Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 39 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Các nhân tố chủ quan

1.5.1.1. Nhà quản lý

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng và hiệu quả giáo dục của trường mình. Việc đưa giáo dục an toàn giao thông vào trong trường học có thực hiện thành công hay không, đầu tiên phải phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của hiệu trưởng. Giáo dục an toàn giao thông ở trường không thể triển khai được nếu hiệu trưởng không nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh, vì việc đó còn thể hiện kỷ cương đổi với học sinh mà còn là bộ mặt văn hóa của nhà trường. Để có thể hướng dẫn người dưới quyền thực hiện, hiệu trưởng phải có trình độ tổ chức và năng lực triển khai ứng dụng những lý luận trong thực tiễn nhà trường, biết tổ chức học tập và tổng kết kinh nghiệm để nhân rộng. Ngoài ra, uy tín của hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

1.5.1.2. Giáo viên

Giáo viên là yếu tố quan trọng nhất cho chất lượng giảng dạy bởi vì giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, dẫn dắt người học tiếp cận các tri thức, kiến thức theo mục đích của chương trình giáo dục an toàn giao thông. Do đó giáo viên phải trang bị chuẩn về chuyên môn, kỹ năng cũng như những kinh nghiệm hiểu biết trong thực tiễn. Giàu kiến thức thực tiễn giúp giáo viên làm sinh động bài giảng, cũng như làm sinh động, phong phú các hình thức tổ chức hoạt động an toàn giao thông, ví dụ từ thực tiễn.

Cùng với đó, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả giáo dục. Biểu hiện cụ thể của năng lực này là thầy giáo biết giao việc cho học sinh, biết hướng dẫn các em làm việc, theo dõi và giúp đỡ kịp thời những em gặp khó khăn để em nào cũng làm việc có hiệu quả. Trong quá trình đó, thầy giáo còn cần gây được hứng thú trong mọi hoạt động giáo dục, kích thích sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo của các em trong tổ chức các hoạt động vui chơi gắn liền với các

hoạt động an toàn giao thông trong học sinh.

1.5.1.3. Học sinh

Dạy học cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục khác là quá trình tác động biện chứng giữa người dạy, người tổ chức các hoạt động và người học, người học là đối tượng tiếp nhận thông tin mà người dạy hướng đến, do đó, người học có tác động đến chất lượng hoạt động của người dạy. Do đó việc tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn giao thông phải phù hợp với điều kiện thực tế, phải thực hiện theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên đặc biệt phải tạo được sự hứng thú trong học sinh để các em tham gia nhiệt tình và có những suy nghỉ tích cực, hành động phù hợp khi tham gia giao thông.

1.5.1.4. Gia đình

Gia đình, người thân có ảnh hưởng rất lớn tới các em khi giáo dục ý thức tham gia giao thông cho học sinh. Việc gia đình chấp hành luật giao thông như thế nào, ý thức tuân thủ khi tham gia giao thông ra sao, đều có ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng và hình thành văn hóa giao thông cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)