Hướng phát triển đề tài

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 85)

Mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài dựa trên nguyên tắc và quy trình xây dựng các biện pháp theo hướng phát triển năng lực THMTTNVXHXQ . Vận dụng nghiên cứu ở các bài trong SGK TN&XH lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và các bộ sách khác.

Để ứng dụng đề tài vào dạy học TN&XH lớp 1 hiệu quả tôi có một số định hướng sau đây:

Giáo viên trong hệ thống các trường Tiểu học tiếp tục phải bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học TN&XH.

Tôi hy vọng rằng, những đóng góp của luận văn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp với mục tiêu của ngành giáo dục đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình tổng thế), ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT – BGDĐT, ngày 26/12/2018.

[2] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình môn Tự nhiên và xã hội), ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT – BGDĐT, ngày 26/12/2018.

[3] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, dự án Việt – Bỉ (2010), Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[4] Các hướng dẫn chung về giáo dục môi trường dành cho người đào tạo giáo viên (1997), Dự án VE95/041, Hà Nội

[5] Ngô Hải Chi (2013), Hướng dẫn giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, NXB Đại học Sư phạm

[6] G. Ixatsenco (1985), Địa lí học ngày nay, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[7] Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [8] Đậu Thị Hoà (2010), Giáo dục môi trường, Trường Đại học Sư phạm Đà

Nẵng

[9] Nguyễn Kim Hồng (Chủ biên), (2001), Giáo dục môi trường, NXB Giáo dục [10] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư

phạm, NXB Giáo dục Hà Nội.

[11] Bùi Phương Nga, Lương Việt Thái (2018), Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Tự nhiên và xã hội, Đại học Sư phạm Hà Nội

[12] Nguyễn Hồng Ngọc (1993), Thực hiện giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua tìm hiểu Tự nhiên và xã hội, Đại học Sư phạm Hà Nội

[13] Tài liệu tập huấn (2010), Giáo dục môi trường cho giảng viên khoa Tiểu học các trường Đại học và Cao đẳng

[14] Nguyễn Thị Thấn (2019), Phương pháp dạy học các môn học về Tự nhiên và Xã hội, NXB Đại học Sư phạm

[16] Trung tâm Tài nguyên môi trường (1993), Cứu lấy Trái Đất, NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

[17] Mai Sỹ Tuấn (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm

[18] Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.

[19] Viện chiến lược và chương trình giáo dục (2005), Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở trong chương trình giáo dục tiểu học.

[20] Webiste http://google.com.vn

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN DẠY TN&XH VỀ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ

HỘI XUNG QUANH CHO HỌC SINH

Họ và tên giáo viên : ... Thâm niên công tác : ... Trường Tiểu học : ... Xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau bằng cách đánh dấu (x) vào ô thích hợp :

1. Quý thầy (cô) đã biết về dạy học phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong môn TN&XH lớp 1 chưa?

Đã tìm hiểu rõ Chỉ mới nghe qua Chưa tìm hiểu Ý kiến khác :……….

2. Theo quý thầy (cô), dạy học phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong môn TN&XH lớp 1 có vai trò như thế nào?

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Ý kiến khác :……….

3. Theo quý thầy (cô), dạy học phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong môn TN&XH có thể được sử dụng trong các hoạt động nào?

Hoạt động khởi động Hoạt động khám phá Hoạt động vận dụng

Ý kiến khác :……….

4. Theo quý thầy (cô), mức độ ảnh hưởng của dạy học phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh đến kết quả học tập môn TN&XH của học sinh như thế nào?

Rất nhiều Bình thường Không ảnh hưởng Ý kiến khác :……….

5. Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức trong dạy học TN&XH của quý thầy (cô) :

STT Hình thức tổ chức dạy học Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

1 Dạy học cá nhân 2 Dạy học cả lớp 3 Dạy học theo nhóm

4 Dạy học ngoài hiện trường 5 Tổ chức trò chơi học tập 6 Dạy học cá nhân

6. Quý thầy (cô) hãy kể tên ít nhất 5 phương pháp dạy học mà thầy (cô) thường sử dụng khi dạy học TN&XH lớp 1:

……… ……… ……… ……… ………

7. Để phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học TN&XH, theo quý thầy (cô) cần phải làm gì?

……… ……… ……… ……… ………

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1 BÀI 3: ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ

I. Mục tiêu

- Đặt một số câu hỏi tìm hiểu về đồ dùng, thiết bị trong nhà.

- Nhận biết, nêu được tên và mô tả được một số đặc điểm bên ngoài một số đồ dùng trong nhà.

