Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 80)

7. Cấu trúc của luận văn

4.4. Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm

4.4.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng

Sau khi tiến hành giảng dạy xong 2 tiết học tại 2 lớp TN, chúng tôi ra bài kiểm tra (Phụ lục 5) cho HS cả 2 lớp TN và ĐC cùng làm trong 35ph. GV tiến hành chấm điểm và tính tỷ lệ % . Kết quả thể hiện ở các bảng sau đây

4.4.1.1. Bài thực nghiệm 1: Đồ dùng trong nhà

Bảng 4.3. Kết quả đánh giá về năng lực THMTTNVXHXQ của HS ở bài Đồ dùng trong nhà Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 33 0 0 0 0 0 0 1 2 2 12 16 9.2 ĐC 33 0 0 0 0 1 4 4 5 7 5 7 7.7

Từ bảng kết quả trên, tôi vẽ được đồ thị kết quả bài kiểm tra như sau:

Hình 4.1. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra của lớp TN và ĐC ở bài Đồ dùng trong nhà

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Điểm 4 Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

Bảng 4.4. So sánh kết quả đánh giá năng lực THMTTNVXHXQ của lớp TN và ĐC - bài Đồ dùng trong nhà

TT Năng lực THMTTNVXHXQ Lớp TN Lớp ĐC

1 Năng lực nhận biết đối tượng 32/33 (97%) 29/33 (88%) 2 Năng lực mô tả đối tượng 26/33 (79%) 19/33 (58%) 3 Năng lực xác lập mối liên hệ giữa đối

tượng với môi trường xung quanh

24/33 (73%) 17/33 (52%)

4.4.1.2. Bài thực nghiệm 2: Cây xung quanh em

Bảng 4.5. Kết quả đánh giá về năng lực THMTTNVXHXQ của HS ở bài Cây xung quanh em

Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 33 0 0 0 0 0 0 1 2 6 6 18 9.2 ĐC 33 0 0 0 0 1 4 6 3 4 5 10 7.8

Từ bảng kết quả trên, chúng tôi vẽ được đồ thị kết quả bài kiểm tra như sau:

Hình 4.2. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra của lớp TN và ĐC ở bài Cây xung quanh em

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Điểm 4    Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

Bảng 4.6. So sánh kết quả đánh giá năng lực THMTTNVXHXQ của lớp TN và ĐC - bài Cây xung quanh em

TT Năng lực THMTTNVXHXQ Lớp TN Lớp ĐC

1 Năng lực nhận biết đối tượng 32/33 (97%) 29/33 (88%) 2 Năng lực mô tả đối tượng 26/33 (79%) 19/33 (58%) 3 Năng lực xác lập mối liên hệ giữa đối

tượng với môi trường xung quanh

24/33 (73%) 17/33 (52%)

4.4.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính

Qua kết quả kiểm tra và đánh giá năng lực THMTTNVXHXQ trong dạy học môn TN&XH lớp 1 ở trên, chúng ta thấy: nếu vận dụng các biện pháp phù hợp với đối tượng để phát triển năng lực THMTTNVXHXQ cho HS một cách liên tục, đều đặn ở các mức độ từ thấp lên cao, các năng lực được lặp lại có tính quy luật ở từng bài thì sẽ mang lại hiệu quả cao cả về phát triển NLTHMTTNVXHXQ và về kiến thức TN&XH của HS. Kết quả cụ thể cho thấy như sau:

- HS được chú trọng rèn luyện năng lực THMTTNVXHXQ từ mức thấp nhất là nhận thức được đối tượng, nhận biết và nêu tên đối tượng, hình thành những kiến thức cơ bản đầu tiên về các sự vật, hiện tượng trong môi trường TN&XH xung quanh; Đến mức độ cao hơn là mô tả được đặc điểm bên ngoài của các đối tượng ở xung quanh như cây cối, hoa lá, đồ vật,... và cao hơn một bước nữa là xác lập được mối liên hệ giữa đối tượng với môi trường xung quanh, vì không có một sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách độc lập, tách biệt khỏi môi trường nên việc xác lập được mối liên hệ này là rất cần thiết để các em có được cái nhìn tổng quan nhất về các sự vật, hiện tượng.

