7. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Biện pháp tổ chức cho hs quan sát, tìm hiểu sự vật hiện tượng trên
tranh ảnh trong quá trình dạy học
3.2.2.1. Mục đích
Môn học TN&XH lớp 1 giới thiệu cho HS rất nhiều những sự vật, hiện tượng về môi trường xung quanh. Tuy nhiên không phải bài nào, thời gian nào GV cũng có thể tổ chức cho HS quan sát ngoài môi trường thực tế. Để biểu hiện trực quan về
các sự vật hiện tượng thì tranh ảnh cũng là một hình thức thể hiện trực quan. Các loại tranh ảnh trong SGK cũng rất phong phú. Vì thế, tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh trong quá trình dạy học là biện pháp rất quan trọng và hiệu quả để phát triển năng lực tìm hiểu môi trường TN&XH xung quanh, đồng thời tạo nên sự sinh động, hấp dẫn, HS sẽ hứng thú hơn với các nội dung học tập
3.2.2.2. Cơ sở khoa học
Đặc điểm tâm lý của HS tiểu học, đặc biệt là HS lớp 1, rất thích những hình ảnh trực quan, nhiều màu sắc. Hơn nữa, những hình ảnh trực quan giúp HS dễ ghi nhớ bài học hơn là chỉ có lý thuyết bằng chữ.
Từ cơ sở khoa học trên, việc sử dụng tranh ảnh trong quá trình dạy học môn TN&XH lớp 1 có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển năng lực tìm hiểu thế giới xung quanh của HS .
3.2.2.3. Quy trình và cách thực hiện
a. Quy trình
Bước 1: Xác định mục tiêu quan sát, tìm hiểu trên tranh ảnh Bước 2: Chuẩn bị tranh ảnh để cho HS quan sát, tìm hiểu Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu Bước 4: Báo cáo kết quả quan sát và tìm hiểu được Bước 5: GV nhận xét, nhấn mạnh và chốt lại nội dung
b. Cách thực hiện
- Dựa vào nội dung bài học, GV xác định mục tiêu của hoạt động quan sát, tìm hiểu sao cho phù hợp với đối tượng HS lớp 1.
- GV chuẩn bị các tranh ảnh cho hoạt động quan sát phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với HS lớp 1, có thể thiết kế slide bài giảng điện tử hoặc in tranh ảnh lớn để phát cho HS.
- Tổ chức quan sát bằng hình thức nhóm hoặc cá nhân.
- GV phát phiếu quan sát để việc quan sát hiệu quả hơn. Phiếu quan sát phải đơn giản, dễ hiểu, không được có quá nhiều mục hoặc các mục quá phức tạp.
- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nội dung trong phiếu quan sát. Đảm bảo tất cả các nhóm đối tượng HS đều có thể đọc hiểu phiếu quan sát.
- Tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh ở slide bài giảng hoặc phát tranh ảnh in sẵn cho HS.
- Trong quá trình HS quan sát, GV phải theo dõi HS để đánh giá mức độ làm việc của mỗi thành viên trong nhóm.
- Sau khi HS quan sát xong, GV cho đại diện của một vài nhóm lên báo cáo trước lớp. Các nhóm khác phải lắng nghe để nhận xét phần báo cáo. Ngoài ra, GV cần đưa ra thêm một số câu hỏi gợi mở để kiểm tra thêm mức độ tư duy của HS.
- GV kết luận những nội dung cần ghi nhớ thông qua hoạt động quan sát. Có thể cho HS đọc lại, nhắc lại.
b. Ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1: Bài 10: Cùng khám phá quang cảnh xung quanh (tiết 1)
(Sách giáo khoa trang 42 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống): Hoạt động thực hành: So sánh quang cảnh làng quê
- Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động quan sát, tìm hiểu: Thông qua tranh ảnh HS nhận biết được sự khác nhau quang cảnh làng quê miền núi và làng quê miền biển
- Bước 2: GV thiết kế, đưa tranh ảnh trong SGK trang 42 lên slide bài học
Hình 3.3. Tranh phong cảnh làng quê miền núi SGK trang 42
Hình 3.4. Tranh phong cảnh làng quê miền biển SGK trang 43
- Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh như sau:
+ Cho HS thực hiện quan sát theo hình thức nhóm đôi (2 bạn cùng bàn). + Phát phiếu quan sát cho từng nhóm, HS đọc kĩ phiếu để thảo luận và để viết kết quả vào phiếu:
PHIẾU QUAN SÁT Câu 1: Cảnh làng quê ở hai vùng có gì giống nhau?
... Câu 2: Cảnh làng quê ở hai vùng có gì khác nhau?
Làng quê miền núi:
... ...
Làng quê miền biển:
... ... Câu 3: Người dân làm công việc gì?
Làng quê miền núi:
... ... Làng quê miền biển:
... ...
Hình 3.5. Phiếu quan sát phong cảnh làng quê
+ Trong quá trình HS quan sát, giáo viên đến các nhóm để theo dõi các thành viên trong nhóm.
- Bước 4: Sau khi quan sát, GV cho đại diện một vài nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, góp ý. GV đặt thêm câu hỏi cho HS trả lời: Phong cảnh làng quê miền núi và miền biển của VN có đẹp không? Em có thích phong cảnh làng quê của Việt Nam không?
- Bước 5: GV nhận xét chung và chốt lại nội dung hoạt động.
Ví dụ 2: Bài 26: Cùng khám phá bầu trời (tiết 1)
(Sách giáo khoa trang 108 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống): Hoạt động khám phá
- Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động quan sát, tìm hiểu: Thông qua tranh ảnh HS nhận biết và nêu được các đặc điểm của bầu trời: các đám mây, Mặt Trời.
- Bước 2: GV tìm các tranh ảnh khác nhau (các tranh hình 3.6, 3.7, 3.8 dưới đây) về bầu trời để phát cho mỗi nhóm một tranh.
Hình 3.6. Hình ảnh bầu trời ban ngày
Hình 3.7. Hình ảnh bầu trời lúc Mặt Trời lặn
Hình 3.8. Hình ảnh bầu trời âm u
- Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh như sau: + Cho HS thực hiện quan sát theo nhóm (4 HS một nhóm)
+ Phát phiếu quan sát cho từng nhóm, HS đọc kĩ phiếu để thảo luận và để viết kết quả vào phiếu:
Hình 3.9. Phiếu quan sát bầu trời
+ Trong quá trình HS quan sát, giáo viên đến các nhóm để theo dõi các thành viên trong nhóm.
- Bước 4: Sau khi quan sát, GV cho đại diện một vài nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, góp ý. GV đặt thêm câu hỏi cho HS trả lời: Bầu trời ban ngày, bầu trời lúc Mặt Trời sắp lặn và bầu trời lúc u ám khác nhau như thế nào? Bầu trời khi nào là đẹp nhất?
- Bước 5: GV nhận xét chung và chốt lại nội dung hoạt động.