Biện pháp sử dụng các mẫu vật thật để hs tìm hiểu và khám phá sự

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 70 - 73)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Biện pháp sử dụng các mẫu vật thật để hs tìm hiểu và khám phá sự

vật hiện tượng ở môi trường xung quanh

3.2.4.1. Mục đích

Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong môn TN&XH lớp 1 đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi HS được quan sát, cảm nhận các mẫu vật thật bằng chính các giác quan của mình. Chính vì vậy, biện pháp sử dụng mẫu vật thật trong dạy học TN&XH sẽ góp phần giúp HS phát triển năng lực quan sát, tìm hiểu khả năng tư duy về các sự vật. Từ đó góp phần phát triển NLTHMTTN&XHXQ cho HS.

3.2.4.2. Cơ sở khoa học

Đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 1 là tò mò, ham tìm hiểu, khám phá các sự vật, HS rất hứng thú khi được trực tiếp khám phá, cảm nhận các sự vật hơn so với việc chỉ được học qua sách vở. Đồng thời, vì mức độ nhận thức của các em chỉ ở mức cơ bản, đơn giản, nên những sự vật, hiện tượng nào được khám phá một cách trực tiếp nhất sẽ càng được ghi nhớ nhanh hơn.

Dựa trên cơ sở này, việc sử dụng mẫu vật thật trong quá trình dạy học TN&XH lớp 1 là vô cùng cần thiết và có hiệu quả đối với HS.

3.2.4.3. Quy trình và cách thực hiện

a. Quy trình

Bước 1: Xác định mục tiêu tìm hiểu, khám phá mẫu vật Bước 2: Chuẩn bị mẫu vật thật

Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát mẫu vật Bước 4: Báo cáo kết quả tìm hiểu

Bước 5: GV nhận xét và chốt lại nội dung

b. Cách thực hiện

- Dựa vào nội dung của bài học, GV xác định mục tiêu cho HS tìm hiểu, quan sát vật thật.

- GV có thể chuẩn bị sẵn các mẫu vật thật dựa theo nội dung bài học, hoặc có thể yêu cầu HS tự chuẩn bị các mẫu vật (đối với các mẫu vật đơn giản, không gây nguy hiểm).

- Tổ chức quan sát bằng hình thức nhóm hoặc cá nhân.

- GV xây dựng phiếu quan sát và phát cho HS. Phiếu quan sát phải đơn giản, dễ hiểu, không được có quá nhiều mục hoặc các mục quá phức tạp.

- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nội dung trong phiếu quan sát. Đảm bảo tất cả các nhóm đối tượng HS đều có thể đọc hiểu phiếu quan sát.

- Cho HS quan sát, cảm nhận sự vật bằng các giác quan để rút ra đặc điểm của sự vật.

- Trong quá trình quan sát, GV phải theo dõi để đánh giá năng lực của HS. - Sau khi HS quan sát xong, GV cho cá nhân hoặc đại diện của một vài nhóm lên báo cáo trước lớp. Các HS khác phải lắng nghe để nhận xét phần báo cáo. Ngoài ra, GV cần đưa ra thêm một số câu hỏi để kiểm tra thêm mức độ tư duy của HS.

- GV kết luận những nội dung cần ghi nhớ thông qua hoạt động quan sát. Có thể cho HS đọc lại, nhắc lại.

c. Ví dụ minh hoạ

(Sách giáo khoa trang 15 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống): Hoạt động thực hành hỏi – đáp về các đồ dùng trong nhà

- Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động tìm hiểu các đồ vật trong nhà: HS nêu được tên một số đồ vật cơ bản trong nhà và chức năng, chất liệu của đồ dùng.

- Bước 2: GV chuẩn bị sẵn một số đồ dùng: rổ, bình nước, chén (bát), khăn mặt. Ngoài ra, trong hoạt động dặn dò ở tiết học trước, GV yêu cầu HS chuẩn bị mỗi bạn 1 đồ dùng để mang lên lớp trong tiết học này.

- Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS tìm hiểu như sau: + Chia lớp thành các nhóm 4.

+ Mỗi nhóm sẽ có phiếu quan sát để thảo luận viết kết quả như mẫu:

Hình 3.11. Phiếu quan sát đồ dùng trong nhà

+ GV cho HS đọc các nội dung trong phiếu quan sát và nhắc lại nhiệm vụ của nhóm.

+ Trong quá trình HS quan sát, giáo viên đến các nhóm để theo dõi các thành viên trong nhóm.

PHIẾU QUAN SÁT

STT Tên đồ dùng Chức năng Chất liệu

1 Rổ

2 Bình nước

3 Chén

- Bước 4: Sau khi quan sát, GV cho đại diện 3 – 4 nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, góp ý. GV cho HS kể tên và công dụng 1 số đồ vật khác trong nhà mà em biết

- Bước 5: GV nhận xét chung và chốt lại nội dung hoạt động.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)