Xử lý số liệu khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.5. Xử lý số liệu khảo sát

Đối với kết quả nội dung phát phiếu điều tra: Người nghiên cứu tổng hợp những nội dung được nhiều ý kiến trả lời quan tâm trong các cuộc trao đổi rút ra một số nhận xét thực trạng nhận thức về yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Xử lý số liệu bảng khảo sát bằng thống kê toán học với 4 cấp độ

Điểm trung bình Mức độ quan

trọng Mức độ thực hiện

Mức độ ảnh hưởng

Từ 1,00 → 1,75 Không quan trọng Không t t Không ảnh hưởng

Từ 1,76 → 2,50 Ít quan trọng Trung bình Ít ảnh hưởng

Từ 2,51 → 3,25 Quan trọng T t Khá ảnh hưởng

Từ 3,26 → 4,00 Rất quan trọng Rất t t Rất ảnh hưởng

Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi sử dụng Excel để xử lí và phân tích thống kê nhằm đánh giá về mặt định lượng và định tính, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.

Xử lý só liệu phỏng vấn: Phỏng vấn 05 cán bộ quản lý của địa phương, các cuộc phỏng vấn đều được xin phép và các thông tin phỏng vấn được chúng tôi ghi lại bằng văn bản, phân tích nội dung để phân loại ý, một số nội dung sẽ được trích dẫn nguyên văn trong những trường hợp cần thiết. Thông tin phỏng vấn sẽ được dùng vào việc đối chiếu, so sánh để làm rõ kết quả của quá trình nghiên cứu.

2.2. Khái quát cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ và tình hình chấp hành luật giao thông tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

2.2.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau Mau

Trần Văn Thời là một trong những huyện có diện tích khá rộng của tỉnh Cà Mau, theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 702,72 km², dân số là 197.679 người, mật

độ dân số đạt 281 người/km. Đây là một trong các huyện trọng yếu về kinh tế của tỉnh Cà Mau đặc biệt là lĩnh vực thủy hải sản, nên giao thông có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hành khách và hàng hóa ngày một tăng. Tính đến năm 2019 toàn huyện có khoảng 140km đường lộ nhựa đi về các trung tâm xã, thị trấn, còn lại là lộ bê tông nông thôn, nên việc đảm bảo đi lại cho nhân dân và vận chuyển hàng hóa thuận lợi, thông suốt vẫn là vấn đề đang được quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện Trần Văn Thời.

Mặc dù Trần Văn Thời đã đưa vào vận hành hệ thống xe buýt để phục vụ cho nhân dân nhưng mới chỉ vận hành được một tuyến chính là Sông Đốc-Cà Mau nên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Trong khi đó, phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh dẫn đến mật độ giao thông khá cao ở các trung tâm thị trấn cũng như các khu dân cư, nên tiềm ẩn tai nạn giao thông có nguy cơ tăng cao.

Để hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm của thị trấn cũng như khu dân cư, các điểm trường trên địa bàn, trong những năm qua huyện Trần Văn Thời đã xây dựng và mở các tuyến đượng rộng và thông thoáng hơn vào các thị trấn cũng như về các trung tâm xã. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa đáp ứng hết tiềm lực phát triển kinh tế của huyện và nhu cầu đi lại của người dân, bên cạnh đó, hiện tại nhiều tuyến đường mới đầu tư qua địa bàn đang trong giai đoạn hoàn thành và đưa vào sử dụng cũng là một trong những yếu tố gây ra những mối lo ngại về tính phức tạp của trật tự an toàn giao thông trên địa bàn như: tuyến bờ Nam Sông Đốc; Tuyến Tắc Thủ - Đá Bạc; Tuyến đê biển Tây. Đây là các tuyến đường mới nhưng lại tập trung nhiều lưu lượng người tham gia giao thông đông, theo kinh nghiệm của những ngành chuyên môn, đường càng thông thoáng thì nguy cơ xảy ra TNGT nghiêm trọng lại càng cao. Do đó, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ thì cần phải chú trọng về công tác tổ chức tuyên truyền ý thức chấp hành tham gia giao thông cho người dân là một trong những nhiệm vụ then chốt.