- Biết cách sử dụng một số đồ dùng an toàn và hiệu quả

- Có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch đẹp, yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người.

II. Chuẩn bị

- GV:

+ Thiết kế slide bài giảng có các hình ảnh trong SGK + 2 bộ đồ dùng để tổ chức trò chơi.

- HS: Mỗi HS chuẩn bị một đồ dùng trong nhà mình

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5’)

- GV sử dụng phần mở đầu ở SGK, đưa ra câu hỏi gợi ý để HS trả lời:

+ Trong nhà em có những loại đồ dùng nào?

+ Kể tên các loại đồ dùng mà em biết. Em thích đồ dùng nào nhất? Vì sao?.

- GV khuyến khích động viên và dẫn dắt vào bài học mới.

- HS theo dõi

- HS trả lời

- HS lắng nghe

2. Khám phá (15’)

Mục tiêu:

- Kể được tên một số đồ dùng trong nhà - Biết cách sử dụng các đồ dùng

Hoạt động 1

- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, đặt câu hỏi cho HS thảo luận nhóm để hiểu được nội dung hình.

- Yêu cầu HS kể được một số đồ dùng trong gia đình, nói được chức năng của các đồ dùng, nhận biết được những đồ dùng sử dụng điện.

- GV khuyến khích HS kể, giới thiệu những loại đồ dùng khác, gợi ý để các em nói được chức năng những đồ dùng đó.

- Từ đó rút ra kết luận : Gia đình nào cũng cần có các đồ dùng để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Mỗi loại đồ dùng có chức năng khác nhau.

- HS quan sát, thảo luận nhóm và trả lời

- Đại diện nhóm kể

- HS lắng nghe, nhận xét

Hoạt động 2:

- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK

- Yêu cầu HS thảo luận cách giữ gìn và bảo quản một số đồ dùng được thể hiện trong SGK:

+ Cách vệ sinh gối ngủ như thế nào? + Cần làm gì để tủ lạnh sạch sẽ?

- Khuyến khích HS kể tên một số đồ dùng khác mà các em biết và nói cách sử dụng, bảo quản các loại đồ dùng đó.

-Từ đó, GV đưa ra kết luận : Mọi người cần có ý thức giữ gìn và bảo quản các loại đồ dùng trong nhà.

- HS quan sát

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày - HS lắng nghe, bổ sung

- HS lắng nghe

3. Thực hành: (8’)

Mục tiêu:

- HS mô tả được một số đặc điểm bên ngoài của đồ vật - Nêu được chức năng của các đồ vật

- Tổ chức trò chơi: + Chia lớp thành 2 đội

+ Lần lượt từng đội giơ hình ảnh, đội còn lại nói tên và chức năng, chất liệu của đồ dùng đó.

+ Đội nói đúng và ghi điểm nhiều hơn là đội thắng cuộc

- HS chơi trò chơi

4. Hoạt động vận dụng: (5’)

Mục tiêu:

- Cho HS quan sát tranh - GV đặt câu hỏi:

+ Nêu ra những việc làm ở gia đình để giữ gìn đồ dùng?

+ Lợi ích của việc làm đó ? + Em đã làm những việc gì ?

- HS quan sát - HS trả lời

Tổng kết tiết học (2’)

- HS nhắc lại nội dung bài học - GV nhận xét tiết học

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1 BÀI 15: CÂY XUNG QUANH EM

I. Mục tiêu

- Kể được tên một số loại cây

- Mô tả được hình dạng, màu sắc, kích thước và đặc điểm bên ngoài nổi bật của một số cây mà em biết

- Biết yêu quý cây xung quanh, có kĩ năng gieo trồng và chăm sóc một vài cây dễ trồng.

II. Chuẩn bị

- GV: Thiết kế slide bài giảng có hình ảnh trong SGK, Phiếu quan sát cây. - HS:

+ Hình về các loại cây (cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau) và một số cây thật (cây có quả, có hoa, có rễ, cây có đặc điểm cấu tạo khác biệt: su hào, cà rốt,...),

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5’)

-GV cho hát bài hát về cây và dẫn dắt vào bài học.

- HS hát

2. Khám phá: (15’)

Mục tiêu:

- Nhận biết và nêu được tên một số loại cây - Mô tả được một số đặc điểm bên ngoài của cây

Hoạt động 1

-GV chia lớp thành các nhóm và cho HS xuống sân trường, quan sát cây ở sân trường : cây bóng mát: cây phượng, cây bàng, cây xà cừ,... và một số cây rau, cây hoa có ở vườn trưởng: cây cải, hoa mười giờ, cây hoa hồng... trong quá trình quan sát,

- Với những cây HS chưa biết tên, GV cung cấp tên cây cho HS.

