Các chức năng của môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 33 - 35)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.2. Các chức năng của môi trường

Đối với sự sống nói chung và đối với con người nói riêng thì môi trường sống của con người có các chức năng cơ bản,

a. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật

- Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như:

+ Nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất, kho tàng, bến cảng, đường xá...

+ Mỗi ngày, mỗi người cần 4m3 không khí sạch để thở, 2,5 lít nước sạch để uống, một lượng lương thực thực phẩm tương đương với 2000 - 2400 calo

- Như vậy, môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người (bao nhiêu m2 hay km2/người) và không gian này đòi hỏi phải đạt những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lí, hóa học, sinh học, cảnh quan và xã hội.

- Tuy nhiên hiện nay, diện tích không gian sống bình quân trên Trái Đất của con người đang ngày càng thu hẹp do dân số của Trái Đất ngày một tăng lên

b. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên

- Lịch sử phát triển của xã hội loài người chính là lịch sử khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên (thông qua lao động cơ bắp, vật tư công cụ và trí tuệ) để phục vụ cho nhu cầu và sự phát triển của xã hội loài người.

- Môi trường cung cấp các nguồn nguyên vật liệu, năng lượng, thông tin (kể cả thông tin di truyền) cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lí của con người

- Môi trường là nơi cung cấp sự ghi chép và lưu giữ lịch sử địa chất, sự tiến hóa của sinh vật, sự xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người

- Môi trường là nơi cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính tín hiệu, báo động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật trên Trái Đất: bão, động đất, núi lửa, sóng thần...

- Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp cho con người sự đa dạng về các nguồn gen, các loài sinh vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa, tôn giáo...

d. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra

- Trong quá trình sống, sản xuất, tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi trường. Các chất thải dưới tác dụng của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân hủy, biến đổi, nó tham gia vào hàng loạt các quá trình sinh địa hóa phức tạp

- Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, làm cho lượng chất thải tăng lên không ngừng. Ở nhiều nơi, nhiều chỗ lượng chất thải trở nên quá tải đối với môi trường.

- Môi trường có khả năng biến đổi, phân hủy các chất thải:

+ Biến đổi lí - hóa học: pha loãng hoặc phân hủy hóa học nhờ ánh sáng, nhờ hấp thụ, nhờ tách, chiết...

+ Biến đổi sinh hóa: sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình ni tơ và các bon, khử độc bằng sinh hóa...

+ Biến đổi sinh học: khoáng hóa các chất hữu cơ, mùn hóa, amôn hóa, nitơ rát hóa...

Tất cả những khả năng tiếp nhận và phân hủy trên gọi là khả năng đệm của môi trường. Tuy nhiên khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm hoặc thành phần chất thải có nhiều độc tố, vi sinh vật sẽ gặp nhiều khó khăn trong phân hủy làm cho khả năng và chất lượng môi trường kém đi, dẫn tới môi trường bị ô nhiễm. Các chức năng này có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Hình 2.4: Các chức năng chủ yếu của môi trường sống [4]

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)