sát đồng loạt hoặc lần lượt từng nhóm.

- Trong quá trình HS quan sát, GV phải theo dõi, quan sát HS để đánh giá mức độ làm việc của mỗi thành viên trong nhóm.

- Sau khi HS quan sát xong, GV cho đại diện của một vài nhóm lên báo cáo trước lớp. Các nhóm khác phải lắng nghe để nhận xét phần báo cáo. Ngoài ra, GV cần đưa ra thêm một số câu hỏi gợi mở để kiểm tra thêm mức độ tư duy của HS.

- GV kết luận những nội dung cần ghi nhớ thông qua hoạt động quan sát. Có thể cho HS đọc lại, nhắc lại.

c. Ví dụ minh hoạ

(Sách giáo khoa trang 60 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống): Hoạt động khám phá

- Bước 1: Dựa vào nội dung bài: Cây xung quanh em, GV xác định mục tiêu quan sát: HS biết và nêu được tên một số loại cây trong trường, mô tả được sơ lược về hình dáng, màu sắc, kích thước của một số loại cây đã quan sát.

- Bước 2: Lựa chọn các đối tượng cây và địa điểm quan sát ở sân trường (cây bàng, cây phượng, cây hoa giấy) và cây ở vườn trường (rau cải, bí, cây chanh)

- Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát như sau:

+ Chia lớp thành các nhóm 4, các nhóm ở tổ 1, 2 quan sát ở sân trường, các nhóm ở tổ 3,4 quan sát ở vườn trường.

+ Phát phiếu quan sát cho các nhóm, HS trong nhóm đọc kĩ phiếu, cùng nhau thảo luận để quan sát và để viết kết quả vào phiếu

Hình 3.1. Phiếu quan sát cây

+ Tổ chức cho HS quan sát trong 15’ đầu giờ của buổi học kết hợp với thời gian tiết học.

+ Trong quá trình HS quan sát, giáo viên đến các nhóm để theo dõi các thành viên trong nhóm, và có thể hướng dẫn hỗ trợ nếu HS gặp khó khăn

- Bước 4: Sau khi quan sát, GV cho đại diện 4 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, góp ý (có thể báo cáo ngay tại nơi các em quan sát). GV yêu cầu HS nêu thêm tên một số loại cây khác mà HS đã biết

- Bước 5: GV nhận xét chung và chốt lại nội dung hoạt động.

Ví dụ 2: Bài 17: Con vật quanh em (tiết 1)

(Sách giáo khoa trang 70 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống): Hoạt động khám phá

- Bước 1: Xác định mục tiêu quan sát: HS biết và nêu được tên của một số con vật có trong sân trường và được một số đặc điểm nổi bật của các con vật quan sát

- Bước 2: Lựa chọn đối tượng là các con vật có ở sân trường - Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát

+ Chia lớp thành các nhóm 4.

+ Phát phiếu quan sát cho các nhóm, HS trong nhóm đọc kĩ phiếu, cùng nhau thảo luận để quan sát và để viết kết quả vào phiếu

Hình 3.2. Phiếu quan sát con vật

+ Tổ chức cho HS quan sát trong 15’ đầu giờ của buổi học kết hợp với thời gian tiết học.

+ Trong quá trình HS quan sát, giáo viên đến các nhóm để theo dõi các thành viên trong nhóm, và có thể hướng dẫn hỗ trợ nếu HS gặp khó khăn

- Bước 4: Sau khi quan sát, GV cho đại diện 4 nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, góp ý. (có thể cho HS báo cáo ngay tại nơi quan sát). GV yêu cầu HS nêu thêm tên và mô tả về một số con vật khác mà HS biết.

- Bước 5: GV nhận xét chung và chốt lại nội dung hoạt động.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)