Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 81 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong

giáo dục và quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THPT:

3.2.5.1. M c đ ch:

Nhà trường tổ chức phối hợp với phụ huynh học sinh-cha mẹ học sinh, với lực lượng an toàn giao thông trong và ngoài trường học, cụ thể là các tổ chức Đoàn, Hội, Công đoàn nhà trường cùng với tổ dân phố, dân quân tự vệ, lực lượng dân phòng, công an xã, thị trấn trên địa bàn trường học trong việc thực hiện an toàn giao thông trong và trước cổng trường. Nhà trường chính là trung tâm, tâm điểm phối hợp an toàn giao thông giúp cho hoạt động quản lý giáo dục an toàn giao thông đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao ý thức an toàn giao thông của giáo viên, phụ huynh học sinh và các bộ

phận liên quan khác.

3.2.5.2.N i dung và cách thức thực hiện:

Trong các năm học, Sở GD&ĐT đã hướng dẫn các trường tổ chức thực hiện việc tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục an toàn giao thông, các chủ trương và văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Tỉnh Cà Mau, của Ngành Giáo dục về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong tất cả các trường học, các cơ sở giáo dục, các lực lượng xã hội và các bậc phụ huynh học sinh. Điều đó cho thấy vai trò của gia đình, chính quyền và các cơ quan chức năng của địa phương có vị trí hết sức quan trọng đối với việc tuyên truyền, giáo dục, theo dõi kiểm tra uốn nắn giúp đỡ học sinh tự giác chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông. Các lực lượng trong nhà trường như: Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên, tổ chuyên môn. Các lực lượng ngoài nhà trường như: phụ huynh học sinh-cha mẹ học sinh, UBND xã, Thị trấn, tổ dân phố, lực lượng dân phòng. Lãnh đạo trường phải phối kết hợp được hoạt động giữa các lực lượng này, từ đó tạo nên sức mạnh tổng thể, đồng bộ trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục an toàn giao thông. Cụ thể cần quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau:

a. Th ng nhất quan điểm hình thức ph i h p với lực lư ng an toàn giao thông xã, thị trấn:

Bước đầu tiên quan trọng trong kế hoạch giáo dục an toàn giao thông năm học được Ban chỉ đạo an toàn giao thông nhà trường lập đầu năm là việc ký kết Kế hoạch phối hợp các vấn đề an toàn giao thông, an toàn trường học giữa nhà trường và Ban an toàn giao thông, an ninh - trật tự của trường với công an địa phương nơi trường cư trú. Trong đó giữa đơn vị trường học, công an xã, thị trấn và UBND xã thống nhất các quan điểm đảm bảo trật tự an toàn an ninh và an toàn giao thông cho học sinh trên mọi khía cạnh. Các quan điểm được xây dựng mỗi đầu năm học dựa theo tiêu chí giáo dục, tiêu chí an toàn giao thông, tiêu chí an toàn năm học theo đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước. Theo đó, trách nhiệm cụ thể sẽ được thống nhất quy định cho từng bộ phận để các hoạt động được diễn ra đồng bộ đem lại hiệu quả cao.

Một số hình thức phối hợp hoạt động giáo dục an toàn giao thông cần được thống nhất, đó là:

+ Phối hợp với công an xã, thị trấn tổ chức triển lãm di động hình ảnh các vụ tai nạn giao thông tại các trường để học sinh, phụ huynh học sinh năm, theo dõi.

+ Tổ chức các buổi nói chuyện truyền thông và hướng dẫn thực hành một số kĩ năng tham gia giao thông an toàn mà khách mời là công an xã, thị trấn.

+ Phối hợp với UBND xã, thị trấn thường xuyên nhắc nhở phụ huynh học sinh qua hệ thống loa đài phát thanh tại cổng trường không được đứng, tụ tập tại cổng

trường và dưới lòng đường khi đưa đón con em đến trường. Đồng thời không giao phương tiện cho con em mình tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

+ Phối hợp với lực lượng thanh niên tình nguyện, công an khu vực, lực lượng dân phòng tại địa phương để xây dựng phương án giải quyết dứt điểm hiện tượng ùn tắc tại cổng trường. Ví dụ: cử người hướng dẫn, phân luồng giao thông đầu đường vào trường học, đầu chợ vào đầu và cuối giờ học; nhắc nhở phụ huynh học sinh việc chấp hành an toàn giao thông tại khu vực trước cổng trưởng; hỗ trợ giải quyết những ách tắc có thể xảy ra vào đầu và cuối giờ học…

+ Phối hợp với công an xã, thị trấn giải quyết dứt điểm, kiên quyết đối với các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè tại khu vực trước cổng trường hoặc các tuyến đường vào trường học. Kiến nghị công an xã, thị trấn, tổ dân phố cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những hộ cố tình vi phạm. Giải quyết được việc này sẽ góp phần quan trọng giúp hè thông, đường thoáng, đảm bảo an toàn cho học sinh tham gia giao thông cũng như hạn chế những ách tắc có thể xảy ra.

b. Ph i h p chặt chẽ với ph huynh học sinh và ngư c lại:

