Phân tích kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 86 - 124)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.3. Phân tích kết quả khảo nghiệm

Tổng hợp tất cả 160 phiếu khảo sát ý kiến như sau:

Bảng 3.2. ánh giá kết quả đánh giá sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Tính cần thiết Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tính khả thi Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 139 86,9 21 13,1 3,87 0,11 140 87,5 20 12,5 3,88 0,11 2 114 71,3 46 28,7 3,71 0,20 113 70,6 47 29,4 3,71 0,21 3 145 90,6 15 9,4 3,91 0,08 144 90,0 16 10,0 3,90 0,09 4 149 93,1 11 6,9 3,93 0,06 149 93,1 11 6,9 3,93 0,06 5 145 90,6 15 9,4 3,91 0,08 140 87,5 20 12,5 3,88 0,11 Ghi chú các biện pháp:

1. Nâng cao nhận thức giáo d c an toàn giao thông cho cán b quản lý, giáo viên, học sinh và ph huynh học sinh

2. Chú trọng việc lập kế hoạch giáo d c ATGT trong kế hoạch giáo d c tổng thể, kế hoạch hoạt đ ng t ch h p và toàn diện của nhà trường.

3. Tăng cường chỉ đạo giáo d c t ch h p ATGT qua các môn học ch nh khóa và ngoài giờ lên lớp.

4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác GD ATGT cho học sinh

5. Tăng cường ph i kết h p các lực lư ng trong và ngoài nhà trường trong GD và quản lý hoạt đ ng GD ATGT cho học sinh

Qua khảo sát cho thấy 100% cán bộ quản lí và giáo viên đều đồng ý cả 05 biện pháp là cần thiết đến rất cần thiết chiếm tỉ rất cáo, đồng thời tính khả thi mang lại cũng rất tích cực.

Biện pháp Nâng cao nhận thức giáo d c an toàn giao thông cho cán b quản lý, giáo viên, học sinh và ph huynh học sinhcó 86,9% là rất cần thiết và 87,5% là rất khả

thi. Chứng tỏ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức hiện nay là vô cùng quan trọng, vì nhận thức đúng sẽ dẫn đến các hành động, kế hoạch đúng.

Biện pháp Chú trọng việc lập kế hoạch giáo d c ATGT trong kế hoạch giáo d c tổng thể, kế hoạch hoạt đ ng t ch h p và toàn diện của nhà trường có 71,3% đồng ý kiến rất cần thiết, 70,6% đồng thuận tính khả thi rất cao. Cho thấy việc lập kế hoạch giáo dục ATGT trong kế hoạch tổng thể và toàn diện các trường hiện nay là việc cấp thiết, các trường cần lưu ý tiến hành đề xuất kế hoạch ATGT của năm và tháng xuyên suốt trong năm học.

Biện pháp Tăng cường chỉ đạo giáo d c t ch h p ATGT qua các môn học chính khóa và ngoài giờ lên lớp có 90,0% ý kiến rất cần thiết, 90,0% cho rằng rất khả thi. Điều này cho thấy Ban chỉ đạo công tác GD ATGT nên định hướng xây dựng những chuyên đề, các hoạt động trãi nghiệm giáo dục ATGT bằng những kiến thức từ chính thực trạng địa phương và tại trường học đang công tác.

Biện pháp Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo d c ATGT cho học sinh có 93,1% ý kiến rất cần thiết và 93,1% cho rằng rất khả thi. Tâm lý đánh giá khen thưởng vẫn có tác dụng thiết thực đối với mọi đối tượng. Chúng ta có thể hiểu áp lực quản lý mỗi trường học và áp lực của các em học sinh khi rất nhiều cuộc thi, bài kiểm tra phải hoàn thành, rất nhiều môn học phải hoàn tất. Nhưng kết quả khảo sát toàn trên 90%, điều này cho thấy công tác kiểm tra đánh giá là một phần không thể thiếu đối với nhà quản lí trường học hiện nay.

Biện pháp Tăng cường ph i kết h p các lực lư ng trong và ngoài nhà trường. Có 90,6% cho rằng rất cần thiết, 87,5% đồng ý rất khả thi. Cũng là giá trị tích cực cho sự phối hợp các lực lượng ATGT trong và ngoài nhà trường. Đây là một trong những giải pháp rất quan trọng trong công tác quản lí giáo dục ATGT hiện nay tại các trường phổ thông.

Khảo nghiệm sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả có cơ sở khẳng định: tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT ở các trường THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là tương quan thuận và chặt chẽ. Có nghĩa giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất là rất phù hợp.

Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp

1. Nâng cao nhận thức giáo d c an toàn giao thông cho cán b quản lý, giáo viên, học sinh và ph huynh học sinh

2. Chú trọng việc lập kế hoạch giáo d c ATGT trong kế hoạch giáo d c tổng thể, kế hoạch hoạt đ ng t ch h p và toàn diện của nhà trường.