2.2.2. Tình hình chấp hành Luật giao thông đường bộ tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Trong tình hình hiện nay, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển mạnh, nhu cầu phát triển giao thông vận tải nói chung, giao thông đường bộ nói riêng cũng không ngừng tăng đã kéo theo sự tăng nhanh của các phương tiện tham gia giao thông, nhất là phương tiện giao thông cá và các loại hình giao thông, trong khi kết cấu hạ tầng còn chậm phát triển, chưa phù hợp với sự gia tăng dân số và các loại phương tiện tham gia giao giao thông. Sự bất cập giữa yếu tố hạ tầng giao thông và phương tiện tham gia giao thông cộng với yếu tố ý thức người tham gia giao thông hiện nay ở nước ta còn hạn chế đang là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất trật tự an toàn giao

thông hiện nay, nhất là tình trạng vi phạm các quy định của Luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông, ý thức chấp hành Luật giao thông của người dân khi tham gia còn kém: chạy quá tốc độ, đi sai làn đường, vượt sai quy định; không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, sử dụng rượu, bia, thiếu chú ý quan sát…

Xác định công tác tuần tra xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đặc biệt quan trọng, có tác dụng giáo dục, răn đe, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, Ban ATGT huyện Trần Văn Thời đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan huy động tối đa lực lượng, phương tiện, trang thiết bị nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả xử lý vi phạm. Công an huyện Trần Văn Thời thành lập nhiều tổ công tác liên ngành thực hiện các đợt cao điểm tập trung bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, trật tự công cộng trên địa bàn huyện Trần Văn Thời nói chung và các khu vực đông dân cư, các trường học trên địa bàn… Chỉ tính riêng 6 tháng đàu năm 2020 tổ tuần tra kiểm soát Công an huyện Trần Văn Thời đã phát hiện và lập biên bản 2855 trường hợp vi phạm cả xe ô tô và xe máy, trong đó có nhiều trường hợp vi phạm là học sinh ở các điểm trường THPT trên địa bàn huyện. Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh Cà Mau, năm 2019, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời xảy ra 10 vụ TNGT thì đều là tai nạn đường bộ, làm 3 người chết, 10 người bị thương, trong đó tăng 3 vụ so với năm 2018. Tỷ lệ TNGT đường bộ xảy ra trên các tuyến đường giao thông nông thôn là 13/68 vụ chiếm 21,3%. Điều này cho thấy nguy cơ xảy ra TNGT tại các tuyến đường giao thông nông thôn vẫn còn khá cao, mà trong đó nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ý thức chưa tốt của một bộ phận của người dân nông thôn và học sinh khi tham gia giao thông. Theo nhận định chung, tình hình TTATGT trên địa bàn huyện trong năm 2019 và các năm tiếp theo dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Nguyên nhân là do lưu lượng phương tiện của người dân hiện nay trên địa bàn huyện Trần Văn Thời lượng phương tiện người dân đăng ký rất cao, chỉ tính riêng tháng trước Tết Nguyên đán số phương tiện đăng ký đã lên đến hơn 800. Phương tiện phát triển rất nhanh sẽ kéo theo tình hình trật tự an toàn giao thông diễn biến phức tạp. Để giữ gìn trật tự an toàn giao thông năm 2019 và các năm tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu cho Ban ATGT huyện, Ban Chỉ huy Công an huyện huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ xuống tận địa bàn các xã, thị trấn để cùng tuần tra kiểm soát ở địa bàn nông thôn, đồng thời tuyên truyền cho người dân để người dân ý thức được những hiểm hoạ, nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông để từ đó kéo giảm các tiêu chí về tai nạn giao thông. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, không chỉ có sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp mà giải pháp căn cơ vẫn là tạo sự chuyển biến của trong ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông của đại bộ phận người tham gia giao thông. Trong đó, khâu

tuyên truyền giáo dục vẫn là then chốt nhằm từng bước làm dừng, làm giảm tai nạn giao thông trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