Nhà trường và phụ huynh học sinh-cha mẹ học sinh đều có ký kết thỏa thuận an toàn giao thông hàng năm. Qua khảo sát tình hình thực tế, một số phụ huynh học sinh có ý kiến là bị ép buộc để ký, hay một số là chưa hiểu cụ thể nhưng vẫn ký rồi tìm hiểu sau. Qua đó cho thấy sự liên kết-phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh vẫn còn rời rạc. Giải pháp giải quyết vấn đề này là làm rõ các yêu cầu ký kết thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh học sinh đến các phụ huynh học sinh bằng các cách như: đầu năm học, ngay cuộc họp phụ huynh học sinh đầu tiên (thông thường vào đầu trung tuần tháng 9), Ban an toàn giao thông chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm triển khai nội dung này đến phụ huynh học sinh cũng như trao đổi về mục đích yêu cầu của công tác này để phụ huynh học sinh hiểu rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác phối hợp giáo dục an toàn giao thông cho con em mình; cung cấp cho cha mẹ học sinh một số hiểu biết liên quan đến giáo dục để thuyết phục họ nhận thức đúng về vai trò và tạo điều kiện cho học sinh tham gia giao thông đúng theo quy định của pháp luật. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nhắc lại điều đó ở lần họp phụ huynh học sinh lớp mình lần sau và yêu cầu sự phối hợp thường xuyên của phụ huynh học sinh với nhà trường trong vấn đề giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Nhà trường có thể chọn hình thức nhân rộng bằng cách kết hợp với Ban phụ huynh trường tổ chức toạ đàm về vấn đề giáo dục an toàn giao thông trong buổi họp đại diện phụ huynh học sinh các lớp vào đầu năm học. Qua đó các trưởng ban phụ huynh các lớp sẽ trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến để giải quyết được việc ùn tắc giao thông ở cổng trường hoặc sẽ phải làm như

thế nào để cùng các thầy cô giáo làm tốt công tác giáo dục an toàn giao thông.

Đặc biệt các vấn đề quy định đối với phụ huynh học sinh cần được nhà trường làm rõ trong các cuộc họp. Theo đó, phụ huynh học sinh cần:

. Nghiêm túc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Khi tham gia giao thông trên phố, phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, không được làm gương xấu cho con.

. Không dừng đỗ xe quá lâu trước khu vực cổng trường gây ách tắc giao thông. . Đối với các ngõ vào trường quá hẹp, yêu cầu phụ huynh học sinh không đi ô tô vào trong, sẽ gây ùn tắc giao thông.

. Không giao phương tiện như xe máy cho con em mình tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có giấy phép láy xe theo quy định của pháp luật.

c. i Cờ đỏ với vai trò nhắc nhở các bạn tham gia giao thông đúng cách:

Vào đầu năm học, Đoàn Thanh niên thành lập đội Cờ đỏ và những hoạt động của đội do Bí thư Đoàn trường đề xuất. Đội Cờ đỏ hỗ trợ Đoàn Thanh niên trong nhiều công việc về nhắc nhở thực hiện nội quy nói chung và an toàn giao thông nói riêng đối với các bạn học sinh. Theo đó, vào đầu và cuối giờ học, đội Cờ đỏ sẽ trực phía bên trong cổng trường, có nhiệm vụ nhắc nhở các bạn học sinh ra vào khu vực cổng trường thực hiện đúng nội quy của nhà trường, quy định của Ban chỉ đạo an toàn giao thông như khi đi ở khu vực cổng trường, không túm năm tụm ba, không cười đùa, chạy nhảy nghịch ngợm, không nẹt pô xe, phải đội mũ bảo hiểm khi chạy xe, không được chở quá số người theo quy định… Đối với các bạn cố tình không thực hiện hoặc vi phạm nhiều lần, đội Cờ đỏ sẽ ghi tên bạn đó để báo cáo Đoàn Thanh niên và giáo viên chủ nhiệm phối hợp nhắc nhở.

d. Thành viên Ban chấp hành các Chi đoàn cũng là lực lư ng hỗ tr đắc lực: Đây là lực lượng khá đông về số lượng, có thể nắm tình hình nội quy nề nếp nói chung và vấn đề an toàn giao thông nói riêng. Các em có thể ghi nhận quá trình ác bạn tham gia giao thông từ nhà đến trường và từ trường về nhà có thật sự nghiêm túc hay không, đồng thời ghi nhận báo cáo các bạn chưa thực hiện tốt như phóng nhanh, không đội mũ, chở quá số lượng người theo quy định…báo cáo về Ban an toàn giao thông để kịp thời phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, gia đình cùng giáo dục.

Tóm lại trọng tâm của biện pháp này là nhà trường thống nhất quan điểm, phương thức phối hợp với đơn vị phường, kêu gọi phối hợp tuyệt đối với phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục khác để thực hiện an toàn giao thông trước cổng trường cũng như ngoài khuôn viên trường. Nhà trường luôn là tâm điểm phối hợp thực hiện an toàn giao thông cho học sinh, tạo nên nề nếp thực hiện giao thông, góp phần hình thành ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh.

3.2.5.3. iều kiện thực hiện biện pháp

Lực lượng cán bộ an toàn giao thông xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ thường xuyên suốt.

Các thành viên của ban chỉ đạo an toàn giao thông, Đoàn Thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, ban chấp hành các chi đoàn luôn là lực lượng hỗ trợ đắc lực.

Phụ huynh học sinh có ý thức cầu thị, có sự phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện việc giáo dục an toàn giao thông cho con em mình.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)