Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 40 - 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Các nhân tố khách quan

1.5.2.1. Môi trường: Các phương tiện giao thông đa dạng, hình thức tham gia giao thông cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục thực tế cho học sinh. Môi trường thực tiễn tác động tới nhận thức và hành vi của các. Nếu những gì các em nhìn nhận từ môi trường là phù hợp tiêu chuẩn của xã hội thì các em sẽ có điều kiện thực hành những điều các em đã được học trong nhà trường, từ đó góp phần hình thành ý thức và kĩ năng tham gia giao thông. Nếu không, những bài học từ nhà trường sẽ không đạt được hiệu quả giáo dục.

1.5.2.2. Giáo d c giao thông ngoài nhà trường: So với việc giảng dạy trong nhà trường với các giáo trình giáo dục an toàn giao thông trên lớp, các hình thức ngoại khóa an toàn giao thông, các môn dạy lồng ghép cho đến các hình thức giáo dục, hoạt động giáo dục xã hội an toàn giao thông…thì tình hình tuyên truyền giáo dục thực tiễn về giao thông đường bộ cũng có tác động đến nhận thức của các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả học sinh.

1.5.2.3. Cơ sở hạ tầng giao thông đường b : Việc quy hoạch tổ chức giao thông theo các tuyến, việc quy hoạch lòng đường hè phố văn minh, sạch đẹp... giúp cho học sinh dễ dàng vận dụng những bài học từ trường lớp, từ đó hình thành ý thức tham gia giao thông trong học sinh.

Tiểu kết chƣơng 1

Có thể thấy, hoạt động giáo dục an toàn giao thông là một bộ phận của giáo dục trong nhà trường, với tình hình phát triển nhanh chóng của đo thị hóa, sự phát triển nhanh về số lẫn chất của các phương tiện giao thông thì hoạt động giáo dục ATGT sẽ góp phần thiết thực trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh trong nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay

Trong chương 1, bản thân đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về giáo dục an toàn giao thông, quản lý giáo dục an toàn giao thông, phân tích và hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản như: khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục, mục đích giáo dục an toàn giao thông, nội dung, hình thức giáo dục an toàn giao thông cho học sinh và vai trò của chủ thể quản lý nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường. Lứa tuổi học sinh THPT đang phát triển mạnh về nhiều mặt. Vì vậy giáo dục ý thức an toàn giao thông ở lứa tuổi này là rất cần thiết để các em có những kiến thức, kĩ năng cơ bản trong việc thực hiện an toàn giao thông.

Hoạt động quản lý giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như: gia đình, nhà trường, xã hội, sự phối hợp giữa các lực lượng, điều kiện cơ sở vật chất, môi trường sống… Bởi vậy, người quản lý không chỉ nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý mà cần đề ra những biện pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông, từ đó đạt được mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả nhất.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO

THÔNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)