2.3. Khái quát các trƣờng THPT đƣợc lựa chọn khảo sát

2.3.1. Giới thiệu chung các trường THPT tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Mau.

Theo thống kê của Sở GD & ĐT, khối THPT toàn huyện Trần Văn Thời hiện có 05 trường. Tổng số lượng học sinh năm học là 4218 em. Số lượng học sinh giữa các trường vẫn chưa đạt mức đồng đều, có sự chênh lệch giữa trường này với trường khác. Sự phân bổ số lượng học sinh không đồng đều cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến ATGT, đặc biệt đối với các khu vực trên địa bàn thi trấn Trần Văn Thời với số lượng học sinh khá đông (02 trường với 2181 em) nên việc tham gia giao thông của các em vào giờ cao điểm khá đông nên ảnh hưởng rất lớn đến việc an toàn của các em.

2.3.2. Giới thiệu 05 trường được lựa chọn khảo sát

Để đánh giá hoạt động quản lý giáo dục an toàn giao thông các trường THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, bản thân đã tổng hợp các số liệu cụ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu:

Bảng 2.2. Tổng h p s liệu cán b ph trách giao thông, s lớp, s học sinh và s lư ng giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

STT TÊN TRƢỜNG SỐ LƢỢNG CB ATGT SỐ LỚP SỐ HS GV 1 Trần Văn Thời 03 29 1179 62 2 Huỳnh Phi Hùng 03 22 802 49 3 Sông Đốc 03 23 1002 51 4 Khánh Hưng 03 10 350 24 5 Võ Thị Hồng 03 21 885 45 Tổng cộng 15 105 4218 231

Trong các trường trên, trường THPT Trần Văn Thời là trường đạt Chuẩn quốc gia. Nhìn chung 5 trường được khảo sát đều có nề nếp hoạt động tốt, đầy đủ bộ máy quản lý. Đội ngũ cán bộ giáo viên đều đạt trình độ chuẩn trở lên. Phần lớn giáo viên sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong dạy học, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Chất lượng học sinh cũng ngày một nâng cao. Tỉ lệ Tốt nghiệp THPT hàng năm đề đạt trên 98%.

2.3.3. Đặc điểm giao thông quanh 05 trường khảo sát

Vị tr trường THPT Trần Văn Thời

Trường THPT Trần Văn Thời nằm cách trung tâm của Thị trấn Huyện khoảng 500m, có duy nhất một tuyến lộ giao thông rộng khoảng 3m vào trường, lại đi ngang qua bệnh viện đa khoa Huyện, nên vào giờ cao điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm.

Vị tr trường THPT Huỳnh Phi Hùng

Nằm ngay trung tâm của Thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, lại nằm gần khu quy hoạch dân cư của Huyện, nằm gần các cơ quan ban ngành, đoàn thể của huyện Trần Văn Thời nên lưu ượng người tham gia giao thông khá đông vào giờ cao điểm buổi sang, trưa, chiều tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra khá nghiêm trọng

tại đây.

Vị tr trường THPT Sông c

Trường THPT Sông Đốc nằm ngay trung tâm Thị trấn Sông Đốc của huyện Trần Văn Thời. Đây là khu vực tập trung dân cư đông đúc và có mật độ dân cư cao nhất của huyện Trần Văn Thời. Tuyến đường vào trường rộng khoảng 2,5m trước khi thông ra tuyến lộ huyết mạch của Thị trấn Sông Đốc (rộng khoảng 6m). Vào giờ cao điểm khi học sinh rẻ vào trường hoặc ra về thì tuyến lộ rộng khoảng 2,5m này lại quá tải so với số lượng học sinh cũng như sự lưu thông của bà con ngay khu vực này.

Vị tr trường THPT Khánh Hưng

Trường THPT Khánh Hưng nằm cách trung tâm xã Khánh Hư ng của huyện Trần Văn Thời khoảng 700m, đây là đơn vị trường học nằm gần chợ nông sản của xã,

bách hóa của xã. Tuy nhiên tuyến lộ ra vào trường rộng chỉ 1,5m nên ùn tắc gia thông vào giờ cao điểm xảy ra thường xuyên.

Vị tr trường THPT Võ Thị Hồng

Trường THPT Võ Thị Hồng nằm cách trung tâm xã, chợ nông sản, khu dân cư của xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời khoảng 900m. Tuy nhiên tuyến đường vào trường chỉ có 2 hướng chính, lại gần với bến xe của xã Khánh Bình Tây, gần với trường Phổ thông dân tộc nội trú Danh Thị Tươi và đây là tuyến đường huyết mạch duy nhất để giao thương với các khu vực xã khác nên mật độ giao thông khá dày đặc vào giờ cao điểm.

2.4. Thực trạng giáo dục an toàn giao thông ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí - giáo viên chủ nhiệm và học sinh về giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường sinh về giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức cán b quản lí - giáo viên chủ nhiệm và học sinh về sự cần thiết của việc giáo d c an toàn giao thông

Đối tƣợng khảo sát Cần thiết Không cần thiết

Có cũng đƣợc không cũng đƣợc SL % SL % SL % Cán bộ quản lí - Giáo viên chủ nhiệm 110 100 0 0 0 Học sinh 45 90,0 5 10,0 0 0

- Kết quả qua khảo sát cho thấy 100% giáo viên đều cho rằng việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường học là thực sự cần thiết, vì qua đó sẽ góp phần hình thành ý thức tham gia giao thông cũng như văn hóa trong tham gia giao thông của

các em.

- Đối với học sinh, kết quả qua khảo sát cho thấy có 90,0% các em học sinh đồng tình về sự cần thiết của việc giáo dục an toàn giao thông hiện nay, nhưng vẫn còn 10,0% các em học sinh không đồng tình việc giáo dục an toàn giao thông trong trường học, chứng tỏ ý thức của các trong tham gia giao thông cũng như văn hóa giao thông còn chưa cao.

Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy mặc dù vẫn còn một số ít ý kiến trái chiều nhưng đánh giá chung nhận thức về mức độ cần thiết của giáo dục an toàn giao thông trong trường học là rất cần thiết trong tình hình thực tế hiện nay.

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của việc giáo d c an toàn giao thông cho học sinh

- Cán b quản lý-Giáo viên chủ nhiệm

Nội dung

Cán bộ quản lí-Giáo viên chủ nhiệm

Giá trị trung bình Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % SL % Mở rộng kiến thức và nâng cao hiểu biết an toàn giao thông cho học sinh

101 91,8 9 8,2 0 0 0 0

3,92

Phát triển nhân cách toàn

diện cho học sinh 102 92,7 8 7,3 0 0 0 0

3,93 Giáo dục tư tưởng đạo đức

cho học sinh 105 95,4 5 4,6 0 0 0 0

3,95 Làm cho học sinh có trách

nhiệm với xã hội 100 90,9 10 9,1 0 0 0 0

3,91 Gắn giáo dục ngoại khóa với

thực tiễn xã hội 106 96,4 4 3,6 0 0 0 0

3,97 Nâng cao ý thức an toàn giao

thông 102 92,7 8 7,3 0 0 0 0

3,93

Qua kết quả khảo sát có thể thấy nhận thức của đại đa số cán bộ quản lí và giáo viên chủ nhiệm đều đánh giá rất cao về ý nghĩa của việc giáo dục an toàn gia thông

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)