Tăng cường chỉ đạo giáo dục tích hợp an toàn giao thông qua các môn

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 74 - 77)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Tăng cường chỉ đạo giáo dục tích hợp an toàn giao thông qua các môn

học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp

3.2.3.1. M c đ ch

Đây là biện pháp trọng tâm, quan trọng nhất trong công tác quản lý giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh. Việc lồng ghép giảng dạy tích hợp về an toàn giao thông trong các môn học sẽ giúp các em tiếp cận với kiến thức, kĩ năng, thái độ tham gia giao thông trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể trong mỗi lần học. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề về an toàn giao thông sẽ phù hợp với tâm sinh lý của các em, giúp các em tiếp nhận sự giáo dục một cách tự nhiên và hào hứng nhất.

3.2.3.2. N i dung và cách thức thực hiện

a. Chỉ đạo giáo viên chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt đ ng giáo d c an toàn giao thông:

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi của sự hiếu động, sự ham chơi nên việc lựa chọn các hình thức giáo dục phù hợp với văn hóa vùng miền, kích thích sự hiếu động ham học hỏi của các em đạt mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên, để những nội dung đó thực sự mang lại hiệu quả giáo dục, người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung, xây dựng kế hoạch lồng ghép vào bài dạy một cách chi tiết nhất, lựa chọn nội dung truyền đạt sao cho phù hợp với tình hình thực tế của giao thông địa phương. Khi lên lớp, giáo viên cần quan tâm tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng, thu hút học sinh hăng hái, tích cực tham gia của các em. Các hình thức tổ chức đặc biệt hiệu quả thường được sử dụng như:

Thảo luận nhóm: Giáo viên nêu yêu cầu thảo luận về một câu chuyện, một tình huống, một vấn đề liên quan đến việc tham gia giao thông. Học sinh trao đổi trong nhóm để nêu ra câu trả lời trước lớp. Các nhóm khác sẽ nêu phản biện hoặc bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.

Sưu tầm: Học sinh sưu tầm thông tin về an toàn giao thông, về các tai nạn thương tích giao thông; sưu tầm tranh ảnh về những việc làm đẹp–chưa đẹp trên đường phố khi tham gia giao thông; sưu tầm bài hát, bài thơ… về an toàn giao thông…. Giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh trình bày trước lớp về những nội dung sưu tầm theo yêu cầu của giáo viên.

Sắm vai xử lý tình hu ng ATGT: Giáo viên đưa ra những tình huống thường gặp đối với các em khi tham gia giao thông (ví dụ: Em thấy bạn chạy xe không đội mũ bảo hiểm hoặc thấy bạn chở 3, vậy em phải làm thế nào?). Học sinh sẽ trao đổi trong

nhóm, sắm vai vào tình huống để thể hiện cách xử lý của mình. Một tình huống có thể cho nhiều nhóm bằng thể hiện nhiều cách xử lý khác nhau. Giáo viên sẽ điều hành để lớp thảo luận và rút ra cách làm hay nhất, hợp lý nhất.

Thi kể chuyện: Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi kể những câu chuyện về an toàn giao thông theo chủ đề. Những câu chuyện có thể kể về các gương người tốt, chấp hành tốt luật giao thông. Hoặc cũng có thể kể về những gương chưa thực hiện nghiêm túc, ví dụ: đi xe máy ngược chiều, đi xe dàn hàng ngang, vượt đèn đỏ ở nút giao thông… giáo viên cho học sinh bình chọn câu chuyện được kể và tặng thưởng những món quà nhỏ cho các em để mang tính động viên, khích lệ.

Thi hùng biện về đề tài an toàn giao thông: Hình thức tổ chức này vừa đánh giá được nhận thức của học sinh, vừa gây hứng thú cho học sinh trong hoạt động giáo dục. Giáo viên có thể chủ động nêu chủ đề của cuộc thi hùng biện, ví dụ: Tại sao chúng ta cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông? Là học sinh THPT, chúng ta cần làm gì để tham gia giao thông an toàn…

Xây dựng “Góc an toàn giao thông của lớp”: Hướng dẫn học sinh tạo một góc nhỏ trong lớp học để trưng bày các sản phẩm tranh ảnh, thơ ca… do các em sưu tầm hoặc sáng tác nhằm tuyên truyền về an toàn giao thông. Góc do chính các em tạo ra sẽ mang lại sự hấp dẫn, hứng thú cho chính các em. Và việc làm này gián tiếp góp phần giúp các em tiếp cận gần hơn nữa tới việc hình thành ý thức tham gia giao thông một cách văn hóa.

b. Chỉ đạo giáo viên dạy lồng ghép-tích h p kiến thức an toàn giao thông qua các môn học:

Dạy học theo hướng tích hợp là một quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế đổi mới để xác định nội dung dạy học và chương trình xây dựng môn học ở các trường học. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh. Trên quan điểm đó, người quản lý cần trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức dạy lồng ghép – tích hợp các nội dung về giáo dục an toàn giao thông trong các môn học có liên quan như: giáo dục công dân, lịch sử, địa lý, ngoài giờ lên lớp… Đồng thời, với việc lấy các ví dụ rất thực tiễn bằng hình ảnh về hành vi tham gia giao thông của những người vi phạm luật giao thông, bằng hình ảnh về các hàng rong lấn chiếm lòng đường trường học... giáo dục các em nhớ sâu, nhớ đậm và nắm rõ kiến thức. Qua đó cũng giáo dục được ý thức của các em và các em thấy rõ về mọi hành vi của mình để đem lại điều tốt đẹp cho xã hội thông qua hành vi giao thông.