- So sánh về năng lực THMTTNVXHXQ ở lớp TN và ĐC tôi cũng nhận thấy: mức độ chênh lệch giữa Năng lực nhận biết đối tượng không nhiều vì đây là năng lực tương đối dễ. Nhưng ở 2 năng lực sau đó là Năng lực mô tả đối tượng

sự chênh lệch rất nhiều vì hầu hết các em ở lớp ĐC chưa được tổ chức tìm hiểu môi trường TN&XH một cách cụ thể, khoa học. Sau khi áp dụng các biện pháp phát triển năng lực THMTTNVXHXQ cho HS, lớp TN đã có tiến bộ đáng kể trong việc tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng xung quanh. Các em biết cách để có thể tìm hiểu được sự vật, hiện tượng một cách hợp lý, hiểu được bản chất cũng như có được cái nhìn tổng quan nhất. Từ đó, các em ghi nhớ kiến thức được tốt hơn. Còn đối với lớp ĐC, chỉ dạy theo phương thức bình thường tức là GV dựa phần lớn vào SGK để cho HS tìm hiểu kiến thức, dẫn đến một số HS chưa thực sự hiểu về đối tượng, hoặc hiểu sai về các sự vật, hiện tượng. Từ bảng so sánh kết quả đánh giá năng lực cho thấy, viếc áp dụng các biện pháp phát triển NLTHMTTNVXHXQ giúp các em HS có thể hiểu kiến thức dễ dàng hơn, sâu sắc hơn.

Nhận xét: Từ các kết quả TNSP và các biện pháp khác như: dự giờ các học , ôn tập, xem xét các hoạt động của GV và HS trên lớp; đồng thời trao đổi với các GV và HS sau tiết học cho phép chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

HS lớp TN nắm vững kiến thức cơ bản hơn, vì thực hiện đúng theo quy trình mà GV đã hướng dẫn, các em có thể phát triển NLTHMTTNVXHXQ, áp dụng được ngay các kiến thức vừa học vào thực tế cuộc sống. HS có hứng thú hơn với tiết học vì sự sinh động, hấp dẫn của các hoạt động.

Từ các kết quả định lượng và định tính phân tích trên đây, chứng tỏ các lớp TN được GV hướng dẫn theo quy trình phù hợp, có điều kiện được tìm hiểu về môi trường TN&XH nhiều hơn nên đã biết và hiểu được những kiến thức cơ bản và phát triển được năng lực THMTTNVXHXQ. Điều này chứng tỏ các biện pháp mà đề tài đề xuất mang tính khả thi, có khả năng áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả và chất lượng tốt

PHẦN KẾT LUẬN

1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Trên cơ sở kế thừa những cơ sở lý luận và thực tiễn, qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đánh giá luận văn đã đạt được những kết quả đánh lưu ý như sau:

- Đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực THMTTNVXHXQ trong dạy học môn TN&XH lớp 1 cho HS

- Thực hiện điều tra khảo sát về thực trạng phát triển năng lực THMTTNVXHXQ trong dạy học môn TN&XH lớp 1 ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tập trung vào các nội dung như thực trạng dạy học TN&XH lớp 1, nhận thức của GV về vai trò của phát triển NLTHMTTNVXHXQ cho HS, phương pháp dạy học phát triển NLTHMTTNVXHXQ của GV Tiểu học trong dạy học TN&XH lớp 1.

- Phân tích chương trình tổng thể và chương trình môn TN&XH lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đây là địa chỉ cụ thể để đề xuất các biện pháp phát triển năng lực THMTTNVXHXQ cho HS.

