Các phương pháp, hình thức giáo dục an toàn giao thông trong trường

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Các phương pháp, hình thức giáo dục an toàn giao thông trong trường

THPT

1. Phối hợp với Công an địa phương phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm hiện thực hóa chủ trương xây dựng "Văn hóa giao thông".

2.Tổ chức giảng dạy thông qua hoạt động GDNGLL:

- Tổ chức hội thi tuyên truyền, vẽ tranh thể hiện những hiểu biết về ATGT. - Tổ chức sân chơi về ATGT nhằm thực hành kỹ năng ATGT đường bộ.

- Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và diễn những tiểu phẩm vui, hội thi rung chuông vàng.

- Hướng dẫn các nội dung về kỹ năng nhân diện và đối phó với các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông.

3. Dạy lồng ghép, tích hợp vào các môn học như môn Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý…

4. Tham gia cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai”, thi tìm hiểu về ATGT trên Internet do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

5. Tổ chức ký cam kết thực hiện ATGT giữa trường, học sinh, gia đình.

tuần.

7. Xây dựng Kế hoạch thi đua nói không với vi phạm an toàn giao thông giữa các đơn vị lớp.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong nhà trƣờng THPT

1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường THPT

Đề làm tốt nhiệm vụ, quyền hạn của người Hiệu trưởng cần phải thực hiện tốt vai trò chủ yếu của nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà sư phạm, nhà hoạt động chính trị - văn hóa – xã hội, nhà ngoại giao và quan trọng hơn là nhà tổ chức trong các hoạt động thực tiễn. Như vậy, luật giáo dục quy định và ban hành điều lệ nhà trường, điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng như sau [17]:

Tổ chức bộ máy nhà trường

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.

- Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn; công công tác, kiểm tra đánh giá viêc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên.

- Quản lý tổ chức giáo dục học sinh. - Quản lý hành chính, tài chính, tài sản.

- Thực hiện tốt chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

- Được học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ, hưởng các chế độ hiện hành.

Với những nhiệm vụ và quyền hạn to lớn nêu trên, người Hiệu trưởng phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu thực hiện tốt các vai trò sau đây:

- Hiệu trưởng là người quản lý, là người đại diện nhà trường về mặt hành chính, thực thi các hoạt động quản lý trường học dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật.

- Hiệu trưởng là người tổ chức trong các hoạt động thực tiễn, luôn tìm tòi, đổi mới hoạt động quản lý, đổi mới các hoạt động sư phạm của nhà trường.

- Hiệu trưởng là nhà sư phạm, nhà giáo dục có tâm hồn, thường xuyên chăm lo việc nâng cao năng lực sư phạm và bồi dưỡng tâm hồn nhà giáo cho đội ngũ, kèm theo đó là sự nhạy cảm là đối xử khéo léo và có khả năng cảm hóa con người.

- Hiệu trưởng là nhà hoạt động chính trị xã hội, còn là nhà văn hóa, là người đi đầu trong công tác xã hội hóa giáo dục, là người duy trì, phát huy và sáng tạo các định hướng của nhà trường.

- Hiệu trưởng còn là nhà ngoại giao. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, người Hiệu trưởng cần phải linh hoạt, vận dụng ch phù hợp với tình hình, nhất là nguồn kinh phí khi được cấp thì có hạn, nên Hiệu trưởng phải biết tận dụng các cơ hội để khai thác

nguồn kinh phí to lớn ngoài xã hội. Trong thực tiễn hiện nay Hiệu trưởng cần tranh thủ thời gian, sức lực cho công tác đối ngoại, tìm kiếm nhiều nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động của nhà trường.

1.4.2. Chức năng quản lý giáo dục an toàn giao thông trong trường THPT

Công tác quản lý nói chung có 4 chức năng cơ bản: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Trong thực tiễn, các nhà quản lý dù ở bất kì cấp độ nào cũng đều rất quan trọng vấn đề kích thích, động viên, tạo động lực. Do vậy, hoạt động quản lý của người Hiệu trưởng cần lưu ý 5 vấn đề cơ bản đó là: kích thích động viên tạo động lực, kế hoạch hóa, tổ chức hoạt động chỉ đạo, chỉ đạo hoạt động và kiểm tra đánh giá.

Lập kế hoạch là khâu đầu tiên và rất quan trọng của nhà quản lý, từ kế hoạch sẽ giúp cho việc định hình các nội dung công việc và thời gian cần thực hiện trong quá trình hoạt động.

Tổ chức thực hiện là cụ thể hóa các nội dung công việc của kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình thực hiện có thể sẽ phát sinh những vấn đề mới cần điều chỉnh, bổ sung, do đó nhà quản lý cần bám sát, theo dõi thường xuyên để có những định hướng phù hợp.

Chỉ đạo hoạt động là quán trình tác động của Hiệu trưởng tới mọi thành viên của nhà trường, nhằm biến những yêu cầu chung về công tác giáo dục an toàn giao thông của nhà trường thành nhu cầu hoạt động của từng người, trên cơ sở đó mọi người tích cực tự giác tham gia và đem hết khả năng của mình để hoàn thành tốt công tác này.

Do vậy, chức năng chỉ đạo về công tác giáo dục an toàn giao thông là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hieenjc ác mục tiêu giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường THPT hiện nay.

Kiểm tra công tác giáo dục an toàn giao thông là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng về công tác giáo dục an toàn giao thông. Khuyến khích những nhân tố tích cực, phát huy những sai lệch và đưa cấc quyết định điều chỉnh kịp thời nhằm giúp các bộ phận và các cá nhân đạt được các mục tiêu về công tác giáo dục an toàn giao thông đề ra.

Ngoài các chức năng cơ bản thì kích thích, động viên có vai trò vô cùng quan trọng đối với nhà quản lý hiện nay, nên Hiệu trưởng có thể linh hoạt và sử dụng một cách kịp thời sẽ tạo động lực vô cùng to lớn cho việc hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.

1.4.3. Nội dung quản lý giáo dục an toàn giao thông trong trường THPT

Hiệu trưởng là người được xã hội giao trọng trách và quyền hành nhất định, là người nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước, là người trực tiếp quản lý và điều hành một đội ngũ nhân lực, được cung cấp về tài lực, vật lực, thông tin… đó chính là những yếu tố mà người Hiệu trưởng cần lựa chọn và sử dụng trong

hoạt động quản lý của mình một cách có hiệu quả. Nội dung quản lý hoạt động chủ yếu của Hiệu trưởng bao gồm:

- Quản lí việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục ATGT trong kế hoạch giáo dục tổng thể, kế hoạch hoạt động tích hợp và toàn diện của nhà trường. Hiệu trưởng cần phổ biến và tác động trực tiếp đến từng GV về những vấn đề cơ bản nhất để giáo viên và các cán bộ phụ trách thực hiện. Ngoài ra, hiệu trưởng phải hướng dẫn GV quy trình xây dựng kế hoạch, giúp họ biết cách xác định mục tiêu đúng đắn và biết tìm ra các biện pháp để đạt các mục tiêu đã đề ra.

- Quản lí việc soạn bài giáo dục tích hợp ATGT qua các môn học chính khóa và chuẩn bị giờ lên lớp: Soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp là lao động sáng tạo của người GV nhằm tìm tòi, suy nghĩ, lựa chọn, quyết đinh mục tiêu, nội dung, phương tiện, phương pháp hình thức lên lớp... phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương.

- Quán lý các hoạt động ngoài giờ như: chào cờ, sinh hoạt chuyên đề ATGT, các hoạt động phới hợp với công an địa phương... Hiệu trưởng theo dõi tình hình, chất lượng các buổi sinh hoạt qua đó để nắm tình hình và có những chỉ đạo điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tiễn của nhà trường.

- Quản lí các hoạt động dã ngoại, các hoạt động thực tế trãi nghiệm, quan sát các loại hình giao thông.

- Quản lí việc GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và các buổi sinh hoạt của giáo viên cũng như học sinh. Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên các báo cáo tổng hợp của các bộ phận và tình hình thực tế tham gia giao thông của học sinh, qua đó rút ra kinh nghiệm trong công tác quản lí của hiệu trưởng cũng như để điều chỉnh kịp thời.

- Quản lý hệ thống thông tin và môi trường dạy học có thể trở thành sức mạnh của người quản lý, nếu Hiệu trưởng biết định hướng đúng và biết vận động thuyết phục mọi người xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh. Vì thế, hệ thống thông tin và môi trường dạy học vừa là điều kiện vừa là phương tiện cần thiết để thực hiện mục đích giáo dục an toàn giao thông.

Ngoài ra, quản lý các chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên về hoạt động giáo dục an toàn giao thông chỉ có thể đi vào thực tiễn nhà trường phù hợp với khả năng và điều kiện làm việc cụ thể của thầy và trò, với sự đồng thuận của cha mẹ học sinh trong môi trường xã hội địa phương cụ thể. Các quy định nội bộ chính là linh hồn của công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông nói riêng. Bộ máy tổ chức nhân lực dạy học đó là cơ cấu về bộ máy quản lý các bộ phận chuyên môn và nghiệp vụ của nhà trường, đó là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo

viên, học sinh, nhân viên phục vụ dạy học và các lực lượng khác tham gia giáo dục. Hiệu trưởng khi giao nhiệm vụ và quyền hạn cho từng người, từng bộ phận phải r ỏ ràng, hợp lý, không có sự chồng chéo, quyền hạn phải tương xứng với trách nhiệm. Việc giáo dục an toàn giao thông đòi hỏi học sinh phải tăng cường thực hành nhiều hơn, tự lực hoạt động khám phá nhiều hơn, không thể thực hiện giáo dục an toàn giao thông nếu không có đủ điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất và điều kiện dạy học. Vì vậy, nguồn tài lực, vật lực dạy học là phương tiện tất yếu để thực hiện giáo dục an toàn giao thông.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục an toàn giao thông

1.5.1. Các nhân tố chủ quan

1.5.1.1. Nhà quản lý

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng và hiệu quả giáo dục của trường mình. Việc đưa giáo dục an toàn giao thông vào trong trường học có thực hiện thành công hay không, đầu tiên phải phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của hiệu trưởng. Giáo dục an toàn giao thông ở trường không thể triển khai được nếu hiệu trưởng không nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh, vì việc đó còn thể hiện kỷ cương đổi với học sinh mà còn là bộ mặt văn hóa của nhà trường. Để có thể hướng dẫn người dưới quyền thực hiện, hiệu trưởng phải có trình độ tổ chức và năng lực triển khai ứng dụng những lý luận trong thực tiễn nhà trường, biết tổ chức học tập và tổng kết kinh nghiệm để nhân rộng. Ngoài ra, uy tín của hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

1.5.1.2. Giáo viên

Giáo viên là yếu tố quan trọng nhất cho chất lượng giảng dạy bởi vì giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, dẫn dắt người học tiếp cận các tri thức, kiến thức theo mục đích của chương trình giáo dục an toàn giao thông. Do đó giáo viên phải trang bị chuẩn về chuyên môn, kỹ năng cũng như những kinh nghiệm hiểu biết trong thực tiễn. Giàu kiến thức thực tiễn giúp giáo viên làm sinh động bài giảng, cũng như làm sinh động, phong phú các hình thức tổ chức hoạt động an toàn giao thông, ví dụ từ thực tiễn.

Cùng với đó, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả giáo dục. Biểu hiện cụ thể của năng lực này là thầy giáo biết giao việc cho học sinh, biết hướng dẫn các em làm việc, theo dõi và giúp đỡ kịp thời những em gặp khó khăn để em nào cũng làm việc có hiệu quả. Trong quá trình đó, thầy giáo còn cần gây được hứng thú trong mọi hoạt động giáo dục, kích thích sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo của các em trong tổ chức các hoạt động vui chơi gắn liền với các

hoạt động an toàn giao thông trong học sinh.

1.5.1.3. Học sinh

Dạy học cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục khác là quá trình tác động biện chứng giữa người dạy, người tổ chức các hoạt động và người học, người học là đối tượng tiếp nhận thông tin mà người dạy hướng đến, do đó, người học có tác động đến chất lượng hoạt động của người dạy. Do đó việc tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn giao thông phải phù hợp với điều kiện thực tế, phải thực hiện theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên đặc biệt phải tạo được sự hứng thú trong học sinh để các em tham gia nhiệt tình và có những suy nghỉ tích cực, hành động phù hợp khi tham gia giao thông.

1.5.1.4. Gia đình

Gia đình, người thân có ảnh hưởng rất lớn tới các em khi giáo dục ý thức tham gia giao thông cho học sinh. Việc gia đình chấp hành luật giao thông như thế nào, ý thức tuân thủ khi tham gia giao thông ra sao, đều có ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng và hình thành văn hóa giao thông cho học sinh.

1.5.2. Các nhân tố khách quan

1.5.2.1. Môi trường: Các phương tiện giao thông đa dạng, hình thức tham gia giao thông cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục thực tế cho học sinh. Môi trường thực tiễn tác động tới nhận thức và hành vi của các. Nếu những gì các em nhìn nhận từ môi trường là phù hợp tiêu chuẩn của xã hội thì các em sẽ có điều kiện thực hành những điều các em đã được học trong nhà trường, từ đó góp phần hình thành ý thức và kĩ năng tham gia giao thông. Nếu không, những bài học từ nhà trường sẽ không đạt được hiệu quả giáo dục.

1.5.2.2. Giáo d c giao thông ngoài nhà trường: So với việc giảng dạy trong nhà trường với các giáo trình giáo dục an toàn giao thông trên lớp, các hình thức ngoại khóa an toàn giao thông, các môn dạy lồng ghép cho đến các hình thức giáo dục, hoạt động giáo dục xã hội an toàn giao thông…thì tình hình tuyên truyền giáo dục thực tiễn về giao thông đường bộ cũng có tác động đến nhận thức của các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả học sinh.

1.5.2.3. Cơ sở hạ tầng giao thông đường b : Việc quy hoạch tổ chức giao thông theo các tuyến, việc quy hoạch lòng đường hè phố văn minh, sạch đẹp... giúp cho học sinh dễ dàng vận dụng những bài học từ trường lớp, từ đó hình thành ý thức tham gia giao thông trong học sinh.

Tiểu kết chƣơng 1

Có thể thấy, hoạt động giáo dục an toàn giao thông là một bộ phận của giáo dục trong nhà trường, với tình hình phát triển nhanh chóng của đo thị hóa, sự phát triển nhanh về số lẫn chất của các phương tiện giao thông thì hoạt động giáo dục ATGT sẽ

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)