Trên cơ sở kế thừa những cơ sở lý luận và thực tiễn, qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đánh giá luận văn đã đạt được những kết quả đánh lưu ý như sau:
- Đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực THMTTNVXHXQ trong dạy học môn TN&XH lớp 1 cho HS
- Thực hiện điều tra khảo sát về thực trạng phát triển năng lực THMTTNVXHXQ trong dạy học môn TN&XH lớp 1 ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tập trung vào các nội dung như thực trạng dạy học TN&XH lớp 1, nhận thức của GV về vai trò của phát triển NLTHMTTNVXHXQ cho HS, phương pháp dạy học phát triển NLTHMTTNVXHXQ của GV Tiểu học trong dạy học TN&XH lớp 1.
- Phân tích chương trình tổng thể và chương trình môn TN&XH lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đây là địa chỉ cụ thể để đề xuất các biện pháp phát triển năng lực THMTTNVXHXQ cho HS.
- Xác định được quy trình và 5 biện pháp để phát triển năng lực THMTTNVXHXQ trong dạy học TN&XH lớp 1. Đó là các biện pháp: Biện pháp tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng ở môi trường thực tế xung quanh; Biện pháp tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu sự vật hiện tượng trên tranh ảnh trong quá trình dạy học; Biện pháp sử dụng các video để HS tìm hiểu và khám phá sự vật, hiện tượng ở môi trường xung quanh; Biện pháp sử dụng các mẫu vật thật để HS tìm hiểu và khám phá sự vật hiện tượng ở môi trường xung quanh; Biện pháp cho bài tập để HS tự tìm hiểu môi trường xung quanh, với chủ đề “Xung quanh em có những gì”. Mỗi biện pháp phát triển năng lực đều có ví dụ minh họa cụ thể trong các bài học.
- Đã thiết kế 2 giáo án và dạy thực nghiệm tại 2 trường Tiểu học Trần Cao Vân và Duy Tân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Xây dựng tiêu chi đánh giá năng
lực THMTTNVXHXQ, phân tích kết quả thực nghiệm rút ra nhận xét, kết luận. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn thể hiện những biện pháp phát triển năng lực THMTTNVXHXQ trong dạy học TN&XH lớp 1 mà đề tài đề xuất là có tính khả thi, có khả năng đem lại hiệu quả trong dạy học theo hướng phát triển năng lực, giờ học tạo cho học sinh hứng thú, yêu thích môn học.