- Xác định được quy trình và 5 biện pháp để phát triển năng lực THMTTNVXHXQ trong dạy học TN&XH lớp 1. Đó là các biện pháp: Biện pháp tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng ở môi trường thực tế xung quanh; Biện pháp tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu sự vật hiện tượng trên tranh ảnh trong quá trình dạy học; Biện pháp sử dụng các video để HS tìm hiểu và khám phá sự vật, hiện tượng ở môi trường xung quanh; Biện pháp sử dụng các mẫu vật thật để HS tìm hiểu và khám phá sự vật hiện tượng ở môi trường xung quanh; Biện pháp cho bài tập để HS tự tìm hiểu môi trường xung quanh, với chủ đề “Xung quanh em có những gì”. Mỗi biện pháp phát triển năng lực đều có ví dụ minh họa cụ thể trong các bài học.

- Đã thiết kế 2 giáo án và dạy thực nghiệm tại 2 trường Tiểu học Trần Cao Vân và Duy Tân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Xây dựng tiêu chi đánh giá năng

lực THMTTNVXHXQ, phân tích kết quả thực nghiệm rút ra nhận xét, kết luận. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn thể hiện những biện pháp phát triển năng lực THMTTNVXHXQ trong dạy học TN&XH lớp 1 mà đề tài đề xuất là có tính khả thi, có khả năng đem lại hiệu quả trong dạy học theo hướng phát triển năng lực, giờ học tạo cho học sinh hứng thú, yêu thích môn học.

2. HẠN CHẾ

Phạm vi thực nghiệm còn hẹp, thời gian thực nghiệm ngắn, chưa mở rộng địa bàn thực nghiệm ra các trường tiểu học ở các quận khác trong thành phố.

Đề tài chỉ mới thực nghiệm ở một số bài nhất định và cũng chỉ tiến hành thực nghiệm 1 lần nên không lặp lại được 2, 3 lần.

3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

Mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài dựa trên nguyên tắc và quy trình xây dựng các biện pháp theo hướng phát triển năng lực THMTTNVXHXQ . Vận dụng nghiên cứu ở các bài trong SGK TN&XH lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và các bộ sách khác.

Để ứng dụng đề tài vào dạy học TN&XH lớp 1 hiệu quả tôi có một số định hướng sau đây:

Giáo viên trong hệ thống các trường Tiểu học tiếp tục phải bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học TN&XH.

Tôi hy vọng rằng, những đóng góp của luận văn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp với mục tiêu của ngành giáo dục đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình tổng thế), ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT – BGDĐT, ngày 26/12/2018.

[2] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình môn Tự nhiên và xã hội), ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT – BGDĐT, ngày 26/12/2018.

[3] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, dự án Việt – Bỉ (2010), Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[4] Các hướng dẫn chung về giáo dục môi trường dành cho người đào tạo giáo viên (1997), Dự án VE95/041, Hà Nội

[5] Ngô Hải Chi (2013), Hướng dẫn giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, NXB Đại học Sư phạm

[6] G. Ixatsenco (1985), Địa lí học ngày nay, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[7] Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [8] Đậu Thị Hoà (2010), Giáo dục môi trường, Trường Đại học Sư phạm Đà

Nẵng

[9] Nguyễn Kim Hồng (Chủ biên), (2001), Giáo dục môi trường, NXB Giáo dục [10] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư

phạm, NXB Giáo dục Hà Nội.

[11] Bùi Phương Nga, Lương Việt Thái (2018), Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Tự nhiên và xã hội, Đại học Sư phạm Hà Nội

[12] Nguyễn Hồng Ngọc (1993), Thực hiện giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua tìm hiểu Tự nhiên và xã hội, Đại học Sư phạm Hà Nội

[13] Tài liệu tập huấn (2010), Giáo dục môi trường cho giảng viên khoa Tiểu học các trường Đại học và Cao đẳng

[14] Nguyễn Thị Thấn (2019), Phương pháp dạy học các môn học về Tự nhiên và Xã hội, NXB Đại học Sư phạm

[16] Trung tâm Tài nguyên môi trường (1993), Cứu lấy Trái Đất, NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

[17] Mai Sỹ Tuấn (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm

[18] Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.

[19] Viện chiến lược và chương trình giáo dục (2005), Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở trong chương trình giáo dục tiểu học.