3. Tăng cường chỉ đạo giáo d c t ch h p ATGT qua các môn học ch nh khóa và ngoài giờ lên lớp.

4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác GD ATGT cho học sinh

5. Tăng cường ph i kết h p các lực lư ng trong và ngoài nhà trường trong GD và quản lý hoạt đ ng GD ATGT cho học sinh

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp

0 20 40 60 80 100 120 140 160 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 139 114 145 149 145 21 46 15 11 15 0 0 0 0 0 s lƣợng Tính cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 140 113 144 149 140 20 47 16 11 20 0 0 0 0 0 Số lƣợng Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1. Nâng cao nhận thức giáo d c an toàn giao thông cho cán b quản lý, giáo viên, học sinh và ph huynh học sinh.

2. Chú trọng việc lập kế hoạch giáo d c ATGT trong kế hoạch giáo d c tổng thể, kế hoạch hoạt đ ng t ch h p và toàn diện của nhà trường.

3. Tăng cường chỉ đạo giáo d c t ch h p ATGT qua các môn học ch nh khóa và ngoài giờ lên lớp.

4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác GD ATGT cho học sinh. 5. Tăng cường ph i kết h p các lực lư ng trong và ngoài nhà trường trong GD và quản lý hoạt đ ng GD ATGT cho học sinh.

Biểu đồ 3.3. Mức đ tương quan giữa các giải pháp

1. Nâng cao nhận thức giáo d c an toàn giao thông cho cán b quản lý, giáo viên, học sinh và ph huynh học sinh

2. Chú trọng việc lập kế hoạch giáo d c ATGT trong kế hoạch giáo d c tổng thể, kế hoạch hoạt đ ng t ch h p và toàn diện của nhà trường.

3. Tăng cường chỉ đạo giáo d c t ch h p ATGT qua các môn học ch nh khóa và ngoài giờ lên lớp.

4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác GD ATGT cho học sinh

5. Tăng cường ph i kết h p các lực lư ng trong và ngoài nhà trường trong GD và quản lý hoạt đ ng GD ATGT cho học sinh

2,550 2,600 2,650 2,700 2,750 2,800 2,850 2,900 2,950 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Điểm Mức độ tƣơng quan Tính cần thiết Tính khả thi

Tiểu kết chƣơng 3

Việc đề xuất một số biện pháp quản lý được dựa trên những nguyên tắc nhất định, đó là đảm bảo tính mục đích, tính hệ thống, kế thừa, đảm bảo tính thực tiễn và khả thi. Mỗi biên pháp đều nêu rõ mục đích, nội dung và biên pháp thực hiện, các điều kiện để thực hiện thành công.

Các biện pháp quản lý GD ATGT trong nhà trường nhằm giúp các nhà trường khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc GD ATGT cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp, kết quả cho thấy, các biện pháp đều được đa số cán bộ, giáo viên, học sinh tán thành và tin tưởng vào sự thành công. Qua đó cũng khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp, thấy rõ mối liên hệ, tác động qua lại với nhau một cách chặt chẽ. Vì vậy việc thực hiện một cách đồng bộ cả 5 biện pháp sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục ý thức và kĩ năng cho học sinh khi tham gia giao thông.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.Kết luận

Có thể thấy giao thông là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hiện đại hiện nay. Cùng với tỉ lệ dân số cao dẫn đến giao thông đòi hỏi cần phải có trật tự. Chính vì vậy, giáo dục ATGT cho học sinh là việc cấp thiết trong cuộc sống văn hóa hiện tại. Tuy nhiên, điều kiện giao thông ở nước ta vẫn còn hạn hẹp, còn có những hạn chế nhất định, việc giáo dục ATGT đến các em học sinh cần có sự quản lý hiệu quả để các hoạt động diễn ra đồng bộ, phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, góp phần tạo nên những con người hiểu biết pháp luật một cách có hệ thống, những công dân sống và làm việc theo pháp luật.

Từ nhận thức đó, tác giả đã nghiên cứu các lý luận về quản lý GD ATGT, GD ATGT, phân tích và hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản như: khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục, mục đích GD ATGT, nội dung, hình thức giáo dục ATGT cho học sinh, và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý GD ATGT trong nhà trường. Tất cả những cơ sở lý luận đó giúp tác giả có nền tảng để nghiên cứu, đề xuất các biện pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng quản lí GD ATGT, từ đó đạt được mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả nhất.

Qua nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông, tác giả thấy công tác GD ATGT đã được các nhà trường quan tâm thực hiện trong những năm qua. Bước đầu công tác quản lý và giáo dục ATGT cũng đã đạt được những kết quả nhất định song hiệu quả giáo dục chưa cao, thể hiện ở việc vẫn còn học sinh vi phạm luật giao thông, vẫn còn hiện tượng ách tắc giao thông trước cổng trường, vẫn còn việc Ban chỉ đạo ATGT nhà trường thực hiện nhiệm vụ đôi lúc còn thờ ơ, chưa thực sự làm tốt công việc của mình… Những ưu, khuyết điểm cùng các nguyên nhân khách quan chủ quan chính là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lí GD ATGT trong các nhà trường.