Một vấn đề quan trọng trong dạy tích hợp là cần chỉ đạo giáo viên phương thức truyền đạt tri thức kèm với hiện trạng giao thông trước trường, địa bàn trường hay khu

vực. Khuyến khích các giáo lấy các dẫn chứng sát thực hơn nữa dựa trên điều kiện thực tế giao thông trước trường, đầu ngõ, khu vực. Hàng ngày giáo viên nên kết hợp với chụp ảnh hiện trạng cổng trường buổi sáng-trưa-chiều mỗi hôm để cập nhật tình hình thực tiễn nhất về ATGT cho các em. Chính hình ảnh thực tiễn này sẽ làm phong phú nội dung của giáo viên trong quá trình giáo dục các em.

Tóm lại, cán bộ quản lý cần chỉ đạo sát sao việc giáo dục tích hợp hoặc lồng ghép an toàn giao thông cho các em dựa trên nghiên cứu thực tiễn của giao thông địa bàn nhà trường và khu vực. Kết quả thu thập được bằng hình ảnh cụ thể, chỉ ra cốt lõi vấn đề trong vị trí mỗi trường. Việc giáo dục an toàn giao thông bằng hình ảnh phản ánh tình hình thực tiễn hàng ngày của giao thông nhà trường và khu vực sẽ mang lại hiệu quả cao và đầy bất ngờ, khi mà ở bản thân mỗi em đều có ý thức ứng xử tình hình giao thông năng động tại thời điểm xảy ra ùn tắc hay các vấn nạn giao thông. Điều này giống như việc trang bị cho các em sự đa dạng ứng biến với tình hình giao thông hàng ngày khi tự thân tham gia giao thông hay cùng tham gia giao thông với phụ huynh.

c. Tăng cường đổi mới hình thức tổ chức giáo d c an toàn giao thông kết h p với các hoạt đ ng ngoài giờ lên lớp:

Tổ chức các cu c thi cấp trường: Lãnh đạo trường chỉ đạo cho Ban an toàn giao thông của nhà trường lập kế hoạch tổ chức các cuộc thi theo kế hoạch của năm học tùy vào tình hình thực tế của đơn vị. Ví dụ tổ chức cuộc thi tìm hiểu về các biển báo tín hiệu giao thông; viết bài nhận định, đánh giá tác hại của việc tham gia giao thông chưa an toàn cũng như hậu quả gây ra đối với bản thân mình cũng như đối với người khác; thi vẽ tranh tuyên truyền cổ động và thuyết trình các sản phẩm mình đã tạo ra. Đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Bộ tổ chức.

Tổ chức các hoạt đ ng ngoài giờ lên lớp với các chủ đề liên quan đến giáo d c an toàn giao thông: Ví dụ: phát động các cuộc thi vẽ tranh, tổ chức Hội thi: “Học sinh trường, với văn hóa giao thông”. Kết quả cuộc thi sẽ được công khai và trao thưởng trong các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần.

Tổ chức thực hành kĩ năng an toàn giao thông qua các hoạt đông sinh hoạt ngoại khóa: Dưới sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu nhà trường, các sinh hoạt ngoại khóa đều có kết hợp với thực hành an toàn giao thông. Học sinh được thực hành các việc đi sang đường đúng vạch, đúng đèn, các biển báo giao thông, các tín hiệu giao thông hay ùn tắc giao thông…. Ở phương pháp này chú trọng việc lập kế hoạch sinh hoạt ngoại khóa lồng ghép, ban ATGT nhà trường sẽ lên kế hoạch lựa chọn địa điểm, tiền trạm khảo sát thực trạng giúp các em thực hành đạt hiệu quả và an toàn khi tham gia.

Tóm lại, biện pháp này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc trực tiếp hình thành kiến thức, rèn luyện ý thức cho học sinh. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp học sinh có thói quen và những kĩ năng cơ bản để tham gia giao thông an toàn trên thực tế.

3.2.3.3. iều kiện thực hiện biện pháp:

Lãnh đạo nhà trường quan tâm và chỉ đạo quyết liệt công tác này trong suốt năm học; tạo điều kiện về kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động giáo dục an toàn giao thông; đẩy mạnh công tác thi đua, có sơ tổng kết, rút kinh nghiệm biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)