[20] Webiste http://google.com.vn

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN DẠY TN&XH VỀ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ

HỘI XUNG QUANH CHO HỌC SINH

Họ và tên giáo viên : ... Thâm niên công tác : ... Trường Tiểu học : ... Xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau bằng cách đánh dấu (x) vào ô thích hợp :

1. Quý thầy (cô) đã biết về dạy học phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong môn TN&XH lớp 1 chưa?

Đã tìm hiểu rõ Chỉ mới nghe qua Chưa tìm hiểu Ý kiến khác :……….

2. Theo quý thầy (cô), dạy học phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong môn TN&XH lớp 1 có vai trò như thế nào?

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Ý kiến khác :……….

3. Theo quý thầy (cô), dạy học phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong môn TN&XH có thể được sử dụng trong các hoạt động nào?

Hoạt động khởi động Hoạt động khám phá Hoạt động vận dụng

Ý kiến khác :……….

4. Theo quý thầy (cô), mức độ ảnh hưởng của dạy học phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh đến kết quả học tập môn TN&XH của học sinh như thế nào?

Rất nhiều Bình thường Không ảnh hưởng Ý kiến khác :……….

5. Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức trong dạy học TN&XH của quý thầy (cô) :

STT Hình thức tổ chức dạy học Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

1 Dạy học cá nhân 2 Dạy học cả lớp 3 Dạy học theo nhóm

4 Dạy học ngoài hiện trường 5 Tổ chức trò chơi học tập 6 Dạy học cá nhân

6. Quý thầy (cô) hãy kể tên ít nhất 5 phương pháp dạy học mà thầy (cô) thường sử dụng khi dạy học TN&XH lớp 1:

……… ……… ……… ……… ………

7. Để phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học TN&XH, theo quý thầy (cô) cần phải làm gì?

……… ……… ……… ……… ………

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1 BÀI 3: ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ

I. Mục tiêu

- Đặt một số câu hỏi tìm hiểu về đồ dùng, thiết bị trong nhà.

- Nhận biết, nêu được tên và mô tả được một số đặc điểm bên ngoài một số đồ dùng trong nhà.

- Biết cách sử dụng một số đồ dùng an toàn và hiệu quả

- Có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch đẹp, yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người.

II. Chuẩn bị

- GV:

+ Thiết kế slide bài giảng có các hình ảnh trong SGK + 2 bộ đồ dùng để tổ chức trò chơi.

- HS: Mỗi HS chuẩn bị một đồ dùng trong nhà mình

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5’)

- GV sử dụng phần mở đầu ở SGK, đưa ra câu hỏi gợi ý để HS trả lời:

+ Trong nhà em có những loại đồ dùng nào?

+ Kể tên các loại đồ dùng mà em biết. Em thích đồ dùng nào nhất? Vì sao?.

- GV khuyến khích động viên và dẫn dắt vào bài học mới.

- HS theo dõi

- HS trả lời

- HS lắng nghe

2. Khám phá (15’)

Mục tiêu:

- Kể được tên một số đồ dùng trong nhà - Biết cách sử dụng các đồ dùng

Hoạt động 1

- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, đặt câu hỏi cho HS thảo luận nhóm để hiểu được nội dung hình.

- Yêu cầu HS kể được một số đồ dùng trong gia đình, nói được chức năng của các đồ dùng, nhận biết được những đồ dùng sử dụng điện.

- GV khuyến khích HS kể, giới thiệu những loại đồ dùng khác, gợi ý để các em nói được chức năng những đồ dùng đó.

- Từ đó rút ra kết luận : Gia đình nào cũng cần có các đồ dùng để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Mỗi loại đồ dùng có chức năng khác nhau.

- HS quan sát, thảo luận nhóm và trả lời

- Đại diện nhóm kể

- HS lắng nghe, nhận xét

Hoạt động 2:

- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK

- Yêu cầu HS thảo luận cách giữ gìn và bảo quản một số đồ dùng được thể hiện trong SGK:

+ Cách vệ sinh gối ngủ như thế nào?

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)