7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Cấu trúc chung môn tự nhiên và xã hội
Về nội dung giáo dục, chương trình Tự nhiên và Xã hội bao gồm 6 chủ đề: Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương, Thực vật và động vật, Con người và sức khỏe, Trái Đất và bầu trời.
Mỗi chủ đề nêu trên được phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3. Ví dụ: Chủ đề: Gia đình, ở lớp 1 học sinh học về các thành viên và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình của mình, lớp 2 là các thế hệ trong gia đình và lớp 3 là họ hàng nội, ngoại. Chủ đề: Trái Đất và bầu trời, ở lớp 1 học sinh học về bầu trời ban ngày, ban đêm và thời tiết; ở lớp 2 là các mùa trong năm và một
số thiên tai thường gặp; đến lớp 3 học sinh được học về phương hướng, một số đặc điểm của Trái Đất và Trái Đất trong hệ Mặt Trời).
Tuỳ theo từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, giáo dục tài chính... được thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp. Ví dụ: Chủ đề: Thực vật và động vật, không chỉ thể hiện rõ mối liên quan giữa con người và tự nhiên qua việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi ở lớp 1, việc bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật ở lớp 2 và việc sử dụng hợp lí thực vật và động vật ở lớp 3 mà còn tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học.
So với chương trình hiện hành, chương trình Tự nhiên và Xã hội tinh giản một số nội dung khó hoặc sẽ được học ở ngay các lớp đầu của cấp trung học cơ sở, đồng thời cập nhật hoặc đưa vào một số nội dung mới thiết thực với học sinh. Những nội dung mới được đưa vào nhằm tạo cơ hội cho học sinh tìm tòi khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh đồng thời làm tăng tính cập nhật, thực tiễn và ứng dụng của những kiến thức cơ bản cốt lõi trong chương trình môn học.