Giáo dục ATGT là một phần của giáo dục toàn diện, công tác giáo dục ATGT là trách nhiệm của các giáo viên. Tất cả những nhà lãnh đạo, người CBQL đều phải có trách nhiệm và đặc biệt là những người cán bộ quản lí trong ngành giáo dục phải tìm ra những biện pháp quản lý hoạt động GD ATGT hữu hiệu nhất. Ở nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu khảo sát thực tiễn trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, và căn cứ vào đó bằng những lý luận khoa học đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT cho các em học sinh đạt hiệu quả cao, không những cho học sinh

mà cả giáo viên, không những cho riêng hoạt động GD ATGT mà còn là các mặt thi đua của các trường. Các biện pháp được đề xuất là: Nâng cao nhận thức giáo d c an toàn giao thông cho cán b quản lý, giáo viên, học sinh và ph huynh học sinh; Chú trọng việc lập kế hoạch giáo d c ATGT trong kế hoạch giáo d c tổng thể, kế hoạch hoạt đ ng t ch h p và toàn diện của nhà trường; Tăng cường chỉ đạo giáo d c t ch h p ATGT qua các môn học ch nh khóa và ngoài giờ lên lớp; Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác GD ATGT cho học sinh; Tăng cường ph i kết h p các lực lư ng trong và ngoài nhà trường trong GD và quản lý hoạt đ ng GD ATGT cho học sinh

Các biện pháp đã được khảo sát tính cần thiết và khả thi đều nhận được ý kiến đồng thuận cao trong công tác giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông tại các trường THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời hiện nay.

2.Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT cần phối hợp với ban ATGT quốc gia của Bộ Giao thông có kế hoạch phổ biến kiến thức giao thông từ cơ bản đến nâng cao liên ngành đến các bộ ban ngành và mở rộng phổ cập toàn dân bằng nhiều hình thức. Rút kinh nghiệm những thiếu sót và thực hiện mạnh tay, triệt để hơn trong tình hình hiện nay.

Bên cạn đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng và ban hành quy chế, hạn mức, chuẩn mực đo lường giáo dục tích hợp, ngoài giờ lên lớp về GD ATGT cho các cấp học cần cụ thể và hiệu quả hơn, chú trọng đến việc hình thành thói quan, kỹ năng, ý thức tham gia giao thông trong học sinh.

Bộ GD&ĐT cần có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức ATGT đến các giáo viên, CBQL nhà trường, đồng thời bổ sung thêm kinh phí phù hợp, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho hoạt động này đạt hiệu quả hơn.

2.2. Đối với Sở GD & ĐT Cà Mau

Phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan tổ chức nhiều hơn, đa dạng hơn các hoạt động phong trào thi đua trong cán bộ, giáo viên và học sinh về giáo dục an toàn giao thông trong toàn ngành giáo dục.

Sở GD&ĐT cần có đề xuất tài chính cho hoạt động GD ATGT trường học, tài chính cho các hoạt động bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ATGT cho cán bộ giáo viên.

Cần có thêm các chương trình hoạt động phổ biến kiến thức ATGT ngoài học đường, tăng cường các lớp tập huấn ATGT đến cán bộ quản lí, giáo viên các trường học.

2.3. Đối với cán bộ quản lý địa phương

soát và xử lý thường xuyên các trường hợp vi phạm ATGT.

Phối hợp và trao đổi thông tin thường xuyên với các nhà trường để có biện pháp giáo dục nhắc nhở học sinh vi phạm.

2.4. Đối với các đoàn thể, tổ chuyên môn ở các trường THPT

Ban ATGT cần khảo sát và lên kế hoạch năm học ATGT gần sát với thực tiễn nhất, xác định cụ thể các mục tiêu GD ATGT trong bản kế hoạch. Đảm bảo vai trò lãnh đạo, tinh thần GD ATGT cho học sinh đến các bộ phận, cá nhân có liên quan.

Bổ sung nội dung tuyên truyền-giáo dục ATGT cho CMHS trong các cuộc họp với CMHS.

Đề xuất hỗ trợ thêm tài chính, chuẩn bị tốt các điều kiện về CSVC cho hoạt động giáo dục và sinh hoạt ATGT trong và ngoài nhà trường. Bên cạnh đó phải lựa chọn đa dạng các hình thức tổ chức và các biện pháp thực hiện hoạt động giáo dục ATGT.

Phối hợp với Ban ATGT Công an huyện Trần Văn Thời tổ chức sinh hoạt trao đổi kỹ năng giảng, phổ biến các văn bản có liên quan về công tác chỉ đạo của các cấp về ATGT đến toàn bộ cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh.

Ban ATGT nhà trường xây dựng rõ tiêu chí đánh giá thi đua mọi hoạt động ATGT, tăng cường công tác động viên, kiểm tra, giám sát thường xuyên hoặc đột xuất, đồng thời khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể gương mẫu trong hoạt động động giáo dục ATGT tại cơ quan đơn vị đang công tác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bài Giao thông ở huyện Trần Văn Thời – còn đó nhiều nỗi lo-Báo Cà Mau số ra ngày 11 tháng 3 năm 2019

[2]. Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 16/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 86 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)