8. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Chức năng quản lý giáo dục an toàn giao thông trong trường THPT
Công tác quản lý nói chung có 4 chức năng cơ bản: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Trong thực tiễn, các nhà quản lý dù ở bất kì cấp độ nào cũng đều rất quan trọng vấn đề kích thích, động viên, tạo động lực. Do vậy, hoạt động quản lý của người Hiệu trưởng cần lưu ý 5 vấn đề cơ bản đó là: kích thích động viên tạo động lực, kế hoạch hóa, tổ chức hoạt động chỉ đạo, chỉ đạo hoạt động và kiểm tra đánh giá.
Lập kế hoạch là khâu đầu tiên và rất quan trọng của nhà quản lý, từ kế hoạch sẽ giúp cho việc định hình các nội dung công việc và thời gian cần thực hiện trong quá trình hoạt động.
Tổ chức thực hiện là cụ thể hóa các nội dung công việc của kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình thực hiện có thể sẽ phát sinh những vấn đề mới cần điều chỉnh, bổ sung, do đó nhà quản lý cần bám sát, theo dõi thường xuyên để có những định hướng phù hợp.
Chỉ đạo hoạt động là quán trình tác động của Hiệu trưởng tới mọi thành viên của nhà trường, nhằm biến những yêu cầu chung về công tác giáo dục an toàn giao thông của nhà trường thành nhu cầu hoạt động của từng người, trên cơ sở đó mọi người tích cực tự giác tham gia và đem hết khả năng của mình để hoàn thành tốt công tác này.
Do vậy, chức năng chỉ đạo về công tác giáo dục an toàn giao thông là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hieenjc ác mục tiêu giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường THPT hiện nay.
Kiểm tra công tác giáo dục an toàn giao thông là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng về công tác giáo dục an toàn giao thông. Khuyến khích những nhân tố tích cực, phát huy những sai lệch và đưa cấc quyết định điều chỉnh kịp thời nhằm giúp các bộ phận và các cá nhân đạt được các mục tiêu về công tác giáo dục an toàn giao thông đề ra.
Ngoài các chức năng cơ bản thì kích thích, động viên có vai trò vô cùng quan trọng đối với nhà quản lý hiện nay, nên Hiệu trưởng có thể linh hoạt và sử dụng một cách kịp thời sẽ tạo động lực vô cùng to lớn cho việc hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.