Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông, giáo dục an toàn giao thông

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 64 - 69)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông, giáo dục an toàn giao thông

cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh

3.1.1.1 Mục đích

Làm cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh hiểu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh nhằm hình thành cho học sinh kĩ năng tham gia giao thông an toàn, góp phần xây dựng văn hóa giao thông trong xã hội.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

a. Đối với cán bộ quản lý ATGT

nước, các văn bản chỉ đạo của ngành về công tác quản lý giáo dục an toàn giao thông, có trách nhiệm tiếp nhận và phổ biến đến thành viên toàn ban an toàn giao thông nhà trường những chủ trương, kế hoạch chung, để từ đó tích cực tuyên truyền, chỉ đạo mọi người cùng tham gia tổ chức hoạt động này cho có hiệu quả.

Người cán bộ quản lý phải đưa việc tự bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục an toàn giao thông vào kế hoạch công tác, phải đặt ra yêu cầu mục đích cho từng nội dung chuyên đề nghiên cứu về thực hiện hiệu quả giáo dục an toàn giao thông và thực hiện nghiêm túc việc chỉ đạo công tác tuyên truyền. Thường xuyên rút kinh nghiệm để thực hiện công tác tuyên truyền được tốt hơn.

b. i với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên b môn

Hoạt động giáo dục an toàn giao thông đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian nghiên cứu và chuẩn bị, chứ không có sẵn như giáo án dạy các môn cơ bản. Mà tâm lý của giáo viên vốn chỉ chú ý tới dạy văn hoá, xem nhẹ việc lồng ghép tích hợp các hoạt động giáo dục an toàn giao thông, cho hoạt động này là phụ không cần đầu tư thời gian hoặc là chỉ giáo dục nói cho có. Như vậy, Hiệu trưởng phải làm cho giáo viên thấu suốt mọi quan điểm, quan tâm đầu tư thời gian, tâm sức cho các hoạt động giáo dục an toàn giao thông, coi đó là con đường nâng cao chất lượng tham gia giao thông an toàn cho học sinh và là trách nhiệm của mỗi giáo viên trước yêu cầu của xã hội, của ngành trong giao đoạn hiện nay.

Để tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông đối với giáo viên, hiệu trưởng cần phải:

+ Phổ biến công khai các văn bản mang tính chất pháp lý qui định về chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường tìm hiểu nội dung các văn bản đó.

+ Lên kế hoạch chỉ đạo, tổ chức các hội thảo chuyên đề về công tác giáo dục an toàn giao thông, nội dung hội thảo phải xác định được tầm quan trọng của giáo dục an toàn giao thông. Thường xuyên tổ chức cho giáo viên học tập nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Nhà nước, của Bộ GD và ĐT về giáo dục an toàn giao thông, tạo mọi điều kiện để giáo viên học tập và nâng cao hiểu biết về giáo dục an toàn giao thông.

+ Đưa công tác giáo dục an toàn giao thông vào nội dung sinh hoạt thường xuyên định kỳ hàng tháng của Chi bộ, Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể quần chúng như: Đoàn thanh niên, Công đoàn… Quán triệt mọi người xác định vai trò trách nhiệm của mình, qua đó, mỗi giáo viên sẽ có định hướng tích cực thực hiện tốt các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.

say mê hứng thú trong công việc và kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn, toàn tâm toàn ý trong nghề của mình cũng như công các mặt giáo dục học sinh trong đó có việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.

c. i với học sinh:

+ Tổ chức tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt dưới cờ: Ở mỗi tuần đều có tiết sinh hoạt dưới cờ để tổng kết tuần học toàn trường. Trong tất cả các buổi sinh hoạt có mặt hầu hết học sinh toàn trường, cán bộ phụ trách an toàn trường học cử đại diện kết hợp tuyên truyền an toàn giao thông trong khoảng 5-10 phút. Các hình thức tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh. Có thể Ban giám hiệu, hoặc bí thư Đoàn thanh niên lên trao đổi một nội dung giáo dục an toàn giao thông cụ thể; có thể tuyên truyền bằng hình thức trò chơi, đố vui có thưởng, ai nhanh-ai đúng… Kết hợp tuyên truyền bằng truyền thông trực tiếp trong mọi hoạt động có sự tham gia của học sinh là bước quan trọng không thể thiếu trong biện pháp tăng cường mở rộng các hình thức tuyên truyền.

