8. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Quản lý giáo dục
Theo tác giả Lê Quang Sơn : Quản lý hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường. Tài liệu chuyên đề sau đại học (2017): “QLGD được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QLGD đến toàn thể các phần tử và các lực lượng trong hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành đúng tính chất, nguyên lý và đường lối phát triển giáo dục, mà tiêu điểm hội tụ là thực hiện quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến.
Như vậy, QLGD theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Tuy nhiên theo nghĩa rộng của giáo dục với việc thực hiện triết lý giáo dục thường xuyên và triết lý giáo dục suốt đời thì ngoài tiêu điểm là giáo dục thế hệ trẻ còn phải chăm lo giáo d c cho mọi người. Cho nên: QLGD là quản lý hệ th ng giáo d c bằng sự tác đ ng có m c đ ch, có kế hoạch, có ý thức và tuân thủ các quy luật khách quan của những chủ thể QLGD lên toàn b các mắt x ch của hệ th ng giáo d c nhằm đưa hoạt đ ng giáo d c của cả hệ th ng đạt tới m c tiêu giáo d c (xây dựng và hoàn thiện nhân cách người lao đ ng phù h p với yêu cầu phát triển KT-XH trong từng giai đoạn c thể”[13].
Theo tác giả Trần Kiểm, khái niệm quản lý giáo dục đối với cấp vĩ mô là: "QLGD đư c hiểu là hệ th ng những tác đ ng tự giác, có ý thức, có m c đ ch, có kế hoạch, có hệ th ng, h p quy luật của chủ quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, CMHS và các lực lư ng XH trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lư ng và hiệu quả m c tiêu GD của nhà trường" [5].
Các yếu tố này được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2. Các yếu t quản lý giáo d c
QLGD chịu sự chi phối và tác động của các quy luật xã hội. Bởi vì hệ thống giáo dục là một phân hệ trong toàn bộ hệ thống xã hội. Chính vì thế mà QLGD cũng có các
chức năng như kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Đặc điểm khác biệt của QLGD là quản lí con người với những đặc điểm tâm sinh lí, năng lực, phẩm chất, nhân cách đa dạng phức tạp. Kết quả giáo dục không hoàn toàn phụ thuộc vào nhà giáo mà phục thuộc cả vào người học, vào nhận thức và thái độ học tập của họ. Bởi người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt động giáo dục. Sản phẩm của giáo dục là nhân cách con người, vì vậy không được phép tạo ra phế phẩm. Ngoài ra QLGD phải phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình-nhà trường-cộng đồng xã hội. Trong đó nhà trường giữ vai trò trung tâm và có tính quyết định tới chất lượng giáo dục.