Kết quả thực nghiệm về mặt định tính

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 82 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

4.4.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính

Qua kết quả kiểm tra và đánh giá năng lực THMTTNVXHXQ trong dạy học môn TN&XH lớp 1 ở trên, chúng ta thấy: nếu vận dụng các biện pháp phù hợp với đối tượng để phát triển năng lực THMTTNVXHXQ cho HS một cách liên tục, đều đặn ở các mức độ từ thấp lên cao, các năng lực được lặp lại có tính quy luật ở từng bài thì sẽ mang lại hiệu quả cao cả về phát triển NLTHMTTNVXHXQ và về kiến thức TN&XH của HS. Kết quả cụ thể cho thấy như sau:

- HS được chú trọng rèn luyện năng lực THMTTNVXHXQ từ mức thấp nhất là nhận thức được đối tượng, nhận biết và nêu tên đối tượng, hình thành những kiến thức cơ bản đầu tiên về các sự vật, hiện tượng trong môi trường TN&XH xung quanh; Đến mức độ cao hơn là mô tả được đặc điểm bên ngoài của các đối tượng ở xung quanh như cây cối, hoa lá, đồ vật,... và cao hơn một bước nữa là xác lập được mối liên hệ giữa đối tượng với môi trường xung quanh, vì không có một sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách độc lập, tách biệt khỏi môi trường nên việc xác lập được mối liên hệ này là rất cần thiết để các em có được cái nhìn tổng quan nhất về các sự vật, hiện tượng.

- So sánh về năng lực THMTTNVXHXQ ở lớp TN và ĐC tôi cũng nhận thấy: mức độ chênh lệch giữa Năng lực nhận biết đối tượng không nhiều vì đây là năng lực tương đối dễ. Nhưng ở 2 năng lực sau đó là Năng lực mô tả đối tượng

sự chênh lệch rất nhiều vì hầu hết các em ở lớp ĐC chưa được tổ chức tìm hiểu môi trường TN&XH một cách cụ thể, khoa học. Sau khi áp dụng các biện pháp phát triển năng lực THMTTNVXHXQ cho HS, lớp TN đã có tiến bộ đáng kể trong việc tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng xung quanh. Các em biết cách để có thể tìm hiểu được sự vật, hiện tượng một cách hợp lý, hiểu được bản chất cũng như có được cái nhìn tổng quan nhất. Từ đó, các em ghi nhớ kiến thức được tốt hơn. Còn đối với lớp ĐC, chỉ dạy theo phương thức bình thường tức là GV dựa phần lớn vào SGK để cho HS tìm hiểu kiến thức, dẫn đến một số HS chưa thực sự hiểu về đối tượng, hoặc hiểu sai về các sự vật, hiện tượng. Từ bảng so sánh kết quả đánh giá năng lực cho thấy, viếc áp dụng các biện pháp phát triển NLTHMTTNVXHXQ giúp các em HS có thể hiểu kiến thức dễ dàng hơn, sâu sắc hơn.

Nhận xét: Từ các kết quả TNSP và các biện pháp khác như: dự giờ các học , ôn tập, xem xét các hoạt động của GV và HS trên lớp; đồng thời trao đổi với các GV và HS sau tiết học cho phép chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

HS lớp TN nắm vững kiến thức cơ bản hơn, vì thực hiện đúng theo quy trình mà GV đã hướng dẫn, các em có thể phát triển NLTHMTTNVXHXQ, áp dụng được ngay các kiến thức vừa học vào thực tế cuộc sống. HS có hứng thú hơn với tiết học vì sự sinh động, hấp dẫn của các hoạt động.

Từ các kết quả định lượng và định tính phân tích trên đây, chứng tỏ các lớp TN được GV hướng dẫn theo quy trình phù hợp, có điều kiện được tìm hiểu về môi trường TN&XH nhiều hơn nên đã biết và hiểu được những kiến thức cơ bản và phát triển được năng lực THMTTNVXHXQ. Điều này chứng tỏ các biện pháp mà đề tài đề xuất mang tính khả thi, có khả năng áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả và chất lượng tốt

PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)