+ Tuyên truyền qua hoạt đ ng Phát thanh học đường hàng tuần: Thông thường trong các nhà trường đều có Ban Phát thanh học đường do Đoàn thanh niên phụ trách. Trong những giờ ra chơi, các em học sinh trong Đội phát thanh sẽ được hướng dẫn để thực hiện các buổi phát thanh liên quan đến các hoạt động, phong trào của Đoàn, Hội. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cần chỉ đạo Đoàn Thanh niên định kì một tháng 2 lần xây dựng các nội dung phát thanh tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Cụ thể: phát thanh tuyên truyền các văn bản hướng dẫn mới về an toàn giao thông, những bài học cần ghi nhớ khi tham gia giao thông, những tình huống giao thông thông thường mà học sinh thường gặp, những câu chuyện về những gương tốt chấp hành luật giao thông… Những buổi phát thanh tuyên truyền đó sẽ tác động đến học sinh, góp phần giáo dục ý thức cho các em khi tham gia giao thông.

+ Tổ chức cho học sinh sáng tác pano, áp ph ch tranh cổ đ ng tuyên truyền với chủ đề về an toàn giao thông. Mục tiêu cuộc thi là tìm kiếm những hình ảnh tuyên truyền an toàn giao thông mang nội dung thiết thực, gần gũi, dễ nhớ nhất với các em, với nội dung chính là nhắc nhở về việc đảm bảo an toàn giao thông, văn hóa giao thông nơi công cộng, ứng xử của người tham gia giao thông; các ý tưởng nâng cao ý thức giao thông; khẩu hiệu cổ động ý thức về an toàn giao thông, trách nhiệm của học sinh đối với việc góp phần xây dựng an toàn giao thông…Tác phẩm đạt giải sẽ được trao thưởng và in khổ lớn để triển lãm trên hành lang lớp học và sân trường.

d. i với cha mẹ học sinh-ph huynh hóc sinh:

Hoạt động giáo dục an toàn giao thông những năm gần đây đã trở thành tiêu đề chính và được nhắc đến nhiều nhất trong hầu hết các sự kiện sinh hoạt cộng đồng.

Việc nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn giao thông trong và ngoài trường học không chỉ giúp bản thân học sinh, cha mẹ học sinh có ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, mà còn nâng cao trách nhiệm giáo dục con cái trong gia đình mình. Vì tai nạn giao thông thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng, có khi không chỉ mất người thân, thiệt hại tài sản mà đằng sau những vụ tai nạn giao thông còn kéo theo bao hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhiều gia đình và gánh nặng cho xã hội.

Vì vậy, đối với việc tuyên truyền cho cha mẹ học sinh, Hiệu trưởng cần quan tâm thực hiện những việc sau:

+ Tuyên truyền trực tiếp qua các hình ảnh pano, áp ph ch trước cổng trường:

Tuyên truyền bằng hình ảnh dễ tác động nhất đến người xem, mang tính hiệu quả cao. Những hình ảnh tuyên truyền an toàn giao thông trong và trước trường học giúp cha mẹ học sinh, học sinh và quần chúng quanh trường học ý thức được vấn nạn an toàn giao thông và tầm quan trọng của việc giáo dục cho học sinh. Hình ảnh tuyên truyền một cách hiệu quả giúp cho mỗi người xem hiểu và thực hành phòng tránh tai nạn giao thông cho bản thân mình và cho mọi người. Xét trong khuôn viên hay trước cổng trường học, vị trí pano luôn được chú trọng chiếm nhiều tầm nhìn, nội dung cần phải thu hút, sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu nhất với cả trẻ em lẫn người lớn. Ban an toàn giao thông nhà trường chỉ đạo trực tiếp phân công thành viên trong ban chịu trách nhiệm lựa chọn pano áp phích phù hợp với các vị trí được lựa chọn trong trường, nội dung và vị trí pano được thành viên toàn ban bình chọn. Thành viên ban chỉ đạo trực tiếp theo dõi, báo cáo hiệu quả của việc truyên truyền bằng hình ảnh với toàn ban để thực hiện các bước tiếp theo.

+ Tuyền truyền qua các buổi họp cha mẹ học sinh định kì trong năm học: Định kì trong năm học nhà trường có ít nhất 3 cuộc họp với cha mẹ học sinh. Hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội dung trao đổi trong các cuộc họp, trong đó có nội dung tuyên truyền về công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, tổ chức cho phụ huynh ký cam kết thực hiện các biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Giáo viên cần tuyên truyền cho cha mẹ học sinh hiểu rõ nội dung giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường, sự cần thiết phải giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sự phối kết hợp của Ccha mẹ học sinh trong việc giúp nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mình... Chính việc tuyên truyền trực tiếp này sẽ đem lại hiệu quả thiết thực trong việc kêu gọi sự chung tay của cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn gia thông cho con em mình.

+ Tuyên truyền qua việc mời cha mẹ học sinh-ph huynh học sinh tham dự các buổi tuyên truyền, tập huấn cho cán b giáo viên, học sinh: Trong những buổi tổ chức

tuyên truyền tập huấn cho cán bộ, giáo viên hoặc học sinh, Hiệu trưởng nên mời cha mẹ học sinh tham dự bởi khi tham gia cùng nhà trường và học sinh, chính bản thân cha mẹ học sinh sẽ được cảm nhận đầy đủ hơn về vai trò của hoạt động giáo dục an toàn giao thông, nắm được những nội dung quan trọng cũng như những cách thức mà nhà trường đang thực hiện. Từ đó, họ sẽ giúp nhà trường tuyên truyền tới các cha mẹ học sinh khác trong lớp một cách hiệu quả hơn. Đôi khi cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động còn có sự hỗ trợ tích cực về vật chất và các nguồn lực khác cho nhà trường.

+ Ph i h p với hệ th ng truyền thông của địa phương: Mỗi tuần định kì 1 buổi, nhà trường cùng cán bộ văn hóa thông tin phường xây dựng nội dung phát thanh chủ đề tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông, những câu chuyện giao thông,... Với phạm vi phát thanh rộng khắp toàn huyện, đặc biệt là khu vực trước cổng trường giờ tan học giúp cả học sinh và cha mẹ học sinh đều được nghe, theo phương châm “Mưa dầm thấm đất”, những nội dung hữu ích đó sẽ giúp cha mẹ học sinh có cách nhìn nhận đúng đắn trong việc góp phần hình thành ý thức tham gia giao thông an toàn cho con em mình.

Tóm lại, tăng cường tuyên truyền là hình thức giáo dục ý thức an toàn giao thông hiệu quả cao nhất. Tăng cường chú trọng vào tầm nhìn liên tục, lắng nghe thường xuyên và tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp về an toàn giao thông kéo dài xuyên suốt các năm học là hình thức giáo dục ý thức không những học sinh mà còn cả đến cha mẹ học sinh-phụ huynh học sinh hay ngay cả bản thân giáo viên. Đây là biện pháp đầu tiên không thể thiếu trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THPT trên địa bàn hyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Được Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở GD, quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ hoạt động. Được cấp trên hỗ trợ bổ sung kế hoạch tài chính cho các hoạt động tuyên truyền giáo dục an toàn gia thông các trường THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên có ý thức trách nhiệm cao; tích cực tham gia học tập nâng cao nghiệp vụ, trình độ.

Ban an toàn giao thông nhà trường phải có năng lực, năng khiếu, tâm huyết, được tập huấn nghiệp vụ công tác, có uy tín cao, có khả năng tập hợp đoàn kết và sáng tạo trong tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông. Làm tốt công tác triển khai kế hoạch tuyên truyền, thực hiện tốt phân công chỉ đạo tuyên truyền, công khai kinh phí tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với truyền thông an toàn giao thông của huyện Trần Văn Thời.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)