Hoạt động 2

GV yêu cầu HS quan sát hình các cây trong SGK, kết hợp quan sát hình về một số cây HS là mưu tím hoặc một số cây thật HS mang đi để giới thiệu với các bạn.

-GV chia HS theo nhóm 4. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ giới thiệu trước nhóm các loại cây mà mình sưu tìm được: tên cây, đặc điểm khác biệt,... Sau đó, mỗi nhóm cử một đại diện giới thiệu các loại cây mà nhóm đã sưu tầm được trước lớp. - Đại diện các nhóm sắm vai người trồng cây thông thái để giới thiệu cho khách hàng biết về các loại cây của mình. -GV nhắc HS nhấn mạnh vào những đặc điểm thú vị của cây.

- HS xuống sân trường, quan sát cây ở sân trường

- HS ghi tên cây và đánh dấu những đặc điểm quan sát được vào phiếu quan sát cây mà GV đã phát.

- Sau khi quan sát, các nhóm cùng thống nhất kết quả quan sát của cả nhóm và cử đại diện lên báo cáo trước lớp phiếu thu hoạch của nhóm mình - Nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát hình các cây trong SGK

- HS làm việc theo nhóm

3. Thực hành: (12’)

- GV phát các chậu hoặc khay nhựa và hạt đậu đã chuẩn bị trước cho các nhóm. - Sau khi GV hướng dẫn cách gieo hạt và chăm sóc, các nhóm sẽ thực hành gieo hạt đậu. Sản phẩm sẽ được để ở lớp để hàng ngày HS chăm sóc và quan sát quá trình nảy mầm, phát triển của cây.

Yêu cầu cần đạt: HS biết cách gieo hạt và chăm sóc để hạt phát triển thành cây con.

- HS chăm sóc và quan sát quá trình nảy mầm, phát triển của cây.

5. Hướng dẫn về nhà ( 1’)

-Yêu cầu HS sưu tầm một số tranh, ảnh hoặc các cây thật thuộc các nhóm: cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây lấy củ,..

- - HS lắng nghe và vể nhà sưu tầm

Tổng kết tiết học (2’)

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

PHỤ LỤC 4

BÀI KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM BÀI: ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ

Họ và tên: ...

Lớp: ...

Trường: ...

Câu 1: Em hãy điền tên các loại đồ dùng dưới mỗi tranh sau: ... ... ... ...

Câu 2: Em hãy sắp xếp các đồ dùng dưới đây vào ô thích hợp: Ti vi, tủ gỗ, bàn ủi, khăn lau, máy giặt, đôi đũa, cái thảm, nồi cơm điện, bếp ga Đồ điện Không phải đồ điện ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S

Giặt và phơi khô khăn sau khi sử dụng: ...

Lau chùi mặt bàn thường xuyên: ...

Bật đèn lúc ra khỏi nhà: ...

Dùng tay ướt cắm phích cắm nồi cơm điện: ...

Rửa sạch chén bát sau khi ăn: ...

Không cần lau chùi tủ lạnh: ...

Câu 4: Em hãy nêu chất liệu và công dụng của các đồ dùng sau: Tên đồ dùng Chất liệu Công dụng Rổ Bình nước Chén bát Bàn Khăn mặt Câu 5: Em hãy kể ít nhất 3 việc em đã làm để bảo quản đồ dùng trong nhà: ... ... ... ... ... ...

PHỤ LỤC 5

BÀI KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM BÀI: CÂY XUNG QUANH EM

Họ và tên: ...

Lớp: ...

Trường: ...

Câu 1: Em hãy điền tên các loại cây dưới mỗi tranh sau: ... ... ... ...

Câu 2: Em hãy sắp xếp các cây dưới đây vào ô thích hợp: Cây bàng, hoa sen, cây phượng, cây bưởi, hoa súng, rong biển, khoai lang Cây ở trên cạn Cây ở dưới nước ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi Ss

Cây bàng thấp, thân mềm : ...

Cây phượng có hoa màu đỏ: ...

Cây rau cải mọc sát đất, lá mềm, màu xanh: ...

Cây mướp thân mềm, mọc dưới nước: ...

Cây hoa sen mọc ở dưới nước: ...

Cây xương rồng có nhiều gai: ...

Câu 4: Em hãy nêu đặc điểm và lợi ích của các loại cây sau: Loại cây Đặc điểm Lợi ích Cây bàng Cây rau muống Cây hoa hồng Cây xoan Cây ổi Câu 5: Em hãy kể ít nhất 3 việc em đã làm để chăm sóc, bảo vệ cây: ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 1 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)