8. Cấu trúc luận văn
1.2.3. An toàn giao thông
Theo từ điển Tiếng Việt: “An toàn là đảm bảo t t, không gây thiệt hại dù lớn hay nhỏ về vật chất và t nh mạng của con người”. An toàn giao thông là khái niệm luôn gắn liền với hoạt động của con người trong lĩnh vực giao thông [15]. Theo tác giả Đỗ Đình Hoà (Học viện cảnh sát nhân dân) thì: “An toàn giao thông là sự việc đảm bảo không có những việc xảy ra ngoài ý mu n chủ quan của con người. Khi các đ i tư ng tham gia giao thông, đang hoạt đ ng trên địa bàn giao thông công c ng tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông, không có sự c gây thiệt hại về người và tài sản cho xã h i”. [7].
Đây là một khái niệm có tính chất khái quát cao và có ý nghĩa khoa học vì an toàn giao thông luôn gắn với hành vi của con người trong lĩnh vực giao thông song không nhất thiết phải có phương tiện giao thông (VD: Đi bộ trên vỉa hè). Quan niệm như vậy sẽ khái quát hơn so với việc coi an toàn giao thông là “bảo đảm an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông” như một số tác giả khác.
An toàn giao thông phải luôn gắn liền với mọi người không kể ở đâu, lúc nào khi tham gia giao thông. An toàn giao thông gồm:
An toàn giao thông đường bộ. An toàn giao thông đường sắt.
An toàn giao thông đường thuỷ (gồm nội thuỷ và hằng hải). An toàn giao thông hàng không.
Bên cạnh đó còn có những vấn đề an toàn giao thông hỗn hợp như đường sắt và đường bộ.
Như vậy